Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


MAI VĂN THỌ


CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

(Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Mã số: 60 38 01 04


Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TIẾN VIỆT


HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Mai Văn Thọ

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 10

1.1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÂN BIỆT VỚI NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN 10

1.1.1. Khái niệm tội phạm về chức vụ 10

1.1.2. Phân biệt tội phạm về chức vụ với những hành vi vi phạm pháp luật

khác của người có chức vụ, quyền hạn 16

1.2. KHÁI NIỆM CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM NÀY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 19

1.2.1. Khái niệm các tội phạm khác về chức vụ 19

1.2.2. Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm khác về chức vụ trong Bộ luật

hình sự Việt Nam 20

1.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC

KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 25

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 25

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi

ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 35

Chương 2: CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 42

2.1. CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM 42

2.1.1. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật

hình sự) 43

2.1.2. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu

hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 286 Bộ luật hình sự) 45

2.1.3. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 287 Bộ luật hình sự) 49

2.1.4. Tội đào nhiệm (Điều 288 Bộ luật hình sự) 51

2.1.5. Tội đưa hối lộ (Điều 289 Bộ luật hình sự) 53

2.1.6. Tội làm môi giới hối lộ (Điều 290 Bộ luật hình sự) 55

2.1.7. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục

lợi (Điều 291 Bộ luật hình sự) 57

2.2. CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH

SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 59

2.2.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga 60

2.2.2. Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 64

2.2.3. Bộ luật hình sự Nhật Bản 67

2.2.4. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức 69

Chương 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ 77

3.1. THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 77

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh 77

3.1.2. Tình hình xét xử các tội phạm khác về chức vụ trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh 80

3.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ 99

3.2.1. Về phương diện chính trị - xã hội 99

3.2.2. Về phương diện lập pháp hình sự 101

3.2.3. Về phương diện lý luận - thực tiễn 102

3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ 103

3.3.1. Nhận xét chung 103

3.3.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể trong Bộ luật hình sự Việt Nam về

các tội phạm khác về chức vụ 106

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Bảng 3.1. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo phạm các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh 80

Bảng 3.2. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo phạm các tội phạm khác về chức

vụ giai đoạn 2008-2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 81

Bảng 3.3. Hình phạt, biện pháp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt được Tòa án áp dụng đối với các bị cáo về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 82

Bảng 3.4. Một số đặc điểm về nhân thân của các bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05

năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 82

Bảng 3.5. So sánh tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các Điều 289, 290 và 291 Bộ luật hình sự trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh và địa bàn cả nước 84

Bảng 3.6. Loại tội và số vụ án thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua nghiên cứu ngẫu nhiên tổng số 120 bản án trong

chín tháng đầu năm 2013 86


Biểu 3.1. Tổng số vụ án Tòa án đã xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh 80

Biểu 3.2. Tổng số bị cáo Tòa án đã xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 81

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng, tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Đời sống văn hóa, xã hội tiến bộ trên nhiều mặt, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chương trình xóa đói, giảm nghèo được thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật. Hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được nâng cao, giữ vững và ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm về chức vụ và tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện nói riêng, đặc biệt các tội phạm khác về chức vụ vẫn diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, đặc biệt là tình hình tội phạm ẩn trong nhóm tội phạm này (như tội đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; v.v...). Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng khó phát hiện và phức tạp hơn. Điều này xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm ngày càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ, quyền hạn cao tại các cơ quan nhà nước, bản thân đội ngũ cán bộ, công chức chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ

phận bị tha hóa, biến chất bởi sức mạnh của đồng tiền hoặc trình độ, chuyên môn chưa đáp ứng với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; hoặc do bị mua chuộc, lôi kéo, đưa hối lộ; v.v...

Thực tiễn xét xử về các tội phạm khác về chức vụ cho thấy, tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung cho thấy, các tội phạm này rất ít xảy ra hoặc có xảy ra chỉ tập trung vào ba tội phạm như: tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291) trong Mục B, còn lại chủ yếu phạm các tội phạm về tham nhũng (Mục A) trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ. Chẳng hạn, trong thời gian 05 năm (2008 - 2012), có tổng số 40 vụ án và 93 bị cáo bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, thì cả nước là 183 vụ án và 379 bị cáo, chiếm tỷ lệ 21,9% số vụ án và 24,5% số bị cáo; v.v...

Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành, sửa đổi năm 2009 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) cho thấy, khái niệm tội phạm về chức vụ được quy định tại Điều 227 Chương XXI Bộ luật hình sự là “những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”. Như vậy, việc quy định khái niệm tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự là cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan trong công tác phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với những hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn nhằm xử lý đúng đắn, chính xác đối với loại tội phạm này. Tuy nhiên, cũng nằm cùng trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ, nhưng Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ lại có những tội phạm không phải do người có chức

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí