Giải Pháp Nhằm Đảm Bảo Các Yêu Cầu Hợp Pháp, Hợp Lý Đối Với Quyết Định Hành Chính Của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh

Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn đúng với việc người dân, doanh nghiệp, báo giới muốn biết về những quyết định hành chính vi phạm trong các lĩnh vực quản lý hành chính như đất đai, đền bù, giải tỏa, giải quyết khiếu nại, tố cáo… đã bị phát hiện chưa và xử lý đến đâu, xử lý như thế nào, cơ quan, cán bộ nào đã phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu... Như đã phân tích ở ngay phần nguyên nhân thứ 6 nói trên, bản thân các phóng viên tác nghiệp muốn tiếp cận thông tin về các quyết định sai còn khó khăn, vậy người dân bình thường thì còn khó khăn hơn. Qua đây, xuất hiện một vấn đề: chúng ta đang cố gắng xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nhưng thực tế quyền thông tin, quyền được tiếp cận thông tin và phản hồi, phản biện dường như chưa được công bằng và dân chủ như nhóm các nước văn minh trên thế giới đã đạt được. Nhóm những nước này đã có Luật tiếp cận thông tin từ cả trăm năm trước, còn chúng ta thì vẫn chưa có mặc dù nó đã được trình Quốc hội lần đầu vào năm 2009. Từ năm 2009 cho đến nay dự thảo Luật tiếp cận thông tin bị gác lại vì quá nhiều lý do và theo thông tin thời điểm tháng 3/2011 do báo điện tử http:// www.baomoi.com thì dự thảo này dự kiến được đưa vào chương trình chuẩn bị năm 2012 để có thể thông qua vào năm 2013.

Trong khi người dân, doanh nghiệp, báo chí gặp không ít khó khăn để thực hiện quyền tiếp cận thông tin (trong thực tế) khi muốn biết về các quyết định hành chính do UBND các cấp (trong đó có cấp tỉnh) ban hành thì có một điều đáng nói là quyền này lại được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 tại Điều 69: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự dobáo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật" [31]. Trước đó tại Hiến pháp 1959 và 1980 quyền được thông tin chưa được quy định. Sau đó quyền này được cụ thể hóa và nằm rải rác ở một số luật nhưng cũng chung chung và chỉ nhằm phục vụ cho luật đó chứ chưa có một luật riêng. Từ năm 1992 đến hiện tại là năm 2012- tức là 20 năm kể từ ngày quyền này được ghi nhận nhưng đến nay nó vẫn chưa được trả về đúng vị trí, vai trò bằng một luật riêng. 20 năm là thử thách quá dài đối với sự chờ đợi mòn mỏi, sự kiên nhẫn của người dân. Tình trạng

dân, doanh nghiệp, báo chí đói thông tin về các quyết định hành chính, nhất là các quyết định không đảm bảo yêu cầu hợp pháp và hợp lý vẫn là chuyện thường nhật. Càng lúc người dân càng ý thức cao hơn về quyền lợi này của mình và nếu nói theo cách của thị trường thì họ đã trở thành những "người tiêu dùng thông minh".

Như đã nói ở trên, dù tái khởi động lại dự thảo luật cũng là cả một đoạn đường dài và trong lúc đó cuộc chiến giữa công khai và bí mật, có thông tin và bưng bít thông tin, bóng tối và sự thật vẫn tiếp diễn không chỉ với chủ đề nóng là các quyết định hành chính (trong đó có quyết định của UBND tỉnh) mà còn của rất nhiều các vấn đề khác. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta phủ nhận những đóng góp to lớn của Cục Kiểm tra văn bản QPPL trong việc bắt lỗi các quyết định hành chính sai phạm (trong đó có cả của UBND tỉnh) và sự vào cuộc ráo riết của giới truyền thông, cũng như quan điểm tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận được thông tin mà Chính phủ đã vạch ra qua các lộ trình về cải cách thủ tục hành chính và cải cách thể chế. Đơn cử cho quan điểm kiên quyết này của Đảng và Nhà nước có thể nói đến vụ cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang- Tiên Lãng- Hải Phòng hồi đầu năm 2012. Theo đó, UBND thành phố Hải Phòng (sau khi nhận được kết luận của Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện thông báo kết luận của Thủ tướng và kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy về vụ việc này. Theo kế hoạch này, UBND thành phố đã giao UBND huyện Tiên Lãng tiến hành thu hồi ngay lập tức các Quyết định thu hồi đất, Quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng và phải hoàn thành trước 20/02/2012. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng khác ví dụ như Công an, Viện Kiểm sát cũng được lệnh khẩn trương vào cuộc để làm rõ các vi phạm, tiến hành truy tố, xét xử đúng người, đúng tội có liên quan. Qua ví dụ cho thấy bản chất của nhà nước ta đã và đang vững bước tiến lên trên con đường xây dựng nhà nước dân chủ, văn minh, công bằng với tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm pháp chế, coi trọng sự thật, không dung túng bao che cho những vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo quyền làm chủ của

nhân dân và công lý được thực thi (Còn về vai trò của phía truyền thông trong vụ này quả không thể phủ nhận được khi có tới 800 bài báo và hàng ngàn bình luận kèm theo).

Chính vì lẽ đó việc sớm ban hành đạo luật này là tối quan trọng. Ngoài việc đạt được các tiêu chí nêu trên, xét theo đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với quyết định hành chính của UBND tỉnh thì đây chính là điều kiện cần và đủ cho việc giảm thiểu tình trạng văn bản lỗi. Trước mắt, chúng ta mong chờ Quốc hội sớm ban hành luật này. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp, báo chí có điều kiện tiếp cận thông tin và phản hồi lại trên cơ sở những quy định hiện hành.

Thứ tám, một số nguyên nhân khác có liên quan đến tình trạng quyết định hành chính của UBND tỉnh không đạt yêu cầu hợp pháp, hợp lý.

Trước tiên, đó là vấn đề kinh phí.

Kinh phí cho việc soạn thảo quyết định hành chính nói chung và UBND tỉnh nói riêng cho tới khâu tiền kiểm, hậu kiểm, rà soát, sửa đổi hiện còn eo hẹp. Lấy ví dụ về mức chi cho dự thảo quyết định hành chính của UBND chẳng hạn. Theo mức quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 mức chi tối đa cho dự thảo quyết định hành chính của UBND tỉnh không quá 5.000.000 đồng/văn bản, cụ thể được quy định ở mục II-2. Quy định về mức chi như sau:

h) Đối với công tác soạn thảo văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, căn cứ dự toán kinh phí được giao và tính chất phức tạp của mỗi văn bản, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo phân bổ mức kinh phí cho từng văn bản cho phù hợp, nhưng tổng mức phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung chi và mức chi quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 2 mục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

II của Thông tư này không được vượt quá mức khống chế tối đa quy định dưới đây:

- Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân: tối đa không quá 5.000.000 đồng/văn bản [9].

Các yêu cầu đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh - một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 12

Điều này cần được tháo gỡ. Tính đến thời điểm tháng 2/2012 khi luận văn cập nhật Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật thuộc Bộ Tư pháp đã có Tờ trình về dự thảo thông tư liên tịch mới thay thế cho Thông tư liên tịch 09 nói trên đã chỉ ra mức chi tại Thông tư liên tịch 09/2007/TTLT-BTP- BTC ngày 15/11/2007 là quá thấp và lạc hậu, theo đó mức kinh phí cần được điều chỉnh tăng lên để theo kịp với tình hình lạm phát [8].

Thứ hai, vấn đề công nghệ thông tin.

Dù hầu khắp các UBND tỉnh (kể cả vùng sâu, vùng xa) đều được trang bị máy vi tính nối mạng Internet nhưng so với yêu cầu thực tế vẫn chưa hiệu quả. Tại Nghị quyết Trung ương 5, Khóa X đã nêu "Việc triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật, nhất là công nghệ tin học vào hoạt động quản lý nhà nước còn chậm, đạt hiệu quả thấp" [2, Chuyên đề 4].

Đó là một thực tế khi có không ít trường hợp có máy tính nhưng cán bộ sử dụng không hiệu quả, thành thạo. Xa hơn cần có kế hoạch xây dựng mạng lưới thông tin nội bộ trong cùng một địa phương và vươn ra toàn quốc từ trung ương đến địa phương. Việc này không dễ nhưng không phải không làm được bởi nếu xét trong một số ngành họ đã làm thành công việc này như ngành thuế, hải quan.

Trên cơ sở 8 nhóm nguyên nhân nêu trên, luận văn xin đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý.

2.2. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CÁC YÊU CẦU HỢP PHÁP, HỢP LÝ ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH‌

2.2.1. Một số giải pháp chung

2.2.1.1. Tăng cường pháp chế và các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền

Chúng ta đã có chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế XHCN từ lâu nay và đã đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, với tình trạng không đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý trong các quyết định hành chính do UBND tỉnh ban hành như hiện nay, đòi hỏi về việc tăng cường pháp chế và các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền trở nên cấp thiết hơn. Tăng cường pháp chế và các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực này sẽ có nghĩa mỗi quyết định hành chính của UBND tỉnh phải được UBND tỉnh soạn thảo, ban hành theo đúng quy định pháp luật, trong đó từ nội dung, hình thức cho đến trình tự xây dựng, ban hành đều phải đảm bảo các yêu cầu hợp pháp và hợp lý. Bên cạnh đó, các trường hợp quyết định vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo pháp chế.

2.2.1.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc ban hành, kiểm tra, xử lý các quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh

Vậy tăng cường bằng cách nào?

Bằng cách nâng cao ý thức, nhận thức và hành động cụ thể.

Hiệu quả của việc phối hợp trong vấn đề này không thể đổ lỗi cho việc chưa có quy định, bởi nó được ghi nhận rõ ràng trong Thông tư 20/2010-TT-BTP ngày 30/11/2010 (như đã phân tích ở phần nguyên nhân thứ 6). Nếu thực sự việc phối hợp đó chưa tốt có thể nghĩ tới vấn đề ý thức, nhận thức và hành động của cơ quan liên quan không muốn phối hợp, không muốn hợp tác, nhất là những cơ quan ban hành văn bản sai. Sức ỳ trong nhận thức, ý thức dẫn đến

hành động thiếu phối hợp, chậm trễ và "im lặng", bỏ qua...Cục Trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã đề cập đến vấn đề này trong không ít các bài trả lời phỏng vấn giới báo chí. Cơ chế đã có, các cơ quan cần nhận thức rõ vai trò trách nhiệm và vị trí của mình trong việc làm cho cơ chế đó trở nên hiệu quả, không thể để tái diễn cảnh- một mình Cục Kiểm tra văn bản QPPL cáng đáng tất cả. Khi đã nhận thức được những vấn đề đó mới có hy vọng họ có những hành động hợp tác cụ thể, nghiêm túc, thực sự vì công việc chung, thực sự vì cuộc cách mạng cải cách hành chính đang được đẩy mạnh trong mọi ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội mà Chính phủ đã đề ra.

Bên cạnh đó, chúng ta nên phát huy hơn nữa vai trò của cấp ủy trong chỉ đạo thực hiện công tác này ở các UBND tỉnh. Với nguyên tắc Đảng lãnh đạo đương nhiên chính quyền cùng cấp phải theo. Hơn nữa, người đứng đầu UBND tỉnh thường là Ủỷ viên Ban thường vụ Tỉnh ủy. Do đó, nếu phát huy được vai trò Đảng lãnh đạo sẽ có một tác động tích cực. Khi những nhà lãnh đạo thay đổi được tư duy, nâng cao nhận thức về sự phối hợp sẽ là yếu tố giúp nhân rộng xuống các cấp dưới.

2.2.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, xử lý và báo cáo tổng kết định kỳ về các quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh không đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý

Qua phần phân tích tại nguyên nhân thứ 2 và thứ 3 chúng ta thấy nổi lên vấn đề rằng quy định pháp luật về công tác kiểm tra, rà soát, xử lý, báo cáo tổng kết định kỳ về các quyết định hành chính của UBND tỉnh đã có, nhưng thực tế hiệu quả chưa cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác này không những là đòi hỏi riêng cho quyết định hành chính do UBND tỉnh ban hành mà còn góp phần vào thành công của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia và bảo đảm pháp chế. Chúng ta không thể nói với bạn bè thế giới rằng: chúng ta đã xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, pháp chế luôn được đảm bảo, xã hội thực sự dân chủ khi mà một bộ phận quyết định hành chính ở cấp địa phương đặc biệt quan trọng- cấp tỉnh- lại có nhiều văn bản vi

phạm tính hợp pháp và hợp lý đến vậy. Bạn bè quốc tế quyết định có đầu tư vào một tỉnh nào đó của Việt Nam hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các quyết định hành chính do UBND tỉnh đó ban hành liên quan đến họ. Trong thời buổi cả thế giới đều khó khăn như hiện nay việc thu hút đầu tư nước ngoài không dễ dàng. Do đó, nếu nâng cao được hiệu quả của công tác kiểm soát quyết định hành chính do UBND tỉnh ban hành sẽ giúp sàng lọc và chỉ để tồn tại những quyết định đạt chuẩn để thu hút đầu tư phát triển kinh tế và tạo sự ổn định chung cho cả xã hội, cũng như công tác cải cách hành chính.

2.2.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cũng như chế độ đãi ngộ, bên cạnh việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, công chức tham gia trong quá trình xây dựng, thực hiện các quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh

Bác Hồ từng căn dặn cán bộ rằng: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác này còn một số bất cập. Tại Văn kiện Đại hội XI đã chỉ rõ: "chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước" [22]. Theo đó Văn kiện định hướng: "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước" [22].

Do đó, UBND tỉnh cần: thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức tổng hợp; định kỳ cập nhật văn bản và kiến thức pháp luật mới cũng như tình hình đặc điểm địa phương, tình hình cả nước và xu thế thế giới cho cán bộ, công chức làm công tác này. Các UBND tỉnh vẫn thường xuyên làm việc này, nhưng có lẽ do chưa nhận thức sâu sắc về việc tuyệt đối tuân thủ yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với quyết định hành chính ban hành nên kết quả còn nhiều hạn chế.

Về vấn đề giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức tại các UBND tỉnh, chúng ta có thể nhận xét. Đạo đức cán bộ, công chức làm công

tác này không có danh từ riêng để chỉ như y đức nhưng điều đó không có nghĩa là không có và không được xã hội thừa nhận, bởi xã hội rất công bằng: anh cứ làm tốt đi đương nhiên tôi sẽ ghi nhận.Và làm tốt ở đây có thể hiểu rằng mỗi quyết định hành chính đều là kết quả của sự làm việc nghiêm túc, tuân thủ tính hợp pháp và hợp lý.

Do đó cần giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ tham gia vào việc soạn thảo, ban hành cho đến kiểm tra xử lý các quyết định hành chính do UBND tỉnh ban hành. Việc này nên khởi động sớm và làm thường xuyên, trong đó vai trò của cấp ủy và người đứng đầu UBND tỉnh đặc biệt quan trọng để cán bộ học tập, noi theo.

Cán bộ đã có đức, có tài nhưng bấy nhiêu chưa đủ. Họ là những người chủ gia đình gánh trên vai rất nhiều trách nhiệm nên chế độ đãi ngộ tốt sẽ là động lực giúp cán bộ phát huy hết tài năng, cán bộ giỏi gắn bó lâu dài, hạn chế được nạn tham nhũng, cố tình lái văn bản theo các hướng bất lợi bất chấp điều đó vi phạm cả tính hợp pháp hoặc hợp lý hoặc cả hai. Nói như vậy, không có nghĩa nhà nước chưa quan tâm đến chế độ đãi ngộ, bởi việc điều chỉnh thang bảng lương được thực hiện thường xuyên, vấn đề còn lại các địa phương phải vận dụng hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh, công bằng trong các vấn đề liên quan đến cán bộ, công chức từ thuyên chuyển, kỷ luật, khen thưởng, động viên cho đến việc giải quyết các khiếu nại của họ. Thiết nghĩ nếu làm được những điều như trên có lẽ tình trạng quyết định hành chính của UBND tỉnh vi phạm tính hợp pháp và hợp lý sẽ giảm đi.

2.2.1.5. Xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế thông tin- phản hồi đa chiều- phản biện xã hội, đặc biệt là từ phía đối tượng bị áp dụng, chịu sự tác động trực tiếp từ quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh

Những năm gần đây các cụm từ như: "phản biện xã hội", "phản hồi đa chiều" đã không còn xa lạ. Đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy mỗi công dân và toàn xã hội đã quan tâm nhiều hơn đến các chính sách nói chung và mỗi quyết định hành chính của UBND tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, quy định pháp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023