Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN NGỌC PHÚC


CÁC THIẾT CHẾ QUẢN LÝ

ĐÔ THỊ THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 602254


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ VĂN QUÂN


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT‌


CM Khâm định Việt sử thông giám cương mục

ĐVTS Đại Việt thông sử

LT Lịch triều hiến chương loại chí

LTCL Lê triều chiếu lịnh thiện chính

LQKS Lê quý kỷ sự

LTTK Lịch triều tạp kỷ

Nxb Nhà xuất bản

TB Đại Việt sử ký tục biên

TT Đại Việt sử ký toàn thư

Tr. Trang


PHẦN MỞ ĐẦU

MỤC LỤC


Trang


1.

Lý do chọn đề tài

4

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

5

3.

Mục đích nghiên cứu

8

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

8

5.

Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

9

6.

Đóng góp của luận văn

12

7.

Bố cục luận văn

12

Chương 1


CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ



THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII

14

1.1

Các tác động tự nhiên

14

1.1.1

Đặc điểm địa chất, địa hình

14

1.1.2

Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

14

1.2

Các tác động chính trị

16

1.2.1

Thăng Long với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nước


16

1.2.2

Những biến động chính trị

17

1.3

Các tác động kinh tế - xã hội

20

1.3.1

Sự hưng khởi của nền kinh tế hàng hoá và đô thị

20

1.3.2

Tác động xã hội

25


Tiểu kết

28

Chương 2


CÁC THIẾT CHẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THĂNG LONG THẾ



KỶ XVI - XVIII

30

2.1

Thành Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII

30

2.1.1

Hệ thống thành luỹ

30

2.1.2

Khu vực chính trị - hành chính

32

2.1.3

Khu vực kinh tế - dân gian

35

2.2

Tổ chức bộ máy quản lý đô thị

40

2.2.1

Cơ cấu đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy quan lại

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 1

- Cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính các cấp 40

- Nguyên tắc tổ chức; nhiệm vụ, chức trách của bộ máy

quản lý hành chính các cấp 42

2.2.2 Đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng và các cơ chế kiểm soát, tổ

chức quản lý hành chính 52

- Đào tạo, tuyển chọn và bổ dụng 52

- Cơ chế vận hành, giám sát các hoạt động của bộ máy hành

chính các cấp 55

2.3 Các cơ chế tự trị - tự quản trong hoạt động quản lý đô thị 58

Tiểu kết 67

Chương 3 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII 69

3.1 Quản lý dân cư 69

3.1.1 Các biện pháp hành chính quản lý dân cư 69

3.1.2 Quan lại, Nho sĩ, binh lính 70

3.1.3 Thợ thủ công - thương nhân, nông dân 77

3.1.4 Các đối tượng dân cư khác 80

3.2 Quản lý các hoạt động kinh tế 84

3.2.1 Quản lý thủ công nghiệp 85

3.2.2 Quản lý thương nghiệp 87

3.2.3 Quản lý các hoạt động ngoại thương 91

3.2.4 Quản lý nông nghiệp 94

3.3 Quản lý an ninh trật tự đô thị 96

3.4 Quản lý tài nguyên, môi trường 101

3.4.1 Quản lý đất đai 101

3.4.2 Quản lý sông, hồ, đầm và hệ thống đê điều 103

3.5 Quản lý một số lĩnh vực khác 106

3.5.1 Một số chính sách quản lý giáo dục, khoa cử 106

3.5.2 Quản lý phong tục, nếp sống 109

Tiểu kết 112

KẾT LUẬN115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC

- Phụ lục 1: Biên niên sự kiện Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII

- Phụ lục 2: Nội dung các lệnh dụ về tổ chức và hoạt động quản lý Thăng Long trong "Lê triều chiếu lịnh thiện chính"

- Phụ lục 3: Một số quy định đối với Thăng Long trong "Quốc triều hình luật"

- Phụ lục 4: Một số quy định trong "Lê triều hội điển"

- Phụ lục 5: Văn bia

- Phụ lục 6: Tư liệu phương Tây về Thăng Long - Kẻ Chợ (trích dịch)

- Phụ lục 7: Bản đồ Thăng Long thời Lê-Trịnh, một số hình ảnh Hà Nội cổ

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1 Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đô thị đang ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo đối với khu vực nông thôn và toàn xã hội nói chung. Vấn đề quản lý và phát triển đô thị do đó đang đặt ra những yêu cầu bức thiết, đòi hỏi sự đầu tư trên nhiều phương diện, từ nguồn vốn vật chất, nguồn nhân lực, trình độ, kinh nghiệm tổ chức và quản lý... Vì vậy, đô thị và lĩnh vực quản lý đô thị trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, theo nhiều hướng tiếp cận.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn, theo sự vận động của quá trình kinh tế - xã hội, đô thị Việt Nam có đặc điểm, tính chất và đặc thù riêng. Thời Bắc thuộc, hình thành một số đô thị - lỵ sở cai trị của chính quyền đô hộ (Luy Lâu, Tống Bình), cảng thị - nơi diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán trong và ngoài nước (Lạch Trường, Chiêm Cảng). Thời Trung đại, các vương triều phong kiến độc lập đều chú ý xây dựng kinh đô trở thành trung tâm quyền lực, do vậy, loại hình đô thị chính trị - hành chính có điều kiện phát triển (Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô).

Nhìn một cách tổng quát, đến trước thời cận đại, đô thị Việt Nam mang đặc trưng của loại hình đô thị phương Đông truyền thống, đó là sự kết hợp của hai yếu tố đô (trung tâm, lỵ sở hành chính quan liêu) và thị (tụ điểm kinh tế, nơi tập trung các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá). Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong suốt quá trình tồn tại, có đô thị nổi bật hơn về chức năng hành chính (Cổ Loa, Phú Xuân), ngược lại, có đô thị chủ yếu giữ vị trí trung tâm kinh tế (Phố Hiến, Hội An).

1.3 Trường hợp điển hình, hội tụ đầy đủ cả hai yếu tố đô - thị là Thăng Long

- Hà Nội. Hơn 9 thế kỷ kể từ thời điểm định đô năm 1010, gần như liên tục, Thăng Long luôn giữ được sự phát triển cân đối, vừa đảm trách vai trò của một trung tâm chính trị - hành chính, vừa là trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước, trở thành đô thị tiêu biểu suốt thời kỳ trung đại. Xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của đô thị này, mỗi giai đoạn lịch sử, quản lý đô thị Thăng Long, trong đó có việc tổ

chức và vận hành bộ máy quản lý hành chính, các lĩnh vực quản lý đô thị (quản lý dân cư, văn hoá, tài nguyên...) có thể xem như một đại diện, phản ánh hiệu quả quản lý đô thị, quản lý đất nước đương thời.

1.4 Khác với thời Lý, Trần, Lê Sơ, trải ba thế kỷ XVI, XVII, XVIII dưới thời Mạc và Lê Trung hưng là thời kỳ diễn ra nhiều biến động về chính trị - xã hội của đất nước: các cuộc nội chiến, xung đột phe phái giữa các tập đoàn phong kiến Bắc triều - Nam triều, Đàng Trong - Đàng Ngoài, thể chế quyền lực “lưỡng đầu chế” thời Lê - Trịnh (tồn tại song song hai hệ thống chính quyền tại Thăng Long: triều đình vua Lê và hệ thống Ngũ phủ phủ liêu của chúa Trịnh), sự lan rộng về địa bàn và quy mô của các phong trào khởi nghĩa nông dân... tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội. Thăng Long với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nước là địa phương chịu tác động mạnh mẽ và thường xuyên từ những biến động này.

Bên cạnh đó, giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII, cả trên bình diện trong nước và quốc tế đều diễn ra những chuyển biến thuận lợi, tạo đà cho quá trình phát triển phồn thịnh của nền kinh tế hàng hoá và sự hưng khởi của đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ. Sự hưng khởi này được biểu hiện trên nhiều phương diện: hoạt động kinh tế nhộn nhịp, cơ cấu, số lượng dân cư, quy hoạch đô thị, đời sống sinh hoạt văn hoá đô thị...

Bài học kinh nghiệm về tổ chức và quản lý đô thị trong bối cảnh như vậy hẳn sẽ giúp ích cho công cuộc quản lý và phát triển đô thị đương đại.

Với những nguyên nhân và lý do trên, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII” làm đề tài luận văn của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Là một đô thị Việt Nam tiêu biểu, Thăng Long - Hà Nội trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Thăng Long - Hà Nội được tìm hiểu từ nhiều góc độ, trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

Thiết chế quản lý đô thị, tổ chức bộ máy quản lý đô thị thuộc phạm vi lĩnh vực tổ chức, xây dựng bộ máy quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, nằm trong tổng thể các định chế chính trị - hành chính đương thời. Về vấn đề này, có

thể kể đến một số nghiên cứu vừa mang tính lý luận về nội dung, phương pháp tiếp cận, vừa là những giới thiệu khái quát về các thiết chế quản lý như: Đinh Gia Trinh [1968]: Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Lê Kim Ngân [1974]: Văn hoá chính trị Việt Nam: Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Vũ Thị Phụng [1990]: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trần Thị Vinh [2004]: Thể chế chính quyền nhà nước thời Lê - Trịnh: sản phẩm đặc biệt của lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII- XVIII...

Trong những chuyên khảo về đô thị Việt Nam thời kỳ cổ trung đại, Đô thị cổ Việt Nam (do tập thể các tác giả của Viện Sử học biên soạn, xuất bản năm 1989) là công trình tập hợp, trình bày một cách hệ thống về lịch sử hình thành, vai trò, đặc điểm kinh tế - xã hội các đô thị tiêu biểu thời kỳ cổ trung đại. Trong các nội dung nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, vấn đề thiết chế quản lý và hoạt động quản lý đô thị qua các thời kỳ có được đề cập, tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ rất khái quát.

Đối với những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, hai tập sách: Lịch sử thủ đô Hà Nội (Trần Huy Liệu chủ biên) công bố lần đầu năm 1960 và Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên, công bố năm 1984) viết về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, có phạm vi thời gian bao quát từ thời kỳ cổ đại đến khi trở thành Thủ đô của nước Việt Nam. Vấn đề tổ chức bộ máy, thiết chế quản lý đô thị Thăng Long cũng chỉ được nhắc đến một cách sơ lược, đặt trong tiến trình chung của toàn bộ lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

Năm 1993, công trình Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX (vốn là một luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 1984) của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ được xuất bản. Đây được coi là nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về Thăng Long - Kẻ Chợ trong thời kỳ hưng khởi của nền kinh tế hàng hoá và đô thị. Với công trình này, thông qua nguồn tư liệu phong phú, diện mạo, kết cấu kinh tế - xã hội của một thành thị trung đại được tác giả trình bày, phân tích đầy đủ và hệ thống. Tuy nhiên, vì không phải là đối tượng nghiên cứu chính, vấn đề thiết chế quản lý đô thị tuy có được tác giả đề cập nhưng cũng chỉ sơ lược trong khi trình bày về cấu trúc và quá

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí