Thống Kê Mô Tả Các Biến Quan Sát Của Từng Yếu Tố


Các thông tin về cá nhân người được khảo sát là cơ sở cho các phân tích kiểm định T-test một mẫu và phân tích sâu ANOVA trong chương kế tiếp.

Như vậy, với số lượng mẫu thu thập hợp lệ trong khảo sát này là 183 phiếu là phù hợp với điều kiện số lượng mẫu tối thiểu. Do đó, mẫu thu thập trên đảm bảo tin cậy đại diện cho tổng thể đám đông.

Trước khi đi sâu vào quá trình xử lý số liệu, các mô tả về nhân thân của người trả lời cũng cần được trình bày và thống kê tóm tắt.

Về giới tính, người trả lời là nữ chiếm 82.5% (151 phiếu), còn lại là nam chiếm 17.5% (32 phiếu).

Về tuổi tác, các người trả lời trong độ tuổi dưới 26 chiếm gần một nửa với tỷ lệ tương ứng đến 49.1% (86 phiếu). Kế tiếp là các người trả lời từ 26 đến 31 tuổi chiếm 19.4% (34 phiếu). Còn lại trên 31 tuổi chiếm 36% (63 phiếu).

Về trình độ chuyên môn, có đến 53.7% (94 phiếu) người trả lời có trình độ phổ thông trung học, 8.6% (15 phiếu) có trình độ trung cấp/trung học chuyên nghiệp, 18.3% (32 phiếu) có trình độ cao đẳng và có 24% (42 phiếu) có trình độ đại học.

Về thâm niên làm việc tại EAV, đại đa số người trả lời (122 phiếu, 69.7%) mới làm việc cho EAV dưới 2 năm, từ 2 – 4 năm có 42 phiếu (chiếm 24%) và 10.9% (19 phiếu) làm việc trên 4 năm.

Về chức danh trong công ty, nhân viên tác nghiệp chiếm 58.9% (103 phiếu). Tổ trưởng, kiểm soát viên chiếm 41.1% (72 phiếu). Trưởng/phó phòng chiếm 4.6% (8 phiếu).

Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát được tóm tắt qua bảng sau:


Bảng 5-1: Thông tin mô tả mẫu khảo sát


Đặc tính cá nhân (n = 183)

Tần số

%

% tích lũy

Giới tính




Nữ

151

82.5%

82.5%

Nam

32

17.5%

100.0%

Độ tui




< 26

86

49.1%

49.1%

26 - 31

34

19.4%

68.6%

> 31

63

36.0%

104.6%

Trình độ học vấn




PTTH

94

53.7%

53.7%

Trung cấp

15

8.6%

62.3%

Cao đẳng

32

18.3%

80.6%

Đại học

42

24.0%

104.6%

Thâm niên làm việc tại công ty




< 2 năm

122

69.7%

69.7%

2 - 4 năm

42

24.0%

93.7%

> 4 năm

19

10.9%

104.6%

Chức danh hiện tại




Nhân viên tác nghiệp

103

58.9%

58.9%

Quản lý chuyền/ Giám sát viên

72

41.1%

100.0%

Trưởng/ phó phòng

8

4.6%

104.6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên Công ty Esquel Việt Nam - 8

5.1.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả

5.1.2.1 Thống kê mô tả các yếu tố thành phần


Kết quả phân tích cho thấy nhân viên Esquel đánh giá các yếu tố chủ yếu ở mức trung bình, trong đó, yếu tố “Bản chất công việc” có trị trung bình cao nhất (3,5451). Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa trị trung bình của các yếu tố. Điều này chứng tỏ nhân viên đánh giá tầm quan trọng của


các yếu tố tương đối giống nhau do làm cùng một môi trường làm việc (Xem Phụ lục 17.1).

5.1.2.2 Thống kê mô tả các biến quan sát của từng yếu tố


Tất cả các biến quan sát đều được đánh giá ở mức trung bình trên 3trong thang đo Likert 5 điểm.

Đối với yếu tố “Bản chất công việc”, biến quan sát cv1 “Công việc phù hợp với năng lực của tôi” đạt mức cao nhất trong nhóm và cũng cao nhất trong thang đo (3.5847). Điều này cho thấy nhân viên đã được tuyển dụng và phân chia công việc hợp lý.

Đối với “Lương & phúc lợi”, mặc dù thừa nhận “Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực của tôi” (lg1 – ở mức 3,4809) nhưng theo nhiều buổi phỏng vấn thôi việc cho thấy, nhân viên thuộc nhóm “quản lý chuyền/ giám sát viên” ở khu vực văn phòng chính (front office) không mấy hài lòng với mức lương của họ vì quá chênh lệch so với trách nhiệm và bổn phận mà họ phải đảm nhiệm so với nhóm “Nhân viên”.

Còn đối với “Ghi nhận & khen thưởng”, các biến quan sát đều thể hiện mặt tốt của yếu tố này nhưng qua mức đánh giá thấp nhất trong nhóm là 3,1694 cho kt1 “Công ty ghi nhận kịp thời sự đóng góp của nhân viên”, cho thấy Công ty nên cải thiện việc này vì khi để qua một sự kiện nào đó một thời gian thì hiệu ứng của nó sẽ giảm rất nhiều.

Yếu tố “Đào tạo & phát triển”, qua điểm đánh giá cao nhất và thấp nhất cho 2 biến quan sát dt3 và dt2 phản ánh, mặc dù Esquel có tổ chức và tạo nhiều cơ hội cho nhân viên học tập và phát triển, nhưng các khóa học có thể vẫn còn dàn trải, chưa tập trung cho từng nhóm đối tượng riêng, nên nhiều người vẫn chưa thấy đủ kỹ năng cần thiết cho công việc cụ thể của họ. Esquel cần tập trung vấn đề này trong chiến lược phát triển nhân sự trong năm 2013.


Cuối cùng, đối với “Lòng trung thành”, các biến quan sát có mức đánh giá trung bình thấp nhất so với các yếu tố thành phần khác nhưng không thể kết luận nhân viên Esquel không mong muốn làm việc lâu dài với Công ty vì giá trị trung bình vẫn trên mức trung bình. Biến tt6 “Nếu công ty đang găp khó khăn, tôi sẽ nỗ lực hết mình để phục vụ” có mức đánh giá thấp nhất trong nhóm (3,0601) cho thấy xu hướng chung của nhân viên thường ít xem trọng “mình vì mọi người” mà chỉ thường có thái độ “qua lại công bằng”. Tuy nhiên, cũng thật vui nếu Ban giám đốc Esquel biết rằng nhân viên ở đây đánh giá rất cao tt1 “Tôi cảm thấy tự hào khi giới thiệu về công ty này với những người khác”. Và điều này càng thôi thúc cán bộ phòng Nhân sự đẩy mạnh việc tuyên truyền chính sách “Giới thiệu lao động” trong tập thể nhân viên trong công ty.


5.1.3 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo

5.1.3.1 Tóm tắt các điều kiện trong đánh giá độ tin cậy của thang đo


Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần

1.0 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [8].

Theo Hair (1998), thì hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nên > 0.5 và Cronbach’s Alpha nên ≥ 0.7. Đối với kiểm định Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu này, điều kiện chấp nhận biến quan sát được đề nghị:

 Giá trị Cronbach’s Alpha phải ≥ 0.7


 Hệ số tương quan biến - tổng thấp nhất trong thành phần phải > 0.5


5.1.3.2 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo

Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận, thang đo lòng trung thành của nhân


viên Esquel Việt Nam gồm có 34 biến đo lường 7 thành phần: Bản chất công việc, Lương và phúc lợi, Môi trường tác nghiệp, Ghi nhận và khen thưởng, Đào tạo và phát triển, Lãnh đạo/ cấp trên, Lòng trung thành. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng, trong đó bậc 1 là Rất không đồng ý và bậc 5 là Rất đồng ý. Kết quả kiểm định từng thành phần thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5-2: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ cho các thang đo


STT

Thành phần

Số biến

Cronbach’s Alpha

( ≥ 0.7)

1

Bản chất công việc

4

.881

2

Lương và phúc lợi

5

.896

3

Môi trường tác nghiệp

5

.893

4

Ghi nhận và khen thưởng

4

.897

5

Đào tạo và phát triển

5

.841

6

Lãnh đạo/ Cấp trên

4

.813

7

Lòng trung thành

5

.851

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến quan sát được thể hiện trong bảng 5-2 trên cho thấy các biến thành phần được dự định đo lường đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7. Mặt khác, hệ số tương quan biến - tổng trong mỗi thành phần đều cao hơn 0.5, trừ thành phần Lãnh đạo/ cấp trên có biến ld5 (“Tôi nhận được sự tin tưởng của cấp trên khi phân công công việc.”) có hệ số tương quan biến-tổng chỉ là 0.346< 0.5 và thành phần Lòng trung thành có biến tt5 (“Tôi sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân khi cần thiết để giúp công ty thành công”) có hệ số tương quan biến-tổng chỉ là 0.304< 0.5 (rất thấp, chưa đạt điều kiện đề ra ban đầu) (Xem phụ lục 10)

Sau khi loại 2 biến trên, kết quả kiểm định cho thấy Cronbach’s Alpha của 2 nhóm trên đạt lần lượt là 0.8530.892, cao hơn lúc ban đầu là 0.813 và


0.851 (Xem phụ lục 10) và các biến quan sát còn lại của các thành phần tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố.


5.1.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

5.1.4.1 Tóm tắt các điều kiện trong đánh giá EFA


Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn để kiểm tra độ phù hợp của mô hình như sau [8]:

 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett phải ≤ 0.05.

 Theo Gerbing & Anderson, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ra từ mô hình (Total Variance Explained) phải ≥ 50% và các nhân tố trích được đều phải có giá trị điểm dừng Eigenvalue lớn hơn 1.

 Hệ số tải nhân tố (factor loading) phải > 0.5. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố cao nhất mà ≤ 0.5 thì sẽ bị loại.

 Điều kiện cuối cùng là khác biệt hệ số tải nhân tố cao nhất của một biến quan sát trên nhân tố mà nó đo lường so với các các nhân tố còn lại phải cao chênh lệch ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (nghĩa là phải tải mạnh lên nhân tố mà biến đó đo lường).

Khi phân tích EFA đối với thang đo các biến độc lập và thang đo biến phụ thuộc, phương pháp Phân tích mô hình thành phần chính (PCA) với phép xoay trực giao Varimax và tiêu chí điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue > 1 được sử dụng để diễn giải kết quả của EFA.

5.1.4.2 Phân tích nhân tố đối với biến độc lập

Qua kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ở bước trước đã cho thấy biến ld5 có hệ số tương quan biến-tổng chỉ là 0.346< 0.5 nên bị loại. Do đó, chỉ còn 27 biến tiếp tục được đưa vào phân tích EFA để kiểm định sơ bộ thang đo theo phương pháp trích Principal Component với phép quay Varimax. Các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 hoặc có hệ số tải nhân tố giữa các nhân


tố gần bằng nhau sẽ lần lượt bị loại.


Bảng 5-3: Ma trận xoay nhân tố


Ma trận xoay nhân tố đã hiệu chỉnh (đã loại biến dt4) cho thang đo

Biến quan sát

Các nhân tố trích được

1

2

3

4

5

6

mt2

.812






mt5

.796






mt4

.761






mt3

.760






mt1

.759






kt1


.812





kt2


.810





kt3


.780





kt4


.721





cv4



.871




cv1



.813




cv3



.742




cv2



.638




lg2




.773



lg4




.707



lg1




.665



lg3




.646



dt1





.821


dt5





.652


dt3





.630


dt2





.580


ld3






.796

ld1






.779

ld2






.658

ld4






.567

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a Rotation converged in 6 iterations.


Kết quả kiểm định EFA sơ bộ (xem bảng 5-3) cho thấy, trải quả 2 lần kiểm định và loại 2 biến quan sát (lg5 và dt4). Sau khi loại 2 biến này để thực hiện lại EFA hiệu chỉnh (xem Phụ lục 11), ta có thể kết luận thang đo trong đề tài


này sau khi loại bỏ biến là phù hợp vì nó thỏa mãn được các điều kiện:


 Hệ số KMO = 0.877 là đạt yêu cầu vì > 0.5.


 Cả 4 nhân tố trích được đều có Eigenvalue > 1 và tổng phương sai trích từ mô hình là 74.011, nghĩa là 6 nhân tố mới đã giải thích được hơn 74% mô hình.

 Các biến đều có hệ số tải cao nhất > 0.5 và các biến trong cùng một nhóm

đều thực sự tải mạnh trên nhân tố mà nó dự định đo lường.


 Các hệ số tải còn lại trên từng biến đều thấp hơn hệ số tải cao nhất của biến

đó với mức chênh lệch cách biệt > 0.3.


Cũng từ bảng 5-3, ta thấy các biến mt1, mt2, mt3, mt4 và mt5 có hệ số tải cao nhất tập trung vào cột 1. Điều này cho thấy chúng đã tạo nên một nhân tố riêng biệt với các biến còn lại. Kết quả như vậy là đúng với dự tính ban đầu của ta trước khi kiểm định thang đo. Ta có thể đặt tên cho nhân tố này là “Môi trường tác nghiệp”. Kế đến, các biến kt1, kt2, kt3 và kt4 hình thành nên nhân tố “Ghi nhận và khen thưởng” Tiếp theo các biến cv1, cv2, cv3 và cv4 hình thành nên nhân tố “Bản chất công việc”. Các biến lg1, lg2, lg3 và lg 4 hình thành nên nhân tố “Lương và phúc lợi”. Các biến dt1, dt2, dt3 và dt5 tạo nên “Đào tạo và phát triển”. Cuối cùng, các biến ld1, ld2, ld3 và ld4 hình thành nên nhân tố “Lãnh đạo/ cấp trên”.

Vậy thang đo đối với biến độc lập còn những câu hỏi sau:

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí