Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Lãi Cận Biên Của Các Ngân Hàng


loại hình sở hữu của ngân hàng. Bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM trong giai đoạn 2008 – 2012, và áp dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để hồi quy các hệ số trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của các tác giả cho thấy rằng dư nợ cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.

Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015) cung cấp cái nhìn về các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012 với tổng số quan sát là 175. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy OLS, các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng chi phí hoạt động, chất lượng quản trị, e ngại rủi ro, và lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên, trong khi sự tập trung của ngành ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên.


Nguy n Thị Mỹ Linh và Nguy n Thị Ngọc Hương (2015) nghiên cứu thu nhập lãi cận biên của 27 Ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy dạng bảng. Các tác giả tìm thấy bằng chứng rằng các ngân hàng càng có quy mô càng lớn, dư nợ cho vay càng lớn, rủi ro tín dụng càng cao, vốn chủ sở hữu càng cao và lãi suất của Việt Nam càng lớn thì sẽ cải thiện thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Ngược lại, hiệu quả quản lý và tăng trưởng kinh tế lại làm giảm thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.


Nguy n Thị Ngọc Trang và Nguy n Hữu Tuấn (2015) đã sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của 37 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013 để nghiên cứu các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên bằng cách hồi quy mô hình ảnh hưởng cố định. Các tác giả tìm thấy chỉ số Lerner, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, dư nợ cho vay và lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên.


Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam càng tăng càng làm giảm thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng này.


Nguy n Phúc Cảnh và Lê Tiến Hữu (2015) sử dụng số liệu được cung cấp bởi WorldBank về tình hình hoạt động của các ngân hàng khu vực ASEAN (bao gồm 7 quốc gia là Campuchia, Indonesia, Lào,Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam) trong giai đoạn 1999 – 2011 để nghiên cứu thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Bằng việc sử dụng phương pháp ước lượng OLS, các tác giả tìm thấy rằng các ngân hàng có rủi ro cao hơn sẽ có thu nhập lãi cận biên cao hơn so với các ngân hàng có rủi ro thấp. Ngoài ra, các tác giả cũng cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế và mức độ tập trung của ngành ngân hàng, dường như không có tác động đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng được trình bày trong bảng 2.1.


Bảng 2.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước



Bài nghiên cứu

Mẫu nghiên

cứu

Biến độc lập

Kết quả nghiên cứu


Angbazo (1997)


Các ngân hàng Mỹ từ 1989 – 1993

- Rủi ro tín dụng

- Rủi ro lãi suất

- Chỉ số Lerner

- Chi phí hoạt động

- Chất lượng quản trị

- Rủi ro tín dụng (+)

- Rủi ro lãi suất (+)

- Chỉ số Lerner (-)

- Chi phí hoạt động (-)

- Chất lượng quản trị (+)

Saunders và Schumacher (2000)

Các ngân hàng ở Mỹ và 6 quốc gia Châu Âu từ

1988 – 1995

- Quy định ngành ngân hàng

- Cấu trúc thị trường

- Phần bù rủi ro

- Quy định ngành ngân hàng (-)

- Cấu trúc thị trường (+)

- Phần bù rủi ro (+)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam - 5




Brock và Suarez (2000)

Các ngân hàng ở Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Mexico, Peru và Uruguay trong suốt thập

niên 1990


- Chi phí hoạt động

- Nợ xấu

- Dự trữ tại NHNN

- Lạm phát

- Biến động lãi suất

- Tăng trưởng kinh tế

- Chi phí hoạt động (+)

- Nợ xấu (?)

- Dự trữ tại NHNN (+)

- Lạm phát (+)

- Biến động lãi suất (không có ý nghĩa)

- Tăng trưởng kinh tế

(không có ý nghĩa)


Maudos và Guevara (2004)


Các ngân hàng ở nước Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 1993 –

2000

- Chi phí hoạt động

- Cấu trúc thị trường

- E ngại rủi ro

- Rủi ro lãi suất

- Rủi ro tín dụng

- Lãi suất tiềm ẩn

- Dự trữ tại NHNN

- Chất lượng quản trị

- Hiệu quả chi phí

- Quy mô

- Chi phí hoạt động (+)

- Cấu trúc thị trường (+)

- E ngại rủi ro (+)

- Rủi ro lãi suất (+)

- Rủi ro tín dụng (+)

- Lãi suất tiềm ẩn (+)

- Dự trữ tại NHNN (+)

- Chất lượng quản trị (+)

- Hiệu quả chi phí (-)

- Quy mô (-)


Aboagye và các cộng sự (2008)


17 Ngân hàng ở Ghana trong giai đoạn 2001

– 2006

- Chi phí nhân viên

- Lạm phát

- Mức độ tập trung

- Chi phí điều hành

- Quy mô

- E ngại rủi ro

- Hiệu quả quản trị

- Dự trữ tại NHNN

- Lãi suất cho vay

- Chi phí nhân viên (+)

- Lạm phát (+)

- Mức độ tập trung (+)

- Chi phí điều hành (+)

- Quy mô (+)

- E ngại rủi ro (+)

- Hiệu quả quản trị (-)

- Dự trữ tại NHNN (-)

- Lãi suất cho vay (-)




Maudos và Sólis (2009)

43 ngân hàng thương mại ở Mexico từ năm 1993 – 2005

- Chi phí hoạt động

- Chỉ số Lerner

- Rủi ro lãi suất

- Chất lượng quản trị

- Lãi suất tiềm ẩn

- Chi phí hoạt động (+)

- Chỉ số Lerner (+)

- Rủi ro lãi suất (+)

- Chất lượng quản trị (+)

- Lãi suất tiềm ẩn (+)


Ben Khediri và Ben - Khedhiri (2011)


Các ngân hàng ở Tunisia

- Chi phí hoạt động

- Dự trữ tại NHNN

- Lãi suất tiềm ẩn

- Vốn chủ sở hữu

- Chất lượng quản trị

- Chi phí hoạt động (+)

- Dự trữ tại NHNN (+)

- Lãi suất tiềm ẩn (+)

- Vốn chủ sở hữu (+)

- Chất lượng quản trị (-)


Sharma và Grounder (2011)


Các ngân hàng ở Fiji trong giai đoạn 2000 –

2010


- Chi phí hoạt động

- Rủi ro tín dụng

- Chất lượng quản trị

- Rủi ro thanh khoản

- Vốn chủ sở hữu

- Dự trữ tại NHNN

- Chi phí hoạt động (+)

- Rủi ro tín dụng (+)

- Chất lượng quản trị (-)

- Rủi ro thanh khoản (-)

- Vốn chủ sở hữu (không có ý nghĩa)

- Dự trữ tại NHNN (không

có ý nghĩa


Bektas (2014)


24 ngân hàng thương mại

trong giai đoạn 2003 – 2009

- Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

- Vốn chủ sở hữu

- Chỉ số Lerner

- Chi phí hoạt động

- Dư nợ cho vay

- Lãi suất

- Rủi ro lãi suất

- Dự trữ tại NHNN

- Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (+)

- Vốn chủ sở hữu (+)

- Chỉ số Lerner (+)

- Chi phí hoạt động (+)

- Dư nợ cho vay (+)

- Lãi suất (+)

- Rủi ro lãi suất (-)

- Dự trữ tại NHNN (-)





- Lạm phát

- Tài sản thanh khoản

- Tài sản sinh lời

- Lạm phát (-)

- Tài sản thanh khoản (không có ý nghĩa)

- Tài sản sinh lời (không

có ý nghĩa)

Phạm Hoàng Ân và Nguy n Thị Ngọc Hương (2013)

30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 –

2012

- Dư nợ cho vay

- Chi phí hoạt động

- Rủi ro tín dụng

- Rủi ro thanh khoản

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

- Dư nợ cho vay (+)

- Chi phí hoạt động (+)

- Rủi ro tín dụng (+)

- Rủi ro thanh khoản (+)

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (+)


Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015)


Các NHTM

Việt Nam trong giai đoạn 2008

– 2012

- Chi phí hoạt động

- Chất lượng quản trị

- E ngại rủi ro

- Lạm phát

- Sự tập trung của ngành ngân hàng

- Chi phí hoạt động (+)

- Chất lượng quản trị (+)

- E ngại rủi ro (+)

- Lạm phát (+)

- Sự tập trung của ngành ngân hàng (-)


Nguy n Thị Mỹ Linh và Nguy n Thị Ngọc Hương (2015)


27 NHTMCP

Việt Nam giai đoạn 2008 –

2013

- Quy mô

- Dư nợ cho vay

- Rủi ro tín dụng

- Vốn chủ sở hữu

- Lãi suất

- Hiệu quả quản lý

- Tăng trưởng kinh tế

- Quy mô (+)

- Dư nợ cho vay (+)

- Rủi ro tín dụng (+)

- Vốn chủ sở hữu (+)

- Lãi suất (+)

- Hiệu quả quản lý (-)

- Tăng trưởng kinh tế (-)

Nguy n Thị Ngọc Trang và Nguy n Hữu Tuấn (2015)

37 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong

giai đoạn 2008

- Chỉ số Lerner

- Chi phí hoạt động

- Rủi ro tín dụng

- Dư nợ cho vay

- Chỉ số Lerner (+)

- Chi phí hoạt động (+)

- Rủi ro tín dụng (+)

- Dư nợ cho vay (+)




– 2013

- Lạm phát

- Tốc độ tăng trưởng

- Lạm phát (+)

- Tốc độ tăng trưởng (-)


Nguy n Phúc Cảnh và Lê Tiến Hữu (2015)

Các ngân hàng khu vực ASEAN trong giai đoạn 1999

– 2011

- Rủi ro

- Tăng trưởng kinh tế

- Mức độ tập trung ngân hàng

- Rủi ro (+)

- Tăng trưởng kinh tế (không có ý nghĩa)

- Mức độ tập trung ngân

hàng (không có ý nghĩa)


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 2 trình bày sơ lược về khái niệm ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, và các cách đo lường hiệu quả hoạt động về mặt lý thuyết cũng như theo các bằng chứng thực nghiệm. Ngoài ra, chương 2 cũng nêu lên tổng quan về thu nhập lãi cận biên, và mô hình lý thuyết xác định được thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng chủ yếu dựa vào mô hình của Ho và Saunders (1981). Từ đó, tôi thực hiện việc tổng quan các nghiên cứu trước đây về thu nhập lãi cận biên ở các nước trên thế giới và cũng đề cập một vài nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam.


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG

TMCP VIỆT NAM


3.1. Thực trạng về thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam


Trước khi tiến hành ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016, thì việc khái quát thực trạng về thu nhập lãi thuần của các ngân hàng TMCP Việt Nam là điều cần thiết. Do đó, tôi trình bày tình hình thu nhập lãi thuần của các ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2006 – 2016 trong hình 3.1; trong đó thu nhập lãi thuần được tính bởi chênh lệch giữa thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự và chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự. Dựa vào hình 3.1 có thể thấy rằngthu nhập lãi thuầncủa các ngân hàng TMCP Việt Nam nhìn chung có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này. Cụ thể từ năm 2006, mức thu nhập lãi thuần của các ngân hàng chỉ đạt 15.138 tỷ VNĐ, và tăng hơn 79.238 tỷ VNĐ đến năm 2011 với tốc độ tăng lên đến hơn 500%. Điều này cho thấy rằng, trong bối cảnh các ngân hàng được thành lập trong thời gian gần đây cũng làm gia tăng mức thu nhập lãi thuầncủa các ngân hàng cũng như giai đoạn 2007 – 2008 và 2011 – 2012 là giai đoạn lãi suất của Việt Nam có sự gia tăng đáng kể. Kết quả là khuếch đại thu nhập lãi thuầncủa các ngân hàng trong giai đoạn này. Tuy rằng sau đó, thu nhập lãi thuầncó sự sụt giảm vào năm 2013 và tăng chậm vào năm 2014, nhưng vẫn tiếp tục tăng trong năm 2015, 2016. Với tình hình thu nhập lãi thuầndi n biến từ năm 2006 – 2016, có thể thấy rằng nhìn chung thì các ngân hàng TMCP tại Việt Nam vẫn đang còn tập trung vào các hoạt động kinh doanh truyền thống bao gồm hoạt động cho vay và hoạt động huy động.



140,000

122,816

120,000


100,000

94,376

80,000


60,000


40,000

20,000

15,138

-

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016


Hình 3.1. Tình hình thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu


ĐVT: Tỷ VNĐ

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Excel dựa trên số liệu thu thập được Tuy nhiên, để có thể đánh giá liệu thật sự các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

trong giai đoạn này có hoạt động kinh doanh truyền thống hiệu quả hay không, thì cần xem xét đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng được tính toán bởi tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản của các ngân hàng.


Hình 3.2 thể hiện tỷ lệ thu nhập lãi cận biên bình quân của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016, dựa vào hình này có thể thấy rằng, ngược với xu hướng tăng liên tục của thu nhập lãi thuần, thu nhập lãi cận biên của các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022