Các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

nếu có thì quả là rắc rối khi quy định vênh nhau như vậy. Hơn nữa, văn bản của chính quyền không thể tự làm mất uy tín của mình vì những điều bất hợp lý và thiếu lôgic như vậy.

Văn bản thứ tư

Đây là văn bản mới ban hành cuối năm 2011 và được áp dụng từ 01/01/2012. Tính đến thời điểm luận văn cập nhật văn bản này (tháng 01/2012) Cục kiểm tra văn bản QPPL dường như chưa có thông tin cụ thể nào liên quan (hoặc có thể có nhưng chưa được thông báo lên các kênh thông tin đại chúng). Đó là Quyết định 47/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tuy chưa có văn bản cụ thể "bắt lỗi" trường hợp này (như đã nói ở trên), nhưng sau khi tìm hiểu chúng ta thấy sự vi phạm về tính hợp lý- quyết định của UBND thành phố Hà Nội thiếu tính tổng thể.

Theo Điều 2 của quyết định này việc thu phí trông giữ xe từ 01/01/2012 được chia ra làm hai loại: một là mức thu phí bên ngoài các chung cư, trung tâm thương mại và hai là mức thu phí bên trong tại các địa điểm này.

Lấy đối tượng là xe ôtô con từ 9 chỗ ngồi trở xuống để xem xét ta thấy: mức thu phí bên ngoài các địa điểm này tại bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa (trừ các tuyến hạn chế dừng đỗ) là 30.000đồng/lượt (1 lượt = 120 phút); gửi xe ôtô hợp đồng theo tháng cả ngày lẫn đêm tại nơi không có mái che đã là 1.500.000đồng/tháng và có mái che là 1.600.000đồng/tháng. Còn áp theo mức thu phí bên trong cũng tại bốn địa điểm trên thì mức phí còn cao hơn nhiều. Cụ thể: 1 lượt gửi = 40.000đồng, hợp đồng gửi theo tháng cả ngày lẫn đêm = 1.800.000đồng (đối với các tòa nhà không được đầu tư tầng trông giữ xe hiện đại). Vậy vấn đề ở đâu?

Khi nói đến việc quyết định hành chính muốn đảm bảo được tính hợp lý thì nó phải mang tính tổng thể, tức văn bản đó phải tính hết đặc điểm tình

hình chung của địa phương và hài hòa lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội trong ngắn hạn cũng như dài hạn…Nếu chỉ đơn thuần UBND thành phố Hà Nội ra quyết định và người dân lặng lẽ chấp hành và không kêu ca gì thì không sao. Nhưng vấn đề ở chỗ ngay sau khi văn bản có hiệu lực dư luận xã hội phản hồi lại khá mạnh, nếu như không muốn nói gay gắt. Hầu như các Ban quản lý ở các tòa nhà đều đồng loạt nâng giá gửi xe ôtô lên kịch trần đối với cả khách gửi bên ngoài lẫn cư dân sống trong tòa nhà. Trên báo điện tử http://laodong.com.vn có bài "Chung cư Hà Nội: Phí tăng cao, dịch vụ không đổi" có đoạn viết như sau:

Anh Tùng đang sống tại chung cư Sky City ở Láng Hạ (Đống Đa) cho biết, chủ đầu tư đã thông báo thu mức phí mới đối với ôtô tại tầng hầm từ ngày 1.3. Theo đó, mức phí theo tháng đối với xe ôtô đến 9 chỗ ngồi là 1,8 triệu đồng/chiếc, tăng 550.000 đồng so với trước đây. Trường hợp thu theo lượt (2 tiếng đồng hồ) là 30.000 đồng/chiếc với lượt đầu tiên thay vì 10.000 đồng mỗi tiếng như trước đây. Từ các lượt sau, mức phí giảm xuống còn 20.000 đồng mỗi lượt. Mỗi ngày trông xe sẽ không quá 120.000 đồng. "Lúc đầu chủ đầu tư đưa ra mức giá 2,5 triệu đồng/tháng/chiếc, cư dân chúng tôi phải đàm phán mãi chủ đầu tư mới hạ xuống mức 1,8 triệu đồng"- anh Tùng cho hay [25].

Đây là một thực tế có thực không chỉ ở tòa nhà nêu trên mà còn xuất hiện ở rất nhiều khu chung cư khác và nhìn chung người dân rất bức xúc nhưng không biết làm sao bởi Quyết định 47/2011/QĐ-UB nói trên đã có hiệu lực từ 01/01/2012.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Vậy ai là người có lợi?

Đương nhiên người có lợi chính là Ban quản lý tòa nhà đứng ra tổ chức việc trông giữ xe ôtô. Còn người dân thì sao? Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng mà lương không tăng, cuộc sống khó khăn như thời điểm hiện tại (01/2012) thì việc ban hành quyết định này của UBND

Các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

thành phố Hà Nội đã vô tình trở thành một gánh nặng tài chính cho người dân bên cạnh rất nhiều những chi phí khác để duy trì chiếc ôtô cho mình (Về các loại thuế, lệ phí liên quan đến một chiếc ôtô muốn đưa vào lưu hành hiện nay có thể tính tới 10 loại). Nếu thực sự chúng ta không hoan nghênh việc ôtô gây tắc đường, ô nhiễm môi trường thì Nhà nước cũng như địa phương (mà ở đây là UBND thành phố Hà Nội) cần có kế hoạch dài hạn để giải quyết dần dần (như xây dựng các bãi gửi xe công cộng, tăng số lượng và chất lượng xe bus, xây dựng tàu điện trên cao, thậm chí là tàu điện ngầm, xây cầu vượt hạng nhẹ, ra quân giữ vỉa hè thông thoáng, chống lại nạn lấn chiếm vỉa hè…) chứ không nên ngay lập tức tăng cao các mức thu phí, thuế, lệ phí liên quan.

Rõ ràng quyết định này dường như vô tình chưa tính đến lợi ích của người dân và chỉ quan tâm đến đến mỗi mục tiêu giảm số lượng xe ôtô lưu hành trên địa bàn Hà Nội (để chống ách tắc giao thông). Ra văn bản như vậy đương nhiên dư luận sẽ không thể "im lặng". Tiếp theo là một quyết định cũng của UBND thành phố Hà Nội ban hành trong năm 2011 mà nhân dân hiện kêu ca rất nhiều.

Văn bản thứ năm

Đó là Quyết định 4520/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đề án giá dịch vụ nhà chung cư và ban hành giá trần giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chưa năm nào vấn đề liên quan đến nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội lại nổi cộm như vậy. Sau một thời gian tìm hiểu, luận văn nhận thấy quyết định này cũng mắc lỗi như Quyết định 47/2011/QĐ-UB vừa nêu trên: thiếu tính tổng thể.

Theo đó, mức thu phí dịch vụ tại các nhà chung cư không có thang máy là 2.400 đồng/m2, có thang máy là 3.100 đồng/m2 (mức thiết yếu) và

4.000 đồng/m2 (mức mở rộng). So với mức diện tích trung bình người dân Hà Nội đang sống từ 50m2 đến 100m2 và nhân lên thì quả là con số không nhỏ,

đặc biệt nếu so sánh với giá trước đó họ phải chi trả. Lấy ví dụ về một số tòa nhà chung cư có thang máy tại khu vực Mỹ Đình trong bài báo "Chung cư Hà Nội: Phí tăng cao, dịch vụ không đổi" trên báo điện tử http://laodong.com.vncó đoạn:

Ông Nguyễn Đình Vinh - Tổ trưởng tổ dân phố số 2, Mỹ Đình 1 - cho biết: Năm 2011, các hộ dân tòa nhà B5, B6 đang đóng mức phí dịch vụ là 70.000 đồng/tháng, thế nhưng sang năm 2012, mức phí được đơn vị quản lý nhà là Cty quản lý nhà và dịch vụ đô thị tăng vọt lên mức 2.400 đồng/m2. Với giá này thì căn hộ có diện tích rộng nhất phải đóng hơn 280.000 đồng/tháng. Ông Vinh cho rằng, mức giá này so với năm trước tăng tới 3- 4 lần, trong khi chất lượng không tăng là bất hợp lý [25].

Mức đóng phí dịch vụ năm 2011 là 70.000đồng/tháng, nếu áp mức phí mới với căn hộ 100m2 số tiền đóng phí hàng tháng sẽ tăng lên hơn 3- 4 lần. Như vậy nếu một hộ gia đình công chức đóng cả phí gửi ôtô tháng 1.800.000đồng/tháng và khoảng 280.000đồng/tháng tiền phí dịch vụ thì một tháng họ mất hơn 2.000.000đồng. Số tiền này có thể gần bằng lương của một người mới đi làm. Người dân Hà Nội quả là khổ sở đủ đường: cũng vì đất quá đắt không đủ tiền nên đành phải vay mượn ngược xuôi mua chung cư (trong khi nhà thu nhập thấp thì quá ít và nếu muốn mua thì không đến lượt hoặc phải mua chênh lệch), nhưng khi mua được rồi thì phải trả đủ các khoản phí, lệ phí. Tất cả đánh vào túi tiền eo hẹp của người dân. Liệu như vậy có hợp lý không? Dường như UBND thành phố Hà Nội lại một lần nữa chưa để ý đến lợi ích của nhân dân.

Người dân Hà Nội chỉ biết kêu ca, còn văn bản sửa đổi thì không biết đến chừng nào mới có và đến lúc đó thì họ đã phải chịu không ít thiệt hại. Ai sẽ là người chịu thay cho họ?

Tóm lại, qua phân tích thực trạng về tính hợp pháp và tính hợp lý trong các quyết định hành chính của UBND tỉnh có thể nhận xét như sau.

Thứ nhất, về cơ bản sau khi có Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 số lượng và chất lượng các quyết định hành chính của UBND tỉnh đã nâng lên một bước. Các địa phương đã bước đầu quan tâm đến việc đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý khi ra văn bản.

Thứ hai, bên cạnh những thành tựu đạt được bước đầu, tình trạng quyết định hành chính của UBND tỉnh vi phạm tính hợp pháp và hợp lý vẫn đang tiếp diễn với nhiều lỗi vi phạm trong cùng một văn bản. Dường như các UBND tỉnh ở Việt Nam hiện chưa quán triệt sâu sắc và thật sự nghiêm túc trong vấn đề này.

Những văn bản dẫn chứng ở trên chỉ là vài hạt cát nhỏ trong vô số những hạt cát kiểu như vậy đang tồn tại. Chúng ta có thể không suy nghĩ được không? Không trăn trở được không? Hay thờ ơ và cứ để kệ cho Cục kiểm tra văn bản QPPL một mình đi tìm, phát giác, bắt lỗi, ra công văn yêu cầu sửa đổi nhưng mọi việc vẫn ỳ ạch, chậm chạp. Vậy nguyên nhân ở đâu?

2.1.3. Nguyên nhân

Để giải thích cho thực trạng vi phạm tính hợp pháp và hợp lý nói trên trong quyết định hành chính của UBND tỉnh sẽ có rất nhiều lý do. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét chính.

Thứ nhất, văn bản pháp luật liên quan và hướng dẫn về các yêu cầu đối với quyết định hành chính của UBND tỉnh còn một số bất cập.

Hiện nay quy định về tính hợp pháp và hợp lý trong quyết định của UBND tỉnh được quy định tại Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004, Nghị định 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về kiểm tra xử lý văn bản QPPL và Thông tư 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định 40/2010/NĐ-CP. Tính về số lượng văn bản quy định vấn đề này có phần khiêm tốn khi dừng ở con số 3. Và khiêm tốn hơn khi tại các văn bản này đều chỉ có duy nhất một điều ghi nhận về vấn đề này. Cụ thể: Tại

Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 chỉ có duy nhất Điều 3 quy định: "Văn bản QPPL của HĐND, UBND phải phù hợp với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật" [34]. Tiếp đến văn bản hướng dẫn là Nghị định 40/2010/NĐ-CP cũng chỉ có duy nhất 1 điều quy định về vấn đề thế nào là một văn bản hợp hiến, hợp pháp tại Điều 3. Đó là văn bản thứ hai quy định về tính hợp pháp và cũng chỉ có 1 điều quy định. Cuối cùng tại Thông tư 20/2010/TT-BTP, cũng tại Điều 3 cụ thể hóa cho Điều 3 của Nghị định 40/2010/NĐ-CP ghi nhận về vấn đề này.

Không thể phủ nhận việc Bộ Tư pháp đã hết sức nỗ lực để cụ thể hóa Điều 3 trong Nghị định 40/2010/NĐ-CP tại Điều 3 của Thông tư 20/2010/NĐ-CP, nhưng nếu có thêm những ví dụ minh họa nhất định sẽ rõ hơn, bởi không loại trừ khả năng do trình độ cán bộ pháp chế còn hạn chế nên đôi khi chưa nắm rõ và có thể bị nhầm. Chẳng hạn: có thể đưa ví dụ để phân biệt giữa thẩm quyền nội dung và hình thức. Điều này chỉ đơn giản đối với những nơi phát triển, còn những tỉnh vùng núi, vùng sâu vùng xa - nơi cán bộ học tập xong chẳng muốn quay về quê hương thì trình độ cán bộ làm công tác này không đồng đều như những vùng khác và cũng không đồng đều ngay chính trong nội bộ một cơ quan. Có thể trên thực tế cán bộ ở UBND các tỉnh này chỉ có một vài % sơ suất nhỏ nhưng không ai có thể khẳng định được rằng không có.

Nhìn vào ba văn bản có thể nhận thấy chỉ có quy định về tính hợp pháp còn quy định về tính hợp lý chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta vẫn biết rằng tính hợp pháp luôn cao hơn tính hợp lý, nhưng không có quy định về tính hợp lý mang tính chất định tính và định lượng xem chừng không ổn. Chí ít cũng nên quy định tính hợp lý theo hướng định tính và cụ thể hóa, định lượng được mục nào tốt mục ấy.

Thứ hai, công tác "tiềm kiểm", tức là khâu soạn thảo, lấy ý kiến và thẩm định để thông qua dự thảo quyết định hành chính của UBND tỉnh chỉ mang tính hình thức.

Tuy Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 đã có quy định từ Điều 35 đến Điều 40 về việc này nhưng trên thực tế các địa phương không tuân thủ triệt để, đặc biệt khâu lấy ý kiến và thẩm định dự thảo (Điều 37 và Điều 38).

Cụ thể như khâu lấy ý kiến, nếu được làm tốt thì sẽ là cơ chế thông tin phản hồi đa chiều hiệu quả để các UBND tỉnh cân nhắc xem cần chỉnh sửa như thế nào cho phù hợp. Nhưng do làm cho lấy có nên ý kiến thu được nghèo nàn và thiếu khá nhiều ý kiến chuyên gia, cũng như ý kiến của chính đối tượng bị tác động. Kết quả là chân lý "Lý thuyết chỉ là một màu xám xịt, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi" lại một lần nữa khẳng định tính đúng đắn. Không có phản hồi từ chuyên gia, từ cuộc sống thì dự thảo quyết định hành chính chỉ là một trang giấy vô hồn, xám xịt và có thể còn duy ý chí. Minh chứng cho điều này là những quy định rất bất hợp lý mà luận văn đã phân tích ở trên hay một câu chuyện có phần "dân dã" hơn nhưng có thật là quy định về việc không đủ chiều cao, cân nặng không được điều khiển xe máy của Bộ Y tế. Năm 2008 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 33 và 34 về tiêu chuẩn sức khỏe với người điều khiển phương tiện giao thông. Quy định đó bị dư luận xã hội kịch liệt lên án và được đưa vào cả chương trình hài "Gặp nhau cuối năm". Còn tuổi thọ của văn bản đó thì "rất ngắn" bởi nó bị Cục Kiểm tra văn bản QPPL bắt lỗi không đúng thẩm quyền (vi phạm tính hợp pháp) và bất hợp lý. Lý do mà Cục này đưa ra là: thẩm quyền ra quy định dạng này phải là sự phối hợp ra văn bản của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải bằng hình thức Thông tư liên tịch mới đảm bảo tính hợp pháp. Cục này cho biết việc lấy ý kiến đồng ý của cả hai bộ này đều không thể hiện trong bất cứ một văn bản nào. Qua đó có thể hiểu Bộ Y tế đã tự ra văn bản mà không hề lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. Đó là minh chứng rõ nét cho khâu lấy ý kiến rất chiếu

lệ của tình trạng ban hành văn bản ở Việt Nam nói chung và các quyết định hành chính của UBND tỉnh nói riêng.

Cũng từ coi nhẹ việc lấy ý kiến dẫn đến tình trạng "trắng" ý kiến hoặc có thì "nghèo nàn" dẫn đến khâu thẩm định dự thảo quyết định hành chính của UBND tỉnh kém hiệu quả. Đây là điều dễ hiểu bởi không có ý kiến phản ánh về tính hợp lý, hợp pháp…khâu thẩm định chỉ có thể "cưỡi ngựa xem hoa". Sớm nắm bắt được điều này tại Nghị quyết hội nghị TW5, Khóa X đã chỉ rõ "Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật. Trong đó: Có cơ chế hợp lý để nhân dân tham gia ý kiến, nhất là các đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật sẽ ban hành" [2, Chuyên đề 4]. Pháp luật đã quy định về việc lấy ý kiến, Đảng cũng ra Nghị quyết về việc này nhưng đáng tiếc là hiệu quả công tác còn quá thấp.

Tóm lại, khâu "tiền kiểm" của các UBND tỉnh góp phần khá lớn vào tình trạng văn bản lỗi.

Thứ ba, công tác "hậu kiểm" hay chính là công tác rà soát, hệ thống hóa các quyết định hành chính đã ban hành của UBND tỉnh chưa được quan tâm đúng mức.

Cũng không thể phủ nhận việc các UBND tỉnh vẫn thường xuyên tiến hành "hậu kiểm" định kỳ. Xin đưa một ví dụ. Đó là Báo cáo số 159/BC-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về kết quả công tác kiểm tra, xử lý và rà soát hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2010. Theo báo cáo cho biết:

Trong năm đã thực hiện tự kiểm tra 40 văn bản do UBND tỉnh ban hành, hầu hết các văn bản được ban hành đảm bảo về thầm quyền ban hành, nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bầy, qua kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế 02 Quyết định đó là: Quyết định 1287/QĐ-UBND ngày 14/4/2010 của UBND tỉnh quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký kiểm tra tiếng Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí