Các tộc người xuyên biên giới và vấn đề phát triển vùng biên Việt – Trung từ 1990 đến nay - 20

4. Chương trình Hưng biên phú dân thực hiện đã có những ảnh hưởng và tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới về các phương diện đặc biệt là phát triển kinh tế và tăng cường giao lưu với bên ngoài.


5. Hưng biên phú dân xây dựng được cơ chế hành động hiệu quả. Nhà nước trung ương quản lý ở cấp vĩ mô với chính sách phân bố nguồn vốn và định hướng chung. Các tỉnh hoạch định và quản lý chương trình của tỉnh mình, nội dung cụ thể và tổ chức thực hiện được giao xuống địa phương phối hợp với bộ đội biên phòng. Cơ chế này khiến cho việc thực hiện Hưng biên phú dân sát với thực tế của địa phương nhằm tạo được hiệu quả cao nhất nhưng lại tuân thủ theo định hướng chung của nhà nước.

KẾT LUẬN


Các tộc người xuyên biên giới và chính sách phát triển vùng biên là vấn đề phức tạp và nhạy cảm đối với mỗi quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, xu thế chung ở các vùng biên trên thế giới hiện nay là chuyển từ xung đột và tranh chấp bằng vũ lực sang đối thoại và hợp tác phát triển. Trong bối cảnh đó, cả hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đều đặc biệt quan tâm đến vùng biên giới Việt – Trung và nhiều chiến lược phát triển vùng biên đã được xây dựng và thực thi. Thế nhưng cho đến nay, các nghiên cứu về vùng biên và các tộc người xuyên biên giới Việt – Trung dường như vẫn còn chưa thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Các khái niệm và cơ cấu lý luận phân tích các vấn đề của vùng biên và những năng động kinh tế - xã hội xuyên biên giới chưa được phát triển hoàn chỉnh để có thể vận dụng vào tìm hiểu không gian chính trị xã hội đặc biệt này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, như được trình bày trong luận văn này, chỉ là những cố gắng ban đầu nhằm cung cấp thông tin một cách có hệ thống, đặt cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là các nghiên cứu thực địa sâu rộng hơn. Một số nhận xét ban đầu rút ra dưới đây chỉ là những phản ánh chung nhất trên cơ sở tài liệu hiện có về chủ đề này.

1. Biên giới là một phạm trù lịch sử. Đường biên giới Việt – Trung được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài dưới tác động của nhiều nhân tố chính trị, quân sự và ngoại giao. Cho đến hiện nay, biên giới Việt – Trung đã được xác lập về cơ bản theo các tiêu chí biên giới hiện đại của quốc tế nhưng những ý kiến khác nhau về đường biên vẫn đang sẽ còn tiếp tục có nhiều ý kiến khác nhau. Điều này cho thấy đường biên chắc chắn là một yếu tố tác động đến ổn định và phát triển của vùng biên giới. Trong khi đường biên có thể được hình dung một cách rõ ràng thì khái niệm vùng biên dường như vẫn còn mơ hồ và không có một quan niệm thống nhất. Vùng biên được cho là khu vực gần với đường biên giới, nhưng không có một tiêu chí nào xác định giới hạn của không gian này. Trong chiến lược Hưng biên phú dân, Trung Quốc xác định nơi có đường biên giới đi sâu

vào trong nội địa khoảng 3 km là vùng biên giới. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều khu vực trong vòng 3 cây số ấy chỉ là rừng núi hay sông suối. Chúng tôi quan niệm vùng biên là một không gian địa - chính trị và mọi biến cố xảy ra trên đường biên đều có ảnh hưởng đến vùng biên. Dân cư trong vùng biên là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển và bảo vệ đường biên. Vì vậy nhà nước Việt nam xác định vùng biên giới Việt – Trung là một khu vực rộng lớn gồm 7 tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc. Định nghĩa này có ý nghĩa quan trọng cho việc xây dựng chiến lược phát triển vùng biên và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.

2. Các nguồn tài liệu dân tộc học Việt Nam và Trung Quốc cho thấy vùng biên giới Việt – Trung có nhiều tộc người xuyên biên giới cư trú. Theo phân loại của Trung Quốc, có 13 dân tộc được xác định là có địa bàn cư trú xuyên biên giới trong khi theo phân loại của Việt Nam, có tới 26 tộc người cư trú vắt ngang qua dải biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên sự khác nhau về số lượng nói trên có nguyên nhân chủ yếu từ tiêu chí phân loại tộc người mà mỗi quốc gia sử dụng. Trên thực tế, các tộc người được xác định là có địa bàn cư trú xuyên biên giới đều có nguồn gốc lịch sử và đặc điểm văn hóa đã được giới nghiên cứu hain nước thừa nhận. Hầu hết các tộc người xuyên biên giới ở vùng biên giới Việt Trung đều có nguồn gốc xuất xứ từ bên kia biên giới. Họ đến định cư ở Việt Nam trong các thời điểm lịch sử khác nhau, thậm chí từ lâu trước khi quan niệm về đường biên giới và lãnh thổ quốc gia hình thành rõ ràng. Chính sự phân định đường biên quốc gia đã làm cho địa bàn cư trú liền khoảnh hay phân tán của các cộng đồng dân cư này bị chia cắt. Nhưng đó chỉ là đường biên chính trị, và nó thực ra cũng không trở thành một rào cản đối với các quan hệ tộc người xuyên biên giới, ngược lại đó được xem là những nhân tố xúc tác làm tăng các năng động kinh tế xã hội ở vùng biên. Vì vậy, đường biên văn hóa tộc người không chịu ảnh hưởng nhiều của đường biên giới chính trị. Tuy nhiên, do quá trình di cư, cộng cư và tiếp xúc văn hóa, cũng như tác động của yếu tố văn hóa chính trị ở mỗi quốc gia, bản sắc văn hóa của các nhóm tộc người bị chia cắt này đều có những phai nhạt so với văn hóa gốc. Dù sao, biến đổi vẫn là một hằng số của văn hóa.

3. Khi chính sách mở cửa biên giới được thực thi, các lực lượng kinh tế thị trường đổ xô về vùng biên, các khu cửa khẩu để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Nhưng vùng biên là địa bàn nhạy cảm chính trị. Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều xây dựng các chiến lược phát triển vùng biên trên cơ sở đường lối kinh tế chính trị đã được các cấp lãnh đạo cao nhất phê duyệt. Vùng biên không chỉ được biến thành nơi hợp tác phát triển giữa các quốc gia láng giềng, nó cung bị biến thành nơi mà các quốc gia cạnh tranh nhau để phát triển. Hai xu thế hợp tác và cạnh tranh phát triển đã trở thành động lực của các chiến lược xây dựng vùng biên ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như quan tâm hơn đến chủ thể là người dân vùng biên khi nhấn mạnh tư tưởng ―hưng biên phú dân‖. Nhiều chính sách liên quan đến vùng biên của Việt Nam chưa đặt ―biên dân‖ ở đúng vị trí quan trọng của họ. Chương trình 135 được cho là thành công nhưng không chỉ vận dụng ở khu vực biên giới. Chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu trong khi làm thay đổi bộ mặt kinh tế vùng biên nhưng dòng lợi nhuận không được đầu tư trở lại để phát triển vùng biên mà chảy vào túi các nhà đầu tư và thương nhân, chủ yếu là những người di cư từ vùng khác tới. Một loạt các chương trình phát triển hạ tầng cơ sở có nguy cơ đẩy người dân vùng biên vốn đã sinh sống lâu đời ở vùng biên vào tình trạng tái định cư liên miên. Những yếu tố này cần phải được tính tới khi hoạch đinh phát triển vùng biên mới có thể tạo ra một vùng biên hóa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

4. Nhìn từ quan điểm địa – chính trị, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét so sánh về chiến lược phát triển vùng biên Việt – Trung.

Thứ nhất, chính sách phát triển vùng biên của Trung Quốc và Việt Nam đều nhằm kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện chính sách dân tộc với mục tiêu an ninh quốc phòng. Cả hai nhà nước đều muốn có được sự phát triển cân đối giữa các khu vực, vùng miền trong cả nước, xóa bỏ khoảng cách trong trình độ phát triển của khu vực trung tâm và biên giới. Từ đó thực hiện chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng nhau phát triển của từng nước. Đồng thời chính sách đối với biên giới của hai nước cũng không tách khỏi mục tiêu tăng

Các tộc người xuyên biên giới và vấn đề phát triển vùng biên Việt – Trung từ 1990 đến nay - 20

cường ảnh hưởng của nhà nước đối với vùng biên, khiến cho vùng biên viễn trở thành một bộ phận không thể tách rời khu vực trung tâm, tạo nên một lá chắn vững chắc cho an ninh và quốc phòng của quốc gia. Chính sách ―biên giới mềm‖ hai nhà nước thực hiện từ những năm 1990 trở lại đây cũng phù hợp với xu thế hợp tác chung trên toàn thế giới.

Thứ hai, nội dung của các chính sách đối với phát triển của hai nước tương đối toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, trong đó nội dung trọng yếu của các chính sách này đều lấy công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất các lĩnh vực và tạo cơ chế để phát triển nền kinh tế hàng hóa ở các khu vực này làm nội dung trung tâm. Các nhà hoạch định chính sách ở cả hai nước đều hy vọng cơ sở vật chất hạ tầng hoàn thiện cùng nhiều chính sách ưu đãi tạo cơ chế cho phát triển kinh tế hàng hóa sẽ là động lực từ đó tạo nên cho người dân môi trường để tự làm giàu, cải thiện đời sống vật chất của chính bản thân và gia đình mình, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế chính trị văn hóa giữa các dân tộc, các khu vực khác nhau.

Thứ ba, cơ chế thực thi và quá trình thực hiện các chính sách của hai bên đều tương đối linh hoạt. Hai nhà nước đều có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Cơ chế thực thi của các chương trình ở hai nước là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương dưới nội dung mục tiêu mà từng chương trình đề ra. Trong quá trình thực hiện, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, bổ sung thêm các nội dung mới cho phù hợp như chương trình Hưng biên phú dân tăng thêm nội dung giúp đỡ các dân tộc có dân số tương đối ít từ 2005, chương trình 135 của Việt Nam có thêm nội dung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ 2004.

Thứ tư, nguồn vốn của các chương trình này đều là sự kết hợp của vốn từ ngân sách nhà nước và vốn kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Chính sách kêu gọi đầu tư từ bên ngoài của hai nước được thực hiện thông qua cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đầu tư vào các khu vực này.

Thứ năm, việc thực hiện chính sách phát triển vùng biên của hai nước đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của các tộc người ở đây. Không thể phủ nhận những ảnh hưởng có ích mà nó đưa lại trong việc cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân, nhưng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề mang tính quốc gia và quốc tế. Các chính sách phát triển vùng biên được thực hiện biến khu vực biên giới thành một khu vực kinh tế năng động, kéo một lượng lớn cư dân từ các khu vực trung tâm, khu vực kinh tế phát triển đến đây làm ăn sinh sống. Kinh nghiệm và các ưu thế trong trình độ phát triển khiến cho những người này nhanh chóng nắm được các nguồn lợi quan trọng để phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân. Điều đó khiến cho cư dân các dân tộc bản địa bị gạt ra ngoài, hoặc không được hưởng những chính sách ưu đãi dành cho họ, vô tình tạo ra một khoảng cách trong phát triển ngày một chênh lệch. Đồng thời sự phát triển nhanh và mạnh của kinh tế dưới tác động của các chính sách ưu đãi đẩy nhanh hơn mối quan hệ giao lưu tộc người, giao lưu giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các mối quan hệ xuyên biên giới được phát triển.

Thứ sáu, bên cạnh những điểm tương đồng, chính sách phát triển vùng biên của hai nước cũng có những điểm khác biệt. Nhìn chung, chính sách phát triển vùng biên của Trung Quốc được hình thành và xây dựng một cách đồng bộ trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển chung của đất nước và của khu vực. Trung Quốc đã có cái nhìn toàn cục từ quốc gia đến khu vực, cái nhìn từ trung tâm đến ngoại vi tạo nên một hệ thống, cơ chế chính sách phát triển vùng biên tương đối hoàn chính. Ngược lại, Việt Nam dường như vẫn đang còn thiếu một hệ thống chiến lược hoàn chỉnh về phát triển vùng biên. Các chính sách thường được xây dựng riêng rẽ, do các Bộ của chính phủ đề xuất, thường chỉ có tầm nhìn vài năm, và thường xuyên phải bổ xung hay điều chỉnh. Ở tầm chiến lược, chưa có tư tưởng và lý luận rõ ràng trong chính sách phát triển vùng biên. Nói chung, các chính sách phát triển vùng biên ở Việt Nam thường chỉ được tạo ra để giải quyết hoặc khắc phục những vấn đề đang diễn ra ở vùng biên. Nếu 135 ra đời khi sự chênh lệch về kinh tế xã hội của khu vực biên giới và trung tâm, của miền núi và đồng bằng có

quá nhiều khác biệt thì chính sách khu kinh tế cửa khẩu ra đời khi tình hình buôn bán thương mại qua cửa khẩu của biên dân, của các công ty ngày càng trở nên phồn vinh và nước bạn có những chính sách, cơ chế xây dựng các khu kinh tế vùng biên.

5. Cuối cùng, không thể phủ nhận một thực tế rằng chính sách phát triển vùng biên mà hai nước thực thi đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ở vùng biên về kinh tế - xã hội và quan hệ tộc người. Chính sách của hai nhà nước đã làm thay đổi cơ bản cơ sở vật chất hạ tầng cũng như điều kiện sống của cư dân ở đây theo hướng hiện đại hóa. Mối quan hệ giao lưu giữa các tộc người được thúc đẩy mạnh mẽ theo xu thế ngày càng xích lại gần nhau thông qua hoạt động kinh tế và giao lưu văn hóa.

Năng động và di động của các tộc người xuyên biên giới với nền tảng tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ có thể được xem là một tác nhân mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển trong giao lưu kinh tế, văn hóa vùng biên. Ngoài ra hệ thống chợ biên giới với sự năng động của thương nhân người Hoa và người Kinh cũng có vai trò lớn lao trong thúc đẩy giao lưu kinh tế. Tuy nhiên, hệ lụy của một vùng biên mở và đang phát triển quá nóng là cửa ngõ cho các yếu tố văn hóa mới ngoại lai được du nhập, làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền văn hóa truyền thống của khu vực. Thêm vào đó, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế vùng biên cũng kéo theo những tệ nạn xã hội và các vấn đề khác như ma túy, buôn lậu, mại dâm và đặt công tác an ninh trật tự của biên giới trước những thách thức gay gắt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh

1. Abadie, Maurice (1923), Minorities of the Sino-Vietnamese Borderland. Translated into English and published in Bangkok by White Lotus in 2001; Bangkok.

2. Arichiunov, S.A and A.I. Mukholinov (1961), Những tài liệu phân loại

ngôn ngữ - dân tộc học các dân tộc ở Việt Nam. In trong: Dân tộc học Xoviet, số 1. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Nam Tiến, Viện Dân tộc học, Hà Nội.

3. Allen Carlson (2005), Unifying China, Integrating with the World. Stanford: Stanford University Press.

4. Arichiunov, S.A and A.I. Mukholinov (1963), Về đặc tính dân tộc học của các dân tộc thuộc nhóm Xá. In trong Dân tộc học Xoviet, Số1/1963. Bản dịch tiếng Việt của Viện Dân tộc học, Hà Nội.

5. Ban tuyên giáo Trung ương (2010), Khuyến khích phát triển kinh tế vùng biên giới http://www.tuyengiao.vn/Home/kinhte/2010/4/19490.aspx; 22:40' 20/4/2010.

6. Bart, Fredrik (1969), Ethnic Groups and Boundaries: The Social Organisation of Culture Difference. Boston, M.A: Little Brown.

7. Bế Viết Đẳng (1974), Một số vấn đề nghiên cứu thành phần dân tộc ở miền Bắc. In trong: Tạp chí Dân tộc học, số 6(1974), Hà Nội.

8. Bế Viết Đẳng (1974), Người Pà Thẻn và mối quan hệ giữa họ với người Mèo(Hmông), người Dao. In trong Tạp chí Dân tộc học số 3/1974, Hà Nội.

9. Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi. Hà Nội : Chính trị Quốc gia

10. Bế Viết Đẳng (chủ biên) (2006), Dân tộc học Việt nam: Định hướng và thành tựu nghiên cứu (1973-1998) Hà Nội: Khoa học Xã hội.

11. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung , Nguyễn Nam Tiến (1971),

Người Dao ở Việt Nam. Hà Nội: Khoa học Xã hội.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí