Giai Đoạn Từ Bộ Luật Hình Sự Bộ Luật Hình Sự 1985 Đến Nay

Như vậy:

- Về mặt hình thức: Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn này còn thiếu nhiều, chủ yếu xét xử theo án lệ thông qua công tác tổng kết và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Nói cách khác, trước khi Bộ luật Hình sự ra đời thì quy định về tội hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm trẻ em) mới chỉ có trên văn bản dưới luật. Do đó, giá trị pháp lý của các văn bản này chưa cao, quy định còn chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, gặp nhiều vướng mắc trong quá trình xét xử, làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử cũng như hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm này. Mặt khác, mặc dù trong phần nói về khái niệm của tội hiếp dâm, Bản tổng kết 329-HS2 ngày 11/5/1967 cũng đã đề cập đôi chút đến hành vi giao cấu với các em dưới 13 tuổi tròn, và từ 13 tuổi tròn đến 14 tuổi tròn nhưng tội hiếp dâm trẻ em vẫn chưa được quy định riêng thành một tội danh độc lập, hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em cũng không quy định thành một khung cụ thể mà phải xác định dựa vào các tình tiết quy định tại Khoản 2 phần B - quy định về hình phạt của tội hiếp dâm.

- Về mặt nội dung: Hành vi hiếp dâm trẻ em đã được chú trọng về tính chất, mức độ nguy hiểm và đường lối xử lý so với các tội phạm khác cũng như so với hành vi hiếp dâm các đối tượng khác. Bản tổng kết 329-HS2 có đoạn: "…trong tình hình chiến sự hiện nay…loại tội phạm này càng nguy hiểm nhiều cho việc bảo vệ trật tự trị an…Đặc biệt đối với hành vi hiếp dâm trẻ em…chúng ta cần thấy tính chất vô nhân đạo của nó và coi đó là những hành vi hết sức nguy hiểm trong chế độ chúng ta…" [40]. Hoặc như trong thông báo về Hội nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 25/3/1963 bàn về phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1963 của ngành tòa án nhân dân, điểm 3 có nói: "Đấu tranh chống tệ nạn xã hội đặc biệt phải nghiêm trị tội giết người, tội hiếp dâm trẻ em".

Với những đặc điểm về hình thức và nội dung như trên thì một nhu cầu được đặt ra là phải có một văn bản tổng hợp toàn diện, thống nhất các văn

bản pháp luật hình sự nói chung và các quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng. Đó chính là Bộ luật Hình sự năm 1985.

1.1.3.3. Giai đoạn từ Bộ luật Hình sự Bộ luật Hình sự 1985 đến nay

Bộ luật Hình sự 1985 được thông qua ngày 27/06/1985 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1986. Bộ luật có 3 điều luật bảo vệ trẻ em trước xâm hại tình dục là tội hiếp dâm (Điều 112), tội cưỡng dâm (Điều 113), tội giao cấu với người dưới 16 tuổi (Điều 114).

Từ khi ra đời đến trước khi có Bộ luật Hình sự 1999 thì Bộ luật Hình sự 1985 đã có bốn lần sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991,1992 và 1997. Trong lần sửa đổi, bổ sung lần thứ 4 Bộ luật Hình sự 1985 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Trong đó sửa đổi 4 điều và bổ sung 2 điều về các tội xâm hại tình dục trẻ em. Cụ thể: sửa đổi tội hiếp dâm (Điều 112), tội tiếp dâm trẻ em (Điều 112a); tội cưỡng dâm (Điều 113), tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 113a) được quy định tại Chương II. Và bổ sung: tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 202a), tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 202b) được quy định tại Chương VIII các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.

Trong Bộ luật Hình sự năm 1985 việc quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em chỉ là một trường hợp tăng nặng nằm trong các tội xâm phạm tình dục nói chung. Ví dụ Điều 112 quy định tội hiếp dâm, Điều 113 quy định tội cưỡng dâm, Điều 114 quy định tội giao cấu với người dưới 16 tuổi.

- Tội hiếp dâm bao gồm 4 khoản:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái ý muốn của họ thì bị phạt tù từ một đến năm năm;

Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ 13 tuổi trở lên hoặc là người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 4

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Hiếp dâm có tổ chức hoặc nhiều người hiếp một người;

b) Hiếp nhiều người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân;

c) Tái phạm nguy hiểm;

3. Phạm tội làm nạn nhân chết, tự sát hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt theo các khoản 2 và 3 điều này [27].

Ở đây, hiếp dâm trẻ em đã được coi như một tình tiết tăng nặng của tội hiếp dâm. Điều này thể hiện rõ quan điểm xử nặng đối với hành vi hiếp dâm trẻ em đồng thời thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các nhà làm luật đối với đối tượng trẻ em.

Khoản 4 Điều 112 quy định mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi được dẫn chiếu đến quy định về tội hiếp dâm tại khoản 2, khoản 3 Điều 112. Đây là điểm bất hợp lý vì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản này nếu thỏa mãn các tình tiết định khung tăng nặng được quy định ở các khoản đó. Để khắc phục hạn chế trên, tại lần sửa đổi bổ sung lần thứ hai của Bộ luật Hình sự năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991 đã tăng khung hình phạt tại khoản 4 Điều 112 như sau: "Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình" [29].

Bộ luật Hình sự 1985 đã quy định về cưỡng dâm trẻ em trong tội cưỡng dâm nói chung. Hành vi cưỡng dâm trẻ em chỉ là một tình tiết tăng nặng của tội này.

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao

cấu thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tội cưỡng dâm người chưa thành niên từ 13 tuổi trở lên thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Cưỡng dâm nhiều người;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm [27].

Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 1985 còn quy định về tội giao cấu với người dưới 16 tuổi tại Điều 114, theo đó: "Người nào đã thành niên mà giao cấu với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm" [27].

Như vậy, qua nghiên cứu quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 về các tội xâm phạm tình dục trẻ em ta có thể thấy. Việc quy định như tại Điều 112, 113, 114 thực sự đã giải quyết được vấn đề bất hợp lý trước đây cũng như đã có tính phân hóa tội phạm cao hơn. Tuy nhiên, mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung nhưng hai tội là tội hiếp dâm trẻ và tội cưỡng dâm trẻ em vẫn chỉ là quy định nằm trong điều luật về tội hiếp dâm và cưỡng dâm nói chung. Như vậy, chưa có sự phân hóa trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em. Bởi lẽ, hành vi hiếp dâm trẻ em và cưỡng dâm trẻ em đều có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hẳn so với hành vi hiếp dâm và cưỡng dâm thông thường. Thêm vào đó, tình hình phạm tội hiếp dâm nói chung và hiếp dâm trẻ em nói riêng không hề giảm đi mà còn có chiều hướng gia tăng nên Tòa án nhân dân tối cao đã ra Công văn số 73/TK ngày 2/3/1995 hướng dẫn về đường lối xét xử loại tội phạm tình dục

trẻ em. Công văn có đoạn: "Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu tòa án nhân dân các địa phương chủ động làm việc với các cơ quan Công an và Viện kiểm sát cùng cấp nắm tình hình và có kế hoạch phối hợp ngay từ giai đoạn điều tra để nhanh chóng đưa ra truy tố, xét xử những người có hành vi hiếp dâm trẻ em,…" [42] và khi xét xử "phải xử thật nghiêm khắc với hình phạt cao trong khung hình phạt quy định tại các điều luật áp dụng, đồng thời phải áp dụng thêm hình phạt bổ sung…" [42].

Để phân hóa tội phạm rõ ràng hơn nữa, tại lần sửa đổi bổ sung lần thứ tư của Bộ luật Hình sự năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 đã tách đoạn 2 khoản 1 và khoản 4 của Điều 112 và khoản 4 của Điều 113 thành các tội riêng, được quy định tại Điều 112a "tội hiếp dâm trẻ em" và Điều 113a về tội cưỡng dâm trẻ em với mức hình phạt rất nghiêm khắc:

1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Gây tổn hại rất nặng cho sức khỏe của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình [31].

Việc quy định hành vi xâm phạm tình dục trẻ em như hiếp dâm, cưỡng dâm thành một tội riêng với mức hình phạt cao thể hiện thái độ đặc biệt nghiêm khắc của nhà làm luật đối với loại tội phạm có tính phi đạo đức cao này. Đồng thời, việc quy định như trên trong Bộ luật Hình sự là cần thiết và cấp bách để xử lý nghiêm đối với loại tội phạm này, phù hợp với tình hình và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm tình dục trẻ em.

Đây là một điểm đáng chú ý trong pháp luật hình sự Việt Nam. Qua tìm hiểu các quy định của Bộ luật Hình sự một số nước như Nhật Bản, Thụy Điển, Trung Quốc,…cho thấy, trong Bộ luật Hình sự các nước này đều không quy định hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em thành một tội danh độc lập. Hiếp dâm trẻ em hoặc hiếp dâm người chưa thành niên chỉ là trường hợp đặc biệt của tội Hiếp dâm. Người phạm tội hiếp dâm trẻ em chưa đủ 14 tuổi hoặc hiếp dâm người chưa thành niên sẽ bị xử phạt nặng hơn so với những trường hợp phạm tội hiếp dâm đối với người đã thành niên.

Sau khi Điều 112a và Điều 113a được bổ sung, tại Thông tư liên tịch số 01/1998/TANDTC-VKSNDTC-BNV đã có hướng dẫn áp dụng khoản 4 Điều 112a: "Độ tuổi của người bị hại càng nhỏ thì mức án xử phạt đối với người phạm tội càng cao". Cụ thể là: xử phạt hai mươi năm, nếu người bị hại là trẻ em từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 13 tuổi; Xử phạt tù chung thân hoặc tử hình nếu người bị hại là trẻ em chưa đủ 6 tuổi. Nếu có nhiều tình tiết tăng tặng tại Điều 39 Bộ luật Hình sự hoặc có tình tiết định khung hình phạt tại khoản 2, khoản 3 Điều 112a thì dù nạn nhân đủ 6 tuổi trở lên cũng phải xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Có thể nói Bộ luật Hình sự năm 1985 là một bước ngoặt đáng kể trong lịch sử lập pháp nước ta. Với Bộ luật Hình sự năm 1985 lần đầu tiên kể từ khi

tuyên ngôn độc lập, nước ta có một văn bản luật hình sự thống nhất, không nằm rải rác trong nhiều văn bản như trước đây nữa. Qua các lần sửa đổi bổ sung, các quy định về tội hiếp dâm trẻ em cũng ngày càng được các nhà làm luật quan tâm đúng mức. Về hình thức, tội hiếp dâm trẻ em đã được tách ra một cách tương đối với tội hiếp dâm nói chung (được quy định tại Điều 112a) chứ không đơn thuần chỉ là một tình tiết tăng nặng của tội hiếp dâm nữa. Về mặt nội dung, dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm trẻ em cũng được quy định rõ ràng hơn, đặc biệt là các cấu thành tăng nặng của tội này

So với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội hiếp dâm trẻ em thì quy định của Điều 112a Bộ luật Hình sự năm 1985 ở các khoản 2, 3, 4 nặng hơn. Do đó, những hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ ngày 1/7/2000 mới bị phát hiện xử lý thì không áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội này mà áp dụng khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.

1.2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

Các tội xâm phạm về tình dục đặc biệt là xâm phạm tình dục trẻ em là

những hành vi mang tính nguy hiểm rất cao xâm phạm đến quyền được tôn trong và bảo vệ về danh dự nhân phẩm của con người, các tội phạm này không những chà đạp lên danh dự, nhân phẩm của nạn nhân, tác hại đến sức khỏe sự phát triển bình thường của tâm sinh lý nạn nhân thậm chí cả tính mạng của họ mà còn phá hoại nặng nề tình cảm, hạnh phúc gia đình họ trong hiện tại hoặc tương lai và ảnh hưởng xấu đến đạo đức, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Kế thừa và phát triển Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự hiện hành đã cụ thể hóa tại các Điều 112 - Tội hiếp dâm trẻ em, Điều 114 - Tội cưỡng dâm trẻ em, Điều 115 - Tội giao cấu với trẻ em, Điều 116 - Tội dâm ô với trẻ em và Điều 256 - Tội mua dâm người chưa thành niên.

Căn cứ vào thủ đoạn phạm tội và thái độ của nạn nhân có thể phân hóa thành ba trường hợp tương ứng với ba thái độ tiếp nhận của đối tượng trong

quan hệ tình dục là: Trái ý muốn (tội hiếp dâm trẻ em); miễn cưỡng (tội Cưỡng dâm trẻ em) và thuận tình (tội giao cấu với trẻ em, tội mua dâm người chưa thành niên và tội dâm ô người chưa thành niên)

1.2.1. Loại hành vi thứ nhất: hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân

Trường hợp này nạn nhân không đồng ý, không tự nguyện với việc giao cấu, thể hiện như đối tượng phản kháng hay đối tượng đang ở trong những hoàn cảnh đặc biệt không có khả năng tự vệ hoặc biểu lộ ý muốn đúng đắn với việc giao cấu, cụ thể là tội hiếp dâm trẻ em.

Tội hiếp dâm trẻ em xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Đồng thời, hành vi hiếp dâm trẻ em còn xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em, làm băng hoại các giá trị đạo đức xã hội, gây nên sự bất bình trong quần chúng nhân dân. Ngoài ra, hành vi hiếp dâm trẻ em còn có thể gây ra những tổn thương về sức khỏe và có trường hợp có thể nguy hiểm đến tính mạng các em.

Đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em có đặc điểm bắt buộc về độ tuổi. Nạn nhân của Tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em dưới 16 tuổi. Quy định này phù hợp với quy định tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Nó cũng phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý do các em ở độ tuổi này khó có thể tự vệ được và dễ bị dụ dỗ, mua chuộc. Điều luật cũng chú ý chia độ tuổi của nạn nhân thành hai khoản tương ứng với các khoản khác nhau của điều luật (khoản 1, 2, 3 áp dụng với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, khoản 4 áp dụng với hành vi hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi). Đối với hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi được quy định tại khoản 4 Điều 112 Bộ luật Hình sự thì không nhất thiết phải trái ý muốn của nạn nhân, điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các nhà làm luật đối với đối với trẻ em dưới 13 tuổi do sự non nớt của lứa tuổi này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023