Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

----------***----------


Nguyễn Thị Hường


Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO


Chuyên ngành : Luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Mã số : 60 38 60


Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn: TS. Dương Thị Thanh Mai


HÀ NỘI - 2007

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 5

5. Bố cục của luận văn 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

THƯƠNG MẠI CỦA WTO 6

1.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO – những vấn đề cơ bản 6

1.1.1 Lịch sử hình thành và nền tảng pháp lý 6

1.1.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng, các bên tham gia 7

1.1.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp 8

1.1.4 Thủ tục giải quyết tranh chấp 10

1.2 Đánh giá chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 15

CHƯƠNG 2. CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG CƠ CHẾ GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ 21

2.1 Vị thế của các nước đang phát triển trong WTO 21

2.2 Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển theo quy định

của DSU 23

2.2.1 Các ưu đãi chung 23

2.2.2 Đối xử đặc biệt và khác biệt trong các giai đoạn tố tụng 25

2.3 Thực tế giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến các nước đang phát triển 27

2.3.1 Thống kê chung 27

2.3.2 Những tranh chấp liên quan đến Trung Quốc và một số nước ASEAN 30

2.4 Một số vụ kiện điển hình 31

2.4.1 Vụ DS 122: Thái Lan - Thép rầm hình chữ H (Chống bán phá giá) 32

2.4.2 Vụ DS 207: Chilê -Hệ thống đai giá (Nông nghiệp) 39

2.4.3 Vụ DS231: Pê-ru - cá mòi (Các biện pháp thương mại liên quan đến xuất

khẩu) 45

2.4.4 Vụ DS 273: Hàn Quốc – tàu thương mại (Trợ cấp) 48

2.4.5 Vụ DS 309: Trung Quốc - mạch tích hợp (IC) (thuế) 55

2.5 Nhận xét về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ góc độ các nước đang

phát triển 56

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA WTO 64

3.1 Việt Nam trong các tranh chấp thương mại quốc tế trước khi vào WTO 64

3.2 Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp

của WTO 69

3.3 Bài học kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp theo WTO 76

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DSB Hội đồng giải quyết tranh chấp


DSU Thoả thuận về giải quyết tranh chấp


EC/EU Cộng đồng Châu Âu/Liên minh Châu Âu (sau 11/11/1993) GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

Hiệp định AD Hiệp định về Chống bán phá giá


Hiệp định SCM Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng


Hiệp định TBT Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại WTO Tổ chức thương mại Thế giới

LỜI NÓI ĐẦU

1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Tổ chức thương mại thế giới với tên gọi tắt quen thuộc bằng tiếng Anh - WTO là một tổ chức quốc tế mà hoạt động của nó có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế toàn cầu. Với số lượng thành viên cho đến thời điểm tháng 7 năm 2007 là 151 nước tham gia, WTO xứng đáng là một tổ chức mang tính đại diện rộng rãi nhất trong lĩnh vực kinh tế, thương mại của thế giới. Thực hiện hai chức năng cơ bản là tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các thành viên về thương mại đa biên và hỗ trợ cho việc thực thi các Hiệp định thương mại thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương, WTO có thể mang lại cho bất kỳ thành viên nào, dù là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển và kém phát triển những lợi ích nhất định về kinh tế, thương mại.

Hoạt động của WTO dựa trên nền tảng một hệ thống các quy định, các cam kết do chính các thành viên xây dựng nên, trong đó, cơ chế giải quyết tranh chấp đóng vai trò là một bộ phận trụ cột của các cam kết trong WTO, làm nền tảng cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế - một trong những chức năng quan trọng của WTO, góp phần làm ổn định kinh tế thế giới.

Việt Nam, sau những nỗ lực vượt bậc đã trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/1/2007. Trở thành thành viên của WTO cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam, cùng với những thành viên khác trở thành đối tượng có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại của WTO. Hơn lúc nào hết, tìm hiểu về hệ thống các quy định của WTO nói chung, các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại của WTO nói riêng là một việc làm cần thiết.

Là một nước đang phát triển, nằm trong nhóm các nước có vị thế yếu hơn trong WTO, Việt Nam cần phải có những chiến lược và chính sách phù hợp để chủ động ứng phó với các tranh chấp thương mại quốc tế đang được xem là có nguy cơ diễn ra theo chiều hướng ngày càng tăng. Những chiến lược và chính sách này có thể bắt đầu từ việc tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp của

WTO. Lợi ích thiết thực từ việc tìm hiểu, nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ góc độ các nước đang phát triển là giúp cho một nước đang phát triển như Việt Nam chủ động trong việc đối phó với những vụ kiện của các nước thành viên khác theo WTO cũng như chủ động trong việc quyết định đưa các tranh chấp ra giải quyết theo hệ thống của WTO dựa trên sự cân nhắc về các lợi ích cũng như bất lợi của hệ thống này đối với quốc gia.

Trên cơ sở những nhận định nêu trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu và triển khai Luận văn thạc sĩ của mình là “Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO”.

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó có bao gồm cả những phân tích nhìn nhận từ góc độ các nước đang phát triển, vì vậy, để tránh lặp lại và phù hợp với điều kiện thực tế là Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, trong Luận văn này, tôi tập trung phân tích về thực tiễn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với các đang phát triển, đồng thời đi sâu phân tích về những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế theo cơ chế của tổ chức này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là đưa ra những nhận định chính xác, khoa học và thực tiễn về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm làm nổi bật được những thuận lợi và khó khăn đối với một nước đang phát triển, đặc biệt là đối với Việt Nam khi tham gia vào cơ chế này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phục vụ cho mục đích nêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các cam kết, các quy định của WTO về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế với nền tảng là các quy định có liên quan của GATT 1947, các vụ kiện mang tính điển hình đối với các nước đang phát triển.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài, tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích - tổng hợp, phương pháp diễn giải-quy nạp, phương pháp đối chiếu - so sánh và phương pháp mô tả - khái quát, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu theo trường hợp điển hình (case study). Việc tiếp cận và xử lý các trường hợp điển hình về giải quyết tranh chấp thương mại của WTO được lựa chọn phù hợp từ góc độ các nước đang phát triển giúp người viết rút ra được những nhận định khách quan, xác thực theo đúng mục đích nghiên cứu đã đề ra.

5. Bố cục của luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương chính như sau:

Chương 1 – Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của

WTO

Chương 2 – Các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp

của WTO - từ lý thuyết đến thực tế

Chương 3 – Việt Nam và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của

WTO

Do thời gian và sự hiểu biết còn có hạn chế nên Luận văn không tránh

khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, Cô giáo và các học giả đi trước để hoàn thiện thêm nghiên cứu của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA WTO‌

1.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO – những vấn đề cơ bản

1.1.1 Lịch sử hình thành và nền tảng pháp lý

Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO được hình thành trên nền tảng pháp lý là Thoả thuận về quy tắc và thủ tục điều chỉnh về giải quyết tranh chấp, thường được gọi là Thoả thuận về giải quyết tranh chấp (viết tắt là DSU- Dispute Settlement Understanding), một trong những kết quả chính của diễn đàn WTO tại vòng đàm phán Uruguay.

Cùng với các Hiệp định đa phương chuyên ngành khác có quy định về việc giải quyết tranh chấp thương mại phát sinh trong việc thực thi các Hiệp định của WTO (các “Hiệp định có liên quan”), DSU là một phần của Hiệp định Marrakesh về việc thành lập WTO ("Hiệp định WTO") - Phụ lục 2 [2]. DSU có lịch sử hình thành và phát triển trên cơ sở các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp quy định tại Điều XXII, XXIII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1947. Nội dung của DSU bao gồm 27 điều và 4 Phụ lục quy định về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh các tranh chấp phát sinh trên cơ sở các Hiệp định của WTO. Điều II:2 của Hiệp định WTO quy định: “DSU là một phần không thể tách rời của Hiệp định này, ràng buộc tất cả các nước thành viên”. DSU đóng vai trò là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương (đảm bảo an ninh và tính đoán định của hệ thống thương mại đa biên WTO), có chức năng "bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo các Hiệp định có liên quan và làm rõ những điều khoản hiện hành của những Hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế"[12].

Mục tiêu của DSU là đảm bảo duy trì một hệ thống dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, đáng tin cậy, hiệu quả và nhanh chóng nhằm giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quy định của Hiệp định WTO (được hiểu là bao gồm Hiệp định Marrakesh về việc thành lập WTO ngày 14/4/1994, DSU và

tất cả các Hiệp định có liên quan). Bằng việc tăng cường nguyên tắc pháp quyền, các quy định về giải quyết tranh chấp trong DSU giúp cho hệ thống thương mại đa phương trở nên an toàn hơn và có khả năng dự đoán trước.

1.1.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng, các bên tham gia

Chủ thể của cơ chế giải quyết tranh chấp là các quốc gia thành viên của WTO. Tranh chấp thuộc đối tượng điều chỉnh của DSU là các tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên WTO với nhau chứ không phải là tranh chấp giữa các chủ thể là cá nhân công dân hoặc tổ chức mang quốc tịch của các nước thành viên WTO mặc dù họ chính là những đối tượng trực tiếp thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Các quốc gia thành viên của WTO là chủ thể duy nhất có thể tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Ban thư ký của WTO, các nước chưa phải là thành viên WTO, các tổ chức quốc tế khác, các chính quyền địa phương và khu vực, các cá nhân, pháp nhân của mỗi quốc gia thành viên đều không được tham gia khởi kiện theo thủ tục giải quyết tranh chấp WTO. Để đảm bảo quyền tham gia vào hệ thống này, các quốc gia thành viên thường quy định trong pháp luật nước mình cho phép các chủ thể là cá nhân, pháp nhân - những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp (với tư cách là những người xuất khẩu, nhập khẩu) bởi các hành vi được cho là vi phạm Hiệp định WTO có thể đệ đơn lên Chính phủ của họ đề nghị đưa tranh chấp ra WTO.

Tranh chấp thuộc đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO xuất hiện khi một nước thành viên WTO cho rằng một nước thành viên khác đã vi phạm các quy định của WTO làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của các cam kết WTO. Hành vi vi phạm của một nước thành viên có thể là việc không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, hoặc việc áp dụng bất kỳ biện pháp nào bất kể biện pháp đó có vi phạm quy định của Hiệp định hay không, hoặc việc tồn tại của bất kỳ tình huống nào khác gây ra hậu quả nêu trên. Theo đó, nếu một nước thành viên cho rằng nước thành viên khác không thực hiện nghĩa vụ hoặc cam kết theo Hiệp định thì có

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí