Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 25

rò chế độ tốt đẹp cho đương thời, lập thành nền nếp rộng lớn cho mai sau, cần phải đổi cũ thành mới, lợp ngói thay cỏ gianh. Nhân đó bàn bạc với giáp Nghĩa Phê, thì trên dưới một lòng, lớn bé nhất trí. Người hưng công xuất cúng của tiền, ít nhiều vẫn qúy; người cầu phúc tìm mua gỗ lạt, lớn nhỏ đều vừa.

Năm Kỷ Tị (1689), ngày tốt, đắp thêm 3 bậc thềm đất, xây dựng 5 gian đình ngói. Lựa chọn gỗ, cây nhỏ làm rui, cây to làm cột. Chỉ huy nhóm thợ, tay khéo nảy mực, tay giỏi cầm dây. Đại thế nghiêm chỉnh, như cánh vươn lên, cạnh góc ngay ngắn, thẳng như mũi tên. Cột rường cao vút, như chim xòe cánh; mái đao rực rỡ, như trĩ tung bay.

Kiểu thức nay đổi mới, nền nếp vẫn như xưa. [...]

Nhìn lại đình này:

Đầy đủ lễ nghi, thần chứng giám, nên nhiều người vui sướng; Điều hòa nhạc điệu, thần lắng nghe, thật rò cảnh thanh bình.

Chờ xem trời cao ban cho sức khỏe vô cùng, phúc lành vô tận.

Trai làm nên Trạng nguyên Tể tướng; gái sinh ra cung nữ, hậu phi. Văn thăng hàng Tư đồ, Tư không; vò lên cấp Tam thiếu, Tam thái.

Con trẻ hiển vinh, vin dựa vẩy rồng cánh phượng, người già hưởng thọ, tăng thêm tuổi hạc thẻ rùa.

Nhà nông giàu thóc gạo, như núi như đồi, nhà buôn lợi bạc vàng, như sông như biển.

Toàn đình lớn bé yên vui, vận mệnh nhân dân bền vững, Cả giáp thuần phong mĩ tục, dựng xây đất nước phồn vinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Tất cả những lời văn dùng để ca ngợi vẻ đẹp trong đời đều thấy rò ở ngôi đình làng ta. Thật xứng đáng với cái tên "Đông Các" tốt đẹp đặt cho đình. Vậy làm bài kí này.

Ngày tốt, tiết Trùng ngọ (ngày 5 tháng 5), niên hiệu Chính Hòa triều Lê (1680 - 1705)

Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 25

Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa ất Sửu (1685), Cẩn sự lang, Thanh Hoa đạo Giám sát Ngự sử, người xã Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc là Cống Quỳnh (Đỗ Phủ) soạn.

Thị nội Thư tả Binh phiên, kiêm Tế sinh đường, Quế đường nam Trương Bá Khuyến viết.

Các nhân viên hưng công: gồm quan viên, hương lão Mĩ Phê giáp Đông Các, phường Thịnh Quang, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên [...]


ĐAN LOAN HOA LỘC THỊ BI KÍ


(BÀI KÍ BIA CHỢ HOA LỘC LÀNG ĐAN LOAN)6


Bài văn ghi việc dân chợ Hoa Lộc, giáp Đan Loan Tả, ngụ cư tại Hà thành, hội họp mội người trên dưới dựng bia.

Từng nghe: Triều đình lập ra kỉ cương là để duy trì thế đạo. Làng xóm đặt thành khoán ước, là để ngăn ngừa sự sai trái trong lòng người. Thế nhưng đời có


6 Văn bia đặt tại đình Hoa Lộc, nay thuộc phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm. Đình do dân làng Đan Loan (Bình Giang, Hải Dương) để thờ ông tổ nghề nhuộm.

khi thịnh khi suy khác nhau, việc cũng có điều nên theo, nên bỏ, không giống nhau. Cho nên việc gì thích hợp với thời trước, mà không thích hợp với thời nay, tất phải châm chước sửa đổi cho hợp thời, không thể quá câu nệ, như gắn chặt trụ đàn sắt mà gẩy.

Ấp ta, từ khi tổ tiên lập ra tới nay, có 7 họ: Vũ, Phạm, Lê, Dương, Bùi, Đoàn, Đào. Các cụ trước khoa hoạn vẻ vang, tiếng tăm lừng lẫy, cũng là một làng có danh vọng ở vùng Hải Đông vậy.

Dân làng ta, xưa nay nhiều người tản đi buôn bán ở các tỉnh, nhưng số trú ngụ tại Hà thành nhiều hơn, cũng sống về nghề buôn bán và nổi tiếng về nghề nhuộm.

Đến năm Vĩnh Thịnh đời Lê (1705 - 1719), các cụ tổ tiên của làng ta sẵn lòng sẵn của, họp những người làng trú ngụ ở đây, quyên góp gia tư, mua một khu đất tư, ở phố hàng Đào, phường Đại Lợi (xưa gọi là phường Thái Cực) dựng ngôi đình để thờ vọng vị thần ở làng cũ và thờ vị tiên sư nghề nhuộm, cùng với các tiên hiền, tiên tổ 7 họ. Từ đấy về sau, có chỗ thờ thần mà cũng có chỗ để người làng họp bàn công việc.

Nơi phồn hoa quây quần trở thành đông đúc, chợ tên là chợ Hoa Lộc và ngôi đình gọi là đình Hoa Lộc.

Làng ta có chợ, chợ ta có đình, đã từ lâu rồi.

Làng có lệ làng, chợ có lệ chợ, giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ cho nhau, điều lệ rành rành đâu ra đấy, phong tục thuần hậu không có gì đáng bàn cãi.

Nhưng đời càng về sau, phong khí ngày càng đi xuống, khác xa thời xưa. Theo như lệ cũ, nhiều điều rườm rà, nặng nề, rất là vô ích. Huống gì ngày nay gặp buổi văn minh, mọi việc cần chú trọng nhiều đến lợi ích chung, lẽ nào cứ trầm trầm, lặng lặng, cam lòng làm những điều hủ lậu ư?

Vì vậy nay họp bàn, sửa lại khoán ước, để truyền lại lâu dài. Các điều lệ mới đã đựoc ghi rò vào sổ "chợ làng".

Lại nghe: triều đình qúy chức tước, làng xóm qúy tuổi thọ, thiên hạ ai cũng tôn trọng. Sách có câu: "Người có đạo đức tốt thì trời cho sống lâu", vậy thì tuổi

thọ cũng là chức tước của trời cho. Sách lại có câu: Qúi giá thay tuổi thọ".Vậy thì há không suy lòng tôn kính những người già của nhà mình ra tôn kính người già của nhà người hay sao?

Nay trong giáp, trong chợ, người nào tuổi 50, 60, đã nộp lệ làng, được khắc tên vào bia để lưu truyền lâu dài.

Lại nữa, ngày 27 tháng 12, năm dương lịch 1927, xóm chợ ta mua được một ngôi nhà ngói 5 gian và 74 thước tây đất tư, thuộc địa phận thôn An Viên, Hà Nội. Trong khu nhà này có bếp, nhà xí, nhà tắm, lại có đủ văn khế và bản đồ. Người nào giữ văn khế và bản đồ, phải biên nhận ở sổ chợ làng cho được công khai rò ràng. Nay ghi thêm vào đây.

Sau đây là danh sách các phụ lão trong chợ: gồm [...]

Khắc ngày tốt, tiết trung thu, năm Kỉ Tị, niên hiệu Bảo Đại thứ 4 [1929]


PHỤ LỤC 6

TƯ LIỆU PHƯƠNG TÂY VỀ THĂNG LONG - KẺ CHỢ

(trích dịch)


Samuel Baron: Mô tả vương quốc Đàng Ngoài

- Thành phố Kẻ Chợ là thủ phủ của Đàng Ngoài, nằm ở vĩ độ 210 bắc, cách biển khoảng 40 dặm (league) và với sự rộng rãi của mình, nó có thể được so sánh

với nhiều thành phố ở châu Á, nhưng đông đúc hơn hẳn, nhất là vào những ngày mồng một và mười lăm âm lịch hàng tháng, là những ngày họp chợ của họ hoặc là ở một phiên chợ lớn; nơi mà người dân từ những làng quê phụ cận đến đây với những vật phẩm của mình, và với số lượng người như vậy thì thật là đông đúc không thể tưởng tượng nổi; vài đường phố dù rất rộng rãi mà cũng trở nên chật cứng đến nỗi một người có thể tìm thấy nhiều việc để làm nếu anh ta đi xuyên qua một đám đông khoảng một trăm bước trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Mỗi hàng hoá khác nhau bán ở thành phố này được sắp đặt vào một phố nhất định, và những phố này một lần nữa cũng nhận hàng từ một, hai hay nhiều làng khác nhau, mà dân các làng này mới có đặc quyền mở cửa hiệu ở đây, cũng phần nhiều giống với một số công ty hay nghiệp đoàn ở những thành phố châu Âu. Những cung điện của Nhà vua, tướng lĩnh, hoàng tử... và những cung điện to lớn và cao khác của triều đình được đặt tại đây, mà tôi chỉ có thể nói là chúng toạ lạc trên một vùng đất rộng: những công trình quan trọng nhưng lại với một hình thức tầm thường, được xây bằng gỗ, số còn lại được làm bằng tre và đất sét, không được chắc chắn cho lắm; rất ít nhà được xây bằng gạch, trừ những thương điếm của người nước ngoài là nổi trội hơn cả. Nhưng quả thực đồ dộ là ba vòng thành của kinh đô cũ và cung điện; mặc dù bị tàn phá nhưng chúng vẫn hiện diện là những công trình hùng mạnh với những chiếc cổng rộng uy nghi, được lát bằng một loại đá hoa cương; cung điện nằm trong khoảng chu vi là 6 hoặc 7 dặm (mile); những chiếc cổng, cung điện, nhà cửa... thể hiện một cách khuếch đại sự lộng lẫy và nguy nga trước đây của kinh thành. Hơn thế, trong thành phố này cũng có một căn cứ quân đội hùng hậu, luôn sẵn sàng trong bất cứ tình huống nào, và ở đây cũng có một công binh xưởng hay kho vũ khí của Nhà vua phục vụ cho chiến tranh, đóng bên bờ một con sông, gần một đảo cát, ở trên đó có Thecadaw (Tế kỳ đàn) mà dưới đây sẽ đề cập tới. Con sông này được người bản địa gọi là Songkoy (sông Cái), hoặc con sông chính yếu; nó bắt nguồn từ Trung Quốc và sau khi chảy qua hàng trăm dặm (league), nó chảy qua đây và đổ ra vịnh An Nam, bằng 8 hoặc 9 cửa sông, hầu hết những cửa sông này tàu thuyền đều có thể vào được với một mực nước sâu tối thiểu. Con sông này thực sự rất tiện lợi cho kinh thành, từ khi tất cả những hàng hoá được đem đến đây, tụ điểm hàng hoá này dường như là hình ảnh thu nhỏ của vương quốc này, bởi vô

số thuyền buôn bán ra vào nước này nhộn nhịp; tuy nhiên những lái buôn này có nhà ở của họ theo cách riêng của họ và tất cả không sống cùng nhau trên thuyền, như ghi chép của Tác-vê-ni-ê (Taverniere), trừ khi đi du hành trên biển.

- Phủ tướng quân (phủ Chúa Trịnh) đặt tại Kẻ Chợ, gần như là ở giữa thành phố: nó rất là rộng và được xây tường xung quanh; trong đó có đầy những ngôi nhà nhỏ, thấp và không được xây, vốn thuận tiện cho binh lính ở; ở trong đó có hai cái gác cao hầu như lộ thiên. Những cái cổng rộng và trang nghiêm, tất cả đều làm bằng sắt, dường như đây mới chính là phần vĩ đại nhất của cung điện. Nơi ở của ông ta và những người vợ của ông ta cũng rất uy nghi và tốn kém ngang với những toà lây đài, bốn phía đều được trạm trổ, mạ vàng và sơn mài. ở cánh đồng đầu tiên của cung điện là những cái chuồng cho những con voi to nhất và những con ngựa tốt nhất của ông ta; phần đằng sau là nhiều công viên, những khu rừng nhỏ, những con đường bách bộ, chỗ ở, ao cá, và tất cả những gì có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu khiển hay những lúc nghỉ ngơi giải trí của ông ta mà hiếm khi ông ta thoả mãn cho lắm.


Richard: Lịch sử Đàng Ngoài

- Thành phố duy nhất, hoàn toàn xứng đáng với cái tên của nó, là Kacho hay Kecho (Kẻ Chợ), thủ đô của vương quốc. Nhà vua sống ở đây: thành phố này nằm bên con sông Cái, cách biển khoảng 40 dặm (league), ở vào vĩ độ 210 bắc. Quy mô của nó có thể so sánh với hầu hết những thành phố nổi tiếng ở châu Á, và chu vi của nó có thể tính được ít nhất là bằng chu vi của Pari, nhưng không một thành phố nào, theo như tôi được biết, có thể bằng với nó về quy mô dân số, đặc biệt là vào

những ngày mồng một và ngày mười lăm âm lịch hàng tháng, khi mà những phiên chợ lớn được họp, thu hút gần như tất cả cư dân của các thị trấn và làng quê ở cách nó một khoảng đáng kể. Một người có thể đoán được về những đám đông mà được tập hợp lại, và bỗng nhiên được thêm vào bằng hàng triệu con người, đến một mức độ mà phải khó khăn vất vả lắm mới có thể tiến thêm được khoảng trăm bước trong vòng nửa giờ đồng hồ, mặc dù những con đường này khá là rộng. Mặc dù có những đám người đông vô kể này, khắp nơi trong thành phố vẫn giữ được một trật tự hoàn hảo nhất. Mọi mặt hàng được bán ở đây đều có những phố riêng biệt để

phân phối nó, mà những phố này lại phụ thuộc vào một, hai hoặc nhiều làng và chỉ những làng này mới có quyền mở cửa hiệu tại đó.

- Những con phố của Kẻ Chợ rất rộng và đẹp, được lát bằng gach, trừ những nơi mà voi, ngựa, xe ngựa của nhà vua, và súc vật đi qua. Hai phần ba những ngôi nhà ở đây làm bằng gỗ, còn lại là bằng gạch; ở giữa những ngôi nhà này có những cửa hàng của những lái buôn nước ngoài, mà rất dễ phân biệt giữa một đống những ngôi nhà lụp sụp làm bằng tre và đất sét.

- Những cung điện của quan lại và những toà lâu đài của các cơ quan triều đình, chiếm một vùng rộng lớn, không có gì nổi bật ở chúng ngoại trừ toà nhà bằng gỗ rộng lớn mà tạo thành phần chính yếu và được xây dựng chắc chắn hơn phần lớn những ngôi nhà thông thường ở đây, nó được trang trí với những vật trạm trổ và những bức tranh; ở phía trong được chia ra làm vài gian, hành lang và sàn nhà rất sạch sẽ, và trần nhà lợp ngói với nhiều màu khác nhau được sắp xếp khéo léo.

Những ngôi nhà chung (commom house) được tạo bởi những cái mái được chống đỡ trên những cây cột trụ, phần lớn được phủ rơm, hoặc những cái lá lớn mà nếu không có gì bất trắc thì chúng có thể bền 30 đến 40 năm. Những ngôi nhà này không có trần cũng như lầu gác; chúng chỉ đơn giản được chia ra làm nhiều phần khác nhau ngăn cách bởi những ván ghép với những công dụng khác nhau; và những ngôi nhà này tất cả chỉ là một nền nhà trống rỗng. Không có kính cửa sổ, điều này không được biết đến ở đất nước này; nơi này chỉ được đáp ứng bởi vải gai và những tấm chiếu làm bằng tre hoặc mây, nhưng đẹp chẳng kém gì pha lê.

Với kiểu xây nhà như vậy thì lửa là một mối hoạ lớn, vì vậy người ta đưa ra những cách bảo vệ tốt nhất chống lửa: chính vì vậy mà người ta cấm thắp lửa vào ban đêm, và họ chỉ cho phép thắp lửa trong khoảng những giờ nào đó của ngày; cảnh sát (lính tuần) sẽ đi tuần tra vào những lúc ít đề phòng nhất, và những ai mà bị phát hiện là thắp lửa trong giờ cấm sẽ bị phạt tiền.

- Một trật tự lớn chi phối thành phố này nói chung: đó là nó được chia ra thành những phường và những hội buôn bán khác nhau, mà những hội này đều có những người đứng đầu và được thành lập bởi nhiều nhóm người khác nhau với lực lượng bảo vệ và luật lệ của riêng họ. Quy mô buôn bán của họ rất lớn và được tiến

hành với những người rao hàng và bằng những con thuyền trên con sông rộng chảy qua thành phố này. Mỗi con thuyền phải trả khoảng hai xu rưỡi phí đỗ thuyền, mà cũng tạo ra một khoản thu nhập đáng kể. Số lượng thuyền thì thật khổng lồ đến nỗi rất khó có thể tiến gần vào được bờ; những con sông nước chúng tôi và hầu hết những cảng buôn bán, thậm chí Venice, với tất cả thuyền dài và thuyền nhỏ, cũng không thể nào bằng được sự nhộn nhịp và đông đúc trên sông ở Kẻ Chợ, mặc dù đó chỉ là số người cần thiết còn lại để quản lý thuyền và bảo vệ hàng hoá của họ: tất cả các lái buôn đều có nhà riêng của họ ở những làng xung quanh, không ai trong số họ sống trên những chiếc thuyền, đúng như sự miêu tả của Tác-vê-ni-ê (Tavernier) và những người khác.

Cung điện của nhà vua chiếm một phần của thành phố; nó có những bức tường bao quanh, toàn bộ được che khuất bởi những ngôi nhà xung quanh. Người ta nói rằng những bức tường này chu vi phải đến 3 dặm (league), cao 6 hoặc 7 feet, và dầy cũng đến như vậy, mà tạo thành một chỗ đi dạo cho dân chúng. Khu này là nơi đẹp nhất và được xây dựng tốt nhất của thành phố này, đây cũng là nơi ở của những người nổi tiếng nhất: những nhân vật quan trọng của vương quốc, của triều đình, của toà án đều ở đó, và giá đất rất cao để có thể xây nhà ở đó. Kiến trúc của cung điện cũng không đặc biệt hơn là mấy so với những lâu đài chính của thành phố: cái lối vào của nó chẳng có dấu hiệu gì cao sang cho thấy ông vua đang ở đây cả, cũng không chứa đựng một sự giàu có: phía trong nó ít được biết đến, ngoại trừ là có những vật điêu khắc và tranh vẽ theo nghi lễ mà đây cũng là những môn nghệ thuật được cho phép ở nước này. Những toà nhà được làm bằng thứ gạch và gỗ tốt nhất, vàng và bạc được dát ở khắp nơi một cách xa xỉ: trong vườn hoa, trên những con kênh đào, ở những cái ao và tất cả những thứ mà có thể đem lại sự giải trí và tiện nghi cho những ai sống cả cuộc đời ở đây; đặc biệt là những người vợ của hoàng tử, những người mà chẳng bao giờ ra khỏi đây, cũng như là những người đàn bà và những thái giám hầu hạ họ.

Trước khi cuộc nổi dậy diễn ra mà lập nên chính phủ hiện nay của Đàng Ngoài, những toà nhà này đẹp và chắc chắn hơn nhiều so với chúng lúc này. Ba vòng thành của kinh đô cũ và của cung điện cổ, những cung điện lát đá hoa cương, sự đổ nát của những cái cổng và điếm canh, đã đem lại một vài ý niệm về nó như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022