Hạn Chế Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo


TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Chương 4 được tôi trình bày về dữ liệu nghiên cứu cũng như nguồn số liệu mà tôi thu thập để tiến hành nghiên cứu trong luận văn này. Đồng thời tôi cũng đưa ra mô hình nghiên cứu dựa vào các đề nghị của các nghiên cứu trước đây về thu nhập lãi cận biên. Các biến yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên được tôi đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm các đặc điểm của ngân hàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến đại diện cho đặc trưng của ngành ngân hàng. Sau đó tôi thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu dựa vào phương pháp ước lượng GMM và phân tích các kết quả đạt được.


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN


5.1. Thảo luận kết quả


Với mục tiêu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần và đánh giá mức độ tác động, luận văn sử dụng dữ liệu của 27 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam, dữ liệu vĩ mô của Việt Nam và dữ liệu thể hiện đặc điểm ngành ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bằng cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu tương tự với mô hình nghiên cứu của Bektas (2014), Were và Wambua (2014), Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015), Islam và Nishiyama (2016); tôi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng được chia thành 3 nhóm chính: (1) nhóm yếu tố thể hiện đặc điểm của ngân hàng, (2) nhóm yếu tố thể hiện đặc điểm kinh tế vĩ mô và (3) nhóm yếu tố thể hiện đặc trưng của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Sau đó, tôi sử dụng phương pháp ước lượng GMM để hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, và tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng các yếu tố mà tôi phân tích đều có các tác động đáng kể đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Cụ thể, với các yếu tố thể hiện đặc điểm của ngân hàng, tôi tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng các yếu tố như: thu nhập lãi cận biên k trước, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tài sản thanh khoản nắm giữ, vốn chủ sở hữu, chỉ số Lerner, chi phí hoạt động, hiệu quả quản lý, chính sách dự trữ của ngân hàng nhà nước, quy mô ngân hàng càng lớn và dư nợ cho vay càng thấp thì sẽ làm gia tăng thu nhập lãi cận biên k hiện tại.

Ngoài ra, các yếu tố thể hiện kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập lãi cận biên. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, lạm phát, lãi suất càng cao sẽ giúp các ngân hàng cải thiện được thu nhập lãi cận biên. Đồng thời, đặc trưng

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam - 11


của ngành ngân hàng: được thể hiện qua mức độ tập trung của ngành ngân hàng cũng có tác động ngược chiều đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Nói cách khác, khi hệ thống ngân hàng của Việt Nam tập trung chủ yếu vào 3 ngân hàng quốc doanh có tổng tài sản lớn nhất thì sẽ làm giảm thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng còn lại trong mẫu nghiên cứu.


5.2. Gợi ý chính sách/giải pháp


Từ các kết quả như trình bày trong phần 5.1, tôi cũng đề xuất một số khuyến nghị dành cho các nhà quản trị của các ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam, cũng như các nhà hoạch định chính sách trong việc kiểm soát thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.

Đối với các nhà quản trị ngân hàng:


- Các nhà quản trị có thể cân nhắc đến việc nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn bao gồm Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; Tiền gửi tại NHNN; Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác; Chứng khoán kinh doanh; Chứng khoán đầu tư để cải thiện thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, bởi vì khi tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi các ngân hàng gia tăng, thì các ngân hàng sẽ không bị áp lực khi huy động vốn bên ngoài để duy trì các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN, và do đó có thể mức chi phí huy động thấp hơn so với các ngân hàng có tài sản thanh khoản kém cũng như bị áp lực phải huy động các nguồn vốn khác từ bên ngoài.

- Các nhà quản trị cũng có thể xem xét đến việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua các phương pháp khác nhau, để có thể khuếch đại thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, do khi ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì sẽ không bị áp lực khi huy động vốn bên ngoài để duy trì các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN, và do đó có thể chỉ tốn kém mức chi phí huy động thấp hơn so với các ngân hàng khác.


- Chi phí hoạt động càng cao là điều mà các nhà quản trị ngân hàng thường không mong muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp của luận văn này thì tôi khuyến nghị các nhà quản trị nên gia tăng chi phí hoạt động thông qua chi phí lương và thưởng dành cho nhân viên của ngân hàng gắn liền với việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, nhằm mục đích có thể cải thiện thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Do việc tăng thưởng và lương gắn liền với việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, sẽ tạo cho đội ngũ nhân viên có động lực và cải thiện năng suất làm việc, và kết quả là sự gia tăng trong thu nhập lãi cận biên, do khi đó đội ngũ nhân viên có thể vận dụng mọi nguồn lực sẵn có cố gắng làm việc để có thể thực hiện chỉ tiêu kinh doanh được giao nhằm đạt được mức lương thưởng cao hơn.

- Hơn thế nữa, việc nâng cao hiệu quả quản lý cũng là một việc làm cần thiết đối với các ngân hàng đang có nhu cầu muốn cải thiện thu nhập lãi cận biên của mình. Để làm được điều này, các nhà quản trị có thể nắm giữ Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác, Chứng khoán kinh doanh, Cho vay khách hàng và Chứng khoán đầu tư càng nhiều do các khoản mục này lại là các khoản mục có khả năng mang đến thu nhập cho ngân hàng nhiều nhất, trong đó cho vay khách hàng giúp ngân hàng đạt được phần thu nhập nhiều nhất và do đó sẽ cải thiện thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.

- Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể cải thiện thu nhập lãi cận biên bằng cách mở rộng quy mô thông qua việc mở rộng địa bàn hoạt động, thành lập thêm các chi nhánh, phòng giao dịch… Do các ngân hàng có quy mô lớn đang tận dụng tốt lợi thế quy mô kinh tế, để có thể thực hiện việc huy động các khoản tiền gửi khách hàng với chi phí thấp và cho vay các dự án lớn để có thể gia tăng thu nhập lãi. Kết quả là thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng gia tăng.

- Tuy nhiên, các nhà quản trị cũng cần nghiên cứu lại và phân tích xem mức độ gia tăng ở các đặc điểm của ngành ngân hàng bao nhiêu là đủ để việc gia tăng không gây ra sự tốn kém cũng như rủi ro cho ngân hàng. Chẳng hạn như gia tăng quy mô sẽ


đi kèm với các chi phí phát sinh, do đó nếu như các chi phí phát sinh này lấn át các lợi ích có được từ việc mở rộng quy mô, thì không những không giúp ngân hàng cải thiện thu nhập lãi cận biên mà còn làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng và tạo nên các rủi ro tiềm tàng cho ngân hàng.

Đối với các nhà hoạch định chính sách:


Mục tiêu của các ngân hàng là tăng thu nhập lãi cận biên nhằm tối đa hóa lợi nhuận, trong khi đó Chính phủ giả định rằng luôn ưu tiên lợi ích xã hội, sẽ muốn kiểm soát thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng để giảm thiểu chi phí luân chuyển vốn trong hệ thống trung gian tài chính, nhằm mang lại nhiều lợi ích kinh tế chung hơn. Vì vậy gợi ý chính sách ở đây là dành cho Chính phủ để có thể kiểm soát thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, một số gợi ý đối với các nhà hoạch định chính sách:

- Theo như kết quả nghiên cứu,hệ thống ngân hàng của Việt Nam tập trung chủ

yếu vào 3 ngân hàng quốc doanh có tổng tài sản lớn nhất thì sẽ làm giảm thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng còn lại. Do đó để hướng tới thị trường tự do, cần giảm thiểu các đặc quyền của ngân hàng quốc doanh thúc đẩy cạnh tranh công bằng, đồng thời sẽ buộc các ngân hàng gia tăng hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí hoạt động nhờ đó làm giảm thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng qua đó đem lại lợi ích chung cho các khách hàng.

- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát,lãi

suất với thu nhập lãi cận biên. Trong khi đó mục tiêu của Chính phủ hiện nay đó là đảm bảo ổn định được mặt bằng lãi suất cơ bản và cố gắng phấn đấu giảm được mặt bằng lãi suất trung và dài hạn. Do vậy các nhà hoạch định chính sách cần phải đưa ra các chính sách để kiềm chế lạm phát để có thể giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, đồng thời giảm mặt bằng lãi suất cho vay.


5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo


Luận văn mặc dù đã tìm được các bằng chứng thực nghiệm đối với các ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, tuy nhiên luận văn vẫn mắc phải một số hạn chế. Cụ thể như:

- Đầu tiên, trong luận văn này tôi chỉ sử dụng số liệu của 27 Ngân hàng TMCP đang hoạt động tại Việt Nam. Và với số lượng ngân hàng này vẫn chưa thật sự có thể

đại diện cho toàn bộ tổng thể các ngân hàng tại Việt Nam. Do đó, hạn chế về mẫu nghiên cứu là hạn chế đầu tiên của luận văn.

- Thứ hai, trong giai đoạn xem xét kéo dài từ 2006 đến 2016, Việt Nam cũng như

các quốc gia khác trên thế giới đều bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, do vậy các ngân hàng của Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng tiềm tàng bởi cuộc khủng hoảng này.

- Thứ ba, luận văn sử dụng các biến được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây

và chủ yếu là từ nghiên cứu của Bektas (2014), mặc dù còn có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.

Từ các hạn chế đã nêu, tôi cũng đưa ra một số hướng nghiên cứu tiếp cho đối với đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Các nghiên cứu sau này có thể cố gắng phân tích số liệu của tất cả các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời có thể phân tách ra thành hai nhóm các Ngân hàng TMCP và các ngân hàng khác để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng có khác biệt ở loại hình ngân hàng hay không. Ngoài ra, các nghiên cứu sau này cũng có thể cân nhắc đến việc tách mẫu nghiên cứu thành hai giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoặc đưa thêm biến giả đại diện cho khủng hoảng tài chính toàn cầu để loại bỏ ảnh hưởng tiềm tàng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến các biến trong mô hình nghiên cứu.


TÓM TẮT CHƯƠNG 5


Chương 5 là chương cuối cùng của luận văn, trong chương này tôi thảo luận lại các kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được và từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách để nâng cao thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Đồng thời tôi cũng đưa ra một số mặt còn hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo cho các đề tài sau này.


TÓM TẮT


Đề tài này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (Nim) của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn từ 2006 đến 2016. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và đưa ra giải pháp, kiến nghị để nâng cao thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Luận văn sử dụng dữ liệu của 27 ngân hàng TMCP đang hoạt động tại Việt Nam, dữ liệu vĩ mô của Việt Nam và dữ liệu thể hiện đặc điểm ngành ngân hàng của Việt Nam giai đoạn 2006 -2016 để nghiên cứu.

Sau khi đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP Việt Nam, tham khảo và tổng hợp các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, luận văn đã lựa chọn mô hình nghiên cứu dựa chủ yếu vào mô hình nghiên cứu của Bektas (2014) và một số nghiên cứu khác của Were và Wambua (2014), Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015), Islam và Nishiyama (2016). Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng GMM để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của 27 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016.

Kết quả nghiên cứu dựa trên mẫu được sử dụng trong luận văn này chỉ ra rằng, chỉ có mức độ tập trung ngành và dư nợ cho vay có tác động ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016, các biến còn lại như rủi to tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn, chỉ số Lerner, hiệu quả chỉ phí, hiệu quả quản lý, chính sách dự trữ của NHNN, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất có tác động ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra các kiến nghị đối với các nhà quản trị của các ngân hàng TMCP đang hoạt động tại Việt Nam, cũng như các nhà hoạch định chính sách trong việc kiểm soát thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022