mậu dịch, hợp tác kỹ thuật, viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng… đẩy nhanh việc phát triển và cùng nhau chi viện cho biên giới. Áp dụng các biện pháp có hiệu lực khích lệ và ủng hộ các biện pháp huy động vốn trong dân đối với các hạng mục xây dựng, chính sách tài sản và quy hoạch phù hợp với khu vực biên giới. Đồng thời, cần phát huy tác dụng và ưu thế của các đơn vị bộ đội biên phòng cơ sở ở khu vực biên giới, giúp đỡ khó khăn cho các hộ nghèo, tuyên truyền giáo dục … triển khai mở rộng các họat động quân dân cùng xây dựng.
Kế hoạch cũng đề ra các chính sách thực hiện bao gồm:
- Tăng vốn đầu tư đối với khu vực biên giới.
- Thực thi chính sách đặc thù giúp đỡ khó khăn cho các dân tộc biên giới.
- Ủng hộ phát triển mậu dịch biên giới và hợp tác kinh tế khu vực.
- Thực hiện chính sách ưu đãi toàn diện cho sự nghiệp xã hội.
- Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân tài cho khu vực biên giới.
- Thực thi một loạt công trình trọng điểm Hưng biên phú dân.
Trên cơ sở chương trình mục tiêu và nội dung mang tính định hướng đó, các cơ quan ban ngành có liên quan đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện được các công việc mà chương trình ―Hưng biên phú dân‖ đặt ra. Thực chất của chương trình ―Hưng biên phú dân‖ là một chương trình hành động cụ thể, do chính phủ quản lí, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Chính phủ Trung Quốc hy vọng với các chính sách ưu đãi đưa ra, họ có thể nhanh chóng làm cho kinh tế khu vực này được cải thiện đáng kể. Mục tiêu và nội dung của ―Hưng biên phú dân‖ là một hệ thống tương đối hoàn thiện với nhiều các nội dung khác nhau, nhưng chúng ta có thể nhận thấy mục tiêu cơ bản của nó là nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân vùng biên. Thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng, tăng vốn đầu tư trong một số các lĩnh vực, áp dụng những chính sách ưu đãi về nhiều phương diện nhằm tạo cho cư dân ở đây một cơ sở tốt nhất để kiếm sống, phát triển kinh tế của bản thân.
Là một chương trình hành động cụ thể của chiến lược Đại khai phá miền Tây, trong các chính sách mang tính tổng quát cho chương trình Hưng biên
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Xã Hội Của Khu Kinh Tế Cửa Khẩu
- Từ Đại Khai Phá Miền Tây Đến Hưng Biên Phú Dân Hay Cái Nhìn Từ Trung Tâm Đến Ngoại Vi Trong Chính Sách Phát Triển Vùng Biên Của Trung Quốc
- Nội Dung Và Quá Trình Thực Hiện Chương Trình Hưng Biên Phú Dân
- Các tộc người xuyên biên giới và vấn đề phát triển vùng biên Việt – Trung từ 1990 đến nay - 20
- Carlyle A. Thayer, Ramses Amer (1999), Vietnamese Foreign Policy In Transition . Singapore: Institute Of Southeast Asian Studies.
- Ramses Amer (2000), The Sino-Vietnamese Approach To Managing Boundary Disputes' . University Of Durham: International Boundaries Research Unit
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
phú dân thì các chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế được thực hiện theo tinh thần các văn bản, chính sách của chiến lược Đại khai phá miền Tây. Các chủ trương và ưu đãi đặc thù của trong chương trình Hưng biên phú dân chính là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển thương mại vùng biên và xóa đói giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số. Các ngành, các bộ có liên quan đưa ra nhiều ưu đãi nhằm thu hút đầu tư phát triển ở khu vực vùng biên điển hình có ―3 hạng mục ưu đãi‖ bao gồm: vốn, chế độ tài chính và chính sách về thuế thu nhập‖. Tuy nhiên, về tổ chức thực hiện, trên cơ sở các chương trình mục tiêu đã đề ra, dưới sự chỉ đạo tư tưởng của cơ quan các chính phủ, chương trình ―Hưng biên phú dân‖ được giao cụ thể xuống từng địa phương các tỉnh và được thực hiện theo cơ chế tỉnh chịu trách nhiệm chính, huyện vùng biên và đồn biên phòng phải xây dựng phương án cụ thể để thực hiện kế hoạch. Các phương án và kế hoạch được đưa ra phải phù hợp với các chương trình, nội dung, mục tiêu chung của chương trình ―Hưng biên phú dân‖ và sau đó là chiến lược ―Đại khai phá Miền Tây‖. Với cơ chế này mỗi địa phương cấp cơ sở dựa trên tình hình thực tế của địa phương mình để đề ra kế hoạch thực hiện đạt được hiệu quả nhất. Cơ chế thực hiện này cũng hoàn toàn hợp lí khi Trung Quốc có đường biên giới trải dài qua 15 quốc gia, với các điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều khác biệt giữa các vùng miền. Bộ đội biên phòng kết hợp với chính quyền địa phương tạo nên cơ chế phối hợp giữa phát triển kinh tế xã hội với vấn đề an ninh quốc phòng. Chương trình ―Hưng biên phú dân‖ là một chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới nhưng đồng thời cũng là một chương trình để củng cố sự ổn định, bảo vệ vùng biên giới của Trung Quốc.
5.3. Thực hiện Hưng biên phú dân tại khu tự trị dân tộc Zhuang Quảng Tây
5.3.1. Về khu tự trị dân tộc Zhuang, tỉnh Quảng Tây
Khu tự trị dân tộc Zhuang nằm ở miền Nam của Trung Quốc tiếp giáp với Vân Nam ở phía tây, Quý Châu phía bắc, Hồ Nam ở phía đông bắc, và Quảng Đông ở phía đông nam. Nó cũng có biên giới với Việt Nam ở phía tây nam, tiếp
giáp các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam) và Vịnh Bắc Bộ ở phía nam.
Cảnh quan Quảng Tây căn bản là vùng núi. Dãy Nam Lĩnh nằm ở ranh giới phía đông bắc, với Việt Thành Lĩnh (越城岭) và Hải Dương Sơn (海洋ft) là
những nhánh ngắn của Nam Lĩnh. Gần vào giữa tỉnh hơn có các núi Đại Dao Sơn
(大瑶ft) và Đại Minh Sơn (大明ft). Về phía bắc có các núi Đô Dương Sơn
(都阳ft) và Phượng Hoàng Sơn (凤凰ft), còn ở vùng ranh giới đông nam có núi
Vân Khai Đại Sơn (云开大ft). Đỉnh núi cao nhất Quảng Tây là Miêu Nhi Sơn, thuộc dãy Việt Thành Lĩnh, cao 2141 m. Nhiều con sông cắt qua các dãy núi tạo thành các thung lũng. Hầu hết các sông này đều thuộc lưu vực sông Tây Giang:
Tỉnh có 12 dân tộc cùng sinh sống gồm: Zhuang, Han, Yao, Hui, Yi, Jing, Shui, Miao, Tong, Wulao, Mao Man, Tu Jia. Đến cuối 2003, tổng dân số của Guang Xi là 48,57 triệu người trong đó người Han chiếm 61,6%.
Tòan bộ khu vực biên giới của tỉnh Quảng Tây giáp với Việt Nam có chiều dài 1024km gồm 8 huyện (thị, trấn, khu) với dân số 239.46 vạn người, chiếm 4.9% dân số toàn tỉnh trong đó dân tộc thiểu số chiếm 78.4%.
Mặc dù có nhiều thay đổi từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa nhất là khi quan hệ với Việt Nam được bình thường hóa nhưng Guang Xi vẫn là một tỉnh nghèo với trình độ phát triển kinh tế xã hội lạc hậu hơn nhiều so với các tỉnh thành phố khác trong cả nước. Khu vực biên giới Guang Xi lại là khu vực nghèo nhất tỉnh với nền kinh tế lạc hâu, đời sống của người dân hết sức khó khăn. Với những đặc điểm đó, tỉnh miền núi biên giới Guang Xi là một khu vực trọng điểm thực hiện Hưng biên phú dân.
5.3.2. Chương trình Hưng biên phú dân tại khu tự trị dân tộc Zhuang
Trên cơ sở định hướng của mục tiêu, các chính sách chung của toàn bộ chương trình, Hưng biên phú dân trên dựa tình hình của từng địa phương khu vực đề ra các phương án nhằm trong thời gian nhanh nhất đạt được mục tiêu đề ra chung của toàn chương trình. Chương trình phát triển biên giới của Quảng Tây được xây dựng trên cơ sở tình hình thực tế nhưng vẫn tuân thủ những nguyên tắc chung của chương trình Hưng Biên phú dân cũng như chiến lược Đại khai phá miền Tây. Trên cơ sở tư tưởng hưng biên phú dân của chính phủ, tỉnh Quảng Tây đã có những biện pháp cụ thể để phát triển vùng biên giới của mình.
Với quan điểm hòan thiện cơ sở vật chất hạ tầng là điều kiện tiên quyết để thực hiện các chương trình mục tiêu khác, chương trình phát triển biên giới của tỉnh Quảng Tây tập trung chủ yếu vào phát triển cơ sở vật chất hạ tầng vùng biên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau từ giao thông, y tế, giáo dục…. có kết hợp chặt chẽ với công tác an ninh quốc phòng. Tháng 8 năm 2000 chính quyền khu tự trị dân tộc Zhuang đã đề ra Chương trình xây dựng vùng biên giới của riêng mình. Quảng Tây đã xây dựng những chương trình hành động lớn xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng để thực hiện chương trình hưng biên phú dân.
Chương trình xây dựng vùng biên giới đề ra trong năm 2000 gồm 24 công việc thực hiện cho vùng biên giới với các nội dung chủ yếu:
- Bộ đội biên phòng phải đóng vai trò chủ yếu trong công tác xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng trong đó mục tiêu trọng điểm là hoàn thành hệ thống các tuyến đường nhựa dọc biên giới từ thành phố Đông Hưng đến huyện Nafa và đến các trạm biên phòng, các điểm mậu dịch biên giới.
- Mỗi huyện hoặc thành phố phải hoàn thành đường ôtô làm bằng bêtông, cải tạo và hoàn thiện 1 trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Mỗi xã hoặc thị trấn phải xây dựng môt trường trung học cơ sở theo tiêu chuẩn quốc gia, , 1 trường tiểu học, hoàn thiện một trạm y tế, giải quyết nguồn nước sạch cho các xã và thị trấn, xây dựng một trạm văn hóa, 1 điểm bưu điện, 1 chợ giao dịch có quy mô nhất định, từ huyện đến các xã và thị
trấn đều có đường nhựa, giải quyết vấn đề chỗ ở cho cán bộ của cơ quan xã và thị trấn.
- Mỗi thôn phải có đường ôtô, đường điện thoại, đường điện, phủ sóng phát thanh và truyền hình, giải quyết nguồn nước sạch, giải quyết vấn đề nơi làm việc cho ủy ban các thôn, xây dựng một trường tiểu học nội trú, 1 trạm y tế, 1 trạm phục vụ kế hoạch hóa gia đình, xóa bỏ triệt để các ngôi nhà có mái làm bằng cỏ tranh.
Đến năm 2008, Quảng Tây tiếp tục thực hiện chương trình lớn xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nhằm thực hiện thành công chiến lược Hưng biên phú dân. Mục tỉêu chủ yếu của chương trình lần này là tiến hành cải tạo tổng hợp đối với khu vực biên giới, làm cho cơ sở vật chất hạ tầng, các công trình giao thông của 8 thôn biên giới trong phạm vi 3km từ đường biên có được sự cải thiện đáng kể, đạt được trình độ phát triển chung của toàn tỉnh, giúp cho biên dân có thể thoát nghèo. Mục tiêu cụ thể của chương trình lần này là xây dựng và hoàn thiện các đường giao thông liên thôn, cơ bản xây dựng được hệ thống đường giao thông đến các khu vực dân cư tập trung từ 20 hộ dân trở lên, cơ bản giải quyết vấn đề nước sạch cho người dân, cơ bản giải quyết nhu cầu sử dụng điện của người dân, cải tạo điều kiện vệ sinh và nhà tranh nứa, xây dựng các nhà vệ sinh ở cấp thôn tiến tới mỗi thôn đều có viện vệ sinh, cơ bản thực hiện hoàn thiện hệ thống phát thanh truyền hình đến thôn bản để mọi người đều có thể xem được các chương trình, tiết mục của đài phát thanh truyền hình trung ương, tiến thêm một bước hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng các cửa khẩu, nâng cao hình tượng của quốc gia và xúc tiến thương mại biên giới phát triển.
Những việc làm trên được giao cho các ngành giao thông, giáo dục, xây dựng, thủy lợi, y tế, kế hoạch hóa gia đình, phát thanh truyền hình, văn hóa điện lực, bưu chính.
Mục tiêu hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng của tất cả các ngành nghề là mục tiêu để từ đó xây dựng vùng biên theo những tiêu chí và hệ tư tưởng đồng nhất với sự phát triển chung của cả nước, cùng với hệ thống giao thông được nối liền từ nội
địa đến vùng biên là điều kiện quan trọng để duy trì sự thống nhất của đất nước và bảo vệ khu vực biên cương.
Ngoài ra, Quảng Tây còn xây dựng chương trình phát triển kinh tế toàn diện mang đặc sắc riêng của từng khu vực và địa phương nhằm phát huy thế mạnh của từng khu vực trong tỉnh. Quảng Tây chủ trương xây dựng kinh tế tỉnh theo 5 khu vực kinh tế với những đặc trưng riêng:
Khu kinh tế ven biển Nam Quảng Tây lấy kinh tế chung, các ngành kinh tế biển, kinh tế có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao làm trọng điểm.
Khu kinh tế miền Bắc Quảng Tây lấy du lịch và nông nghiệp làm trọng
điểm.
Khu kinh tế đông Quảng Tây lấy nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hương
trấn và kinh tế đối ngoại làm trọng điểm.
Khu kinh tế Tây Quảng Tây lấy nghề chăn nuôi và khai thác khoáng sản làm trọng điểm.
Xây dựng và hoàn thiện các khu vực kinh tế này không chỉ phát huy được thế mạnh của các khu vực khác nhau trong tỉnh mà còn từng bước điều chỉnh được cơ cấu kinh tế trong toàn tỉnh.
5.3.3. Kết quả của chương trình Hưng biên phú dân tại Quảng Tây
Sự thay đổi và hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng là kết quả lớn nhất mà chương trình Hưng biên phú dân mang lại cho người dân.
Bắt đầu từ năm 2000, việc nhà nước quyết định thực hiện một loạt các chương trình trọng điểm xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển vùng biên giới đã có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với việc phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng của tỉnh Quảng Tây. Trên cơ sở có sự giúp đỡ về nguồn ngân sách trong chương trình của nhà nước trung ương cùng nguồn tài chính của địa phương, ―đại chiến xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng khu vực biên giới‖ đã đầu tư 2 tỷ nhân dân tệ nhằm xây dựng 24 hạng mục cơ sở vật chất hạ tầng trọng điểm tại khu vực biên giới. Xây dựng 1.79 vạn công trình trên toàn tuyến biên giới Quảng Tây khiến 242
vạn dân được hưởng lợi. Đến giai đoạn 2008-2010 Quảng Tây lại tiến hành tổ chức ―đại chiến xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng khu vực biên giới‖, tranh thủ nguồn tài chính hỗ trợ của quốc gia cũng như nguồn vốn tại chỗ của địa phương phân biên giới thành 2 khu vực là khu vực cách đường biên giới từ 0-3km và từ 3- 20km đầu tư 1,63 tỷ nhân dân tệ tập trung giải quyết 10 vấn đề lạc hậu về cơ sở vật chất hạ tầng cũng như vấn đề phát triển xã hội, khiến cho 50 vạn người được hưởng lợi từ 6.1 vạn hạng mục công trình của chương trình.
Ngoài ra, hưởng lợi từ hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, việc thực hiện Hưng biên phú dân đã khiến cho khu vực biên giới Guang Xi có được bước phát triển đáng kể. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, thực lực kinh tế được nâng cao. Năm 2004, 8 huyện,( thị, khu) ở biên giới đã có tổng sản phẩm quốc dân là 1064704 vạn nhân dân tệ, tăng 27,25% so với năm 1998. Thu nhập tài chính là 1,13431 tỷ nhân dân tệ tăng 84,05% so với năm 1998 (Huang Qixue.2008).
Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế trong tỉnh không ngừng được điều chỉnh theo hướng hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế trong một thời gian dài ở khu vực biên giới tỉnh Guang Xi là khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3 trong đó khu vực 1 (nông lâm ngư nghiệp) luôn chiếm một tỉ trọng khá lớn. Sau khi thực hiện chương trình Hưng biên phú dân đặc biệt là việc hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, khu vực đã thu hút được một lượng lớn các nguồn đầu tư từ bên ngoài vào, hình thành nên một loạt các xí nghiệp, nhà máy sản xuất nhỏ và vừa ở 8 huyện, thị biên giới, thúc đẩy sản xuất công nghiệp của địa phương phát triển, khiến cho các ngành kinh tế khu vực 2 luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. Cùng với sự đầu tư của cấp chính quyền về cơ sở vật chất hạ tầng các ngành kinh tế như vận chuyển, du lịch và thương mại cũng đạt được sự phát triển đáng kể. Theo đó, nhóm ngành kinh tế thứ 3cũng có sự gia tăng đáng kể trong cơ cấu GDP. Năm 2004, đánh dấu bước chuyển biến rõ rệt trong cơ cấu kinh tế của 8 huyện thị vùng biên Quảng Tây khi tổng giá trị sản lượng của các nghành kinh tế khu vực 2 và 3 vượt xa so với khu vực 1.
Ngoài ra, công tác mở cửa đối với bên ngoài ngày càng được mở rộng. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Quảng Xi là 6,25846 tỉ nhân dân tệ tăng 126,26% so với 1998 (2,766 tỉ nhân dân tệ). Vốn đầu tư cố định vào khu vực biên giới của Guang Xi tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 2004, vốn đầu tư cố định là 381810 vạn nhân dân tệ tăng 105,46% so với năm 1998. Số vốn đầu tư này không chỉ tạo nên sự chuyển biến trong hiệu quả kinh tế và cơ cấu kinh tế mà còn tạo nên khả năng duy trì sự phát triển kinh tế trong khu vực. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, thu nhập bình quân của người dân cũng ngày được nâng cao. Năm 2004 thu nhập bình quân năm của nông dân các huyện thị biên giới Guang Xi là 2060,5 nhân dân tệ/năm, tăng 6,9% so với 1998. Thu nhập của biên dân và chất lượng cuộc sống của cư dân tại các hương trấn không ngừng được nâng cao.
Tiểu kết
1. Chiến lược phát triển vùng biên giới của Trung Quốc được xây dựng và thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách mang tính khu vực và quốc gia khác mà Trung Quốc đang thực hiện. Điều này tạo nên một hệ thống chính sách nhất quán từ trung ương đến địa phương và mang tính chiến lược lâu dài.
2. Chương trình Hưng biên phú dân có nội dung phong phú, đa dạng và toàn diện. Mục tiêu của chương trình này là tạo cơ sở để hình thành cơ chế tự thoát nghèo của cư dân. Với mục tiêu đó, nội dung cơ bản nhất của Hưng biên phú dân là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, coi đây là điều kiện tiên quyết để lôi kéo, tạo nên toàn bộ những thay đổi khác trong khu vực.
3. Hưng biên phú dân lấy hiệu quả kinh tế, lấy phát triển và tăng trưởng làm mục đích trọng yếu để thực hiện các mục tiêu khác về công tác dân tộc, an ninh quốc phòng cũng như chính trị quân sự.