Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 19


động lực khiến cho quá trình hoàn thiện quy trình quản lý của DN diễn ra thuận lợi hơn.

Thông qua công tác tuyên truyền vận động bằng các kênh giao tiếp trong DN, đặc biệt thuận lợi đối với các DN đã có một nền văn hoá DN mạnh, sẽ giúp cho các thành viên trong DN hiểu rõ được nguy cơ tiềm ẩn về việc mất thị phần, mất cơ hội kinh doanh

… khi phải cạnh tranh với các DN lớn khác. Ngoài ra việc tận dụng tốt các kênh truyền thông xã hội cũng giúp cho người lao động trong DN hiểu rõ được nhu cầu đổi mới quản trị khi đứng trước thách thức và cơ hội của quá trình toàn cầu hóa, từ đó sẽ dẫn đến việc dễ dàng chấp nhận hơn việc học tập nâng cao kiến thức về KTQT hay việc vận dụng các kỹ thuật của KTQT trong DN.

+ Xây dựng văn hoá DN hỗ trợ (gia đình) mạnh

Qua khảo sát cho thấy nhân tố này tác động lớn đến khả năng thành công của DN khi vận dụng KTQT, chỉ xếp sau nhân tố Mức độ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trên, nếu DNNVV Việt Nam đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa mạnh thì đây sẽ là một nhân tố tác động tích cực đến khả năng thành công việc vận dụng KTQT vào DN, đặc biệt là khi DNNVV Việt Nam đang phải đối diện với áp lực toàn cầu hóa lớn như hiện nay.

Một DN có nền VHDN mạnh đồng nghĩa với việc có thêm sự đồng thuận cao giữa các thành viên trong DN về các mục tiêu chung, từ chiến lược cho đến việc chia sẻ và nhìn nhận về các mục tiêu ngắn hạn. Từ đó sẽ làm gia tăng khả năng thành công khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT như: hệ thống dự toán, hệ thống kế toán trung tâm trách nhiệm (nếu có). Do có được sự đồng thuận cao nên việc chia sẻ các mục tiêu cũng như các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc được dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp cho DN ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình.

Theo Goffe and Jone, đối với các DN có quy mô vừa và nhỏ thì VHDN phổ biến là văn hóa cộng đồng (communal culture) với đặc thù là tính thống nhất cao (high solidarity) cũng như tính gần gũi cao (high sociability) (Goffee and Jones trích theo Rollinson, 2002, 588 – 589). Điều này tương thích với văn hoá hỗ trợ hay văn hoá quản lý theo mục tiêu. Do đó khi xem xét về quy mô của DN nhỏ hoặc vừa cũng như đặc thù của nền văn hóa quốc gia, tác giả đề xuất mô hình văn hóa DN phù hợp là mô hình văn hóa gia đình. Trong mô hình này, mối quan hệ giữa các thành viên trực tiếp


gần gũi nhưng có thứ bậc trên dưới như trong một gia đình, ngoài ra sự hài lòng trong các mối quan hệ gia đình tạo ra động lực làm việc, năng suất lao động cao và khả năng giải quyết mâu thuẫn. Do có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty, nên việc chia sẻ về tầm nhìn – chiến lược hoặc đơn giản hơn là các kế hoạch hành động, mục tiêu ngắn hạn của DN sẽ dễ dàng được mọi thành viên thấu hiểu và đồng lòng; và đây là một chất xúc tác cực kỳ quan trọng cho việc vận dụng các kỹ thuật KTQT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, một số lưu ý là DN xây dựng mô hình văn hóa gia đình thiên về trực giác hơn là về trình độ kiến thức, quan tâm nhiều đến sự phát triển con người hơn là khai thác năng lực con người. Sự gắn bó mật thiết giữa các thành viên dễ dẫn đến hiện tượng người thực hiện quan trọng hơn là công việc được thực hiện, và dẫn đến việc khó tiếp nhận những nhân tố mới có thể làm thay đổi chính sách. Quyền lực trong mô hình văn hóa gia đình được thực thi thông qua sự hòa hợp giữa các thành viên, do đó sự trừng phạt lớn đối với các thành viên là không còn được mọi người yêu mến. Ngoài ra áp lực đối với các thành viên trong DN là tính đạo đức xã hội chứ không phải là tài chính hay pháp lý, và quyền lực trong mô hình gia đình không thể tranh giành được vì nó không phụ thuộc vào nhiệm vụ mà vào vị trí được quy cho. VHDN theo mô hình gia đình có xu hướng trở thành môi trường khép kín. Lượng thông tin càng nhiều, truyền thống, tập tục gia đình càng phong phú thì sợi dây liên kết càng bền chặt, môi trường càng khép kín thì người ngoài càng cảm thấy khó khăn khi trở thành một thành viên.

Do đó điểm yếu của mô hình VHDN này là khi một DN phát triển từ quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ lên quy mô vừa thì nội bộ DN sẽ bị xáo trộn rất nhiều và tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN, vì bản chất mô hình gia đình ít quan tâm đến năng suất mà ưu tiên cho hiệu quả (làm việc đúng cách).

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 19

+ Thay đổi nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp

Nhân tố này qua kết quả khảo sát cũng đóp góp phần tác động quan trọng (chỉ sau hai nhân tố trên) đến khả năng thành công của DN khi vận dụng KTQT.

Như đã đề cập ở phần bàn luận, do lịch sử hình thành nền kinh tế thị trường chậm và ở Việt Nam một tỷ lệ lớn giám đốc các DNNVV trưởng thành đi lên từ các mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ, khi có cơ hội làm ăn thì thành lập doanh nghiệp nên có


phần hạn chế về mặt trình độ quản lý (theo Tổng cục thống kê thì số chủ DNNVV có trình độ trên đại học là 1.34%). Đây là một rào cản không nhỏ khi vận dụng KTQT vào các DNNVV Việt Nam, nên cần phải tập trung ưu tiên để cải thiện trình độ quản lý của chủ DNNVV nói chung và thay đổi nhận thức về tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật KTQT nói riêng. Một khi người chủ DNNVV hiểu được, đánh giá được lợi ích do việc vận dụng KTQT mang lại cho DN mình thì họ mới mạnh dạn đầu tư để vận dụng KTQT cũng như khuyến khích, động viên hoặc chỉ đạo nhân viên mình trong quá trình triển khai vận dụng KTQT.

+ Thay đổi quy mô DN

Rất nhiều các nghiên cứu về vận dụng KTQT trong DN trên thế giới đã chỉ ra rằng nhân tố này tác động theo hướng là quy mô DN càng lớn càng dễ thành công khi vận dụng KTQT. Và qua khảo sát được tiến hành trong luận án này một lần nữa khẳng định điều đó: DNNVV Việt Nam nếu có quy mô lớn thì khả năng thành công cao hơn khi vận dụng KTQT.

Tuy nhiên vấn đề ở đây là DNNVV Việt Nam không thể tự nhiên lớn một cách duy ý chí, mà sự lớn mạnh về quy mô ở đây có thể là sự lớn mạnh thông qua hợp nhất các DN có cùng ngành nghề hoặc ngành nghề mang tính bổ trợ cho nhau. Chính sự liên kết sẽ làm cho DNNVV có tầm vóc mới, đáp ứng đủ yêu cầu về tài chính, nguồn lực khi làm ăn với các đối tác nước ngoài, hay là thuận lợi trong công tác tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng (hiện nay rất nhiều DNNVV Việt Nam không thể tiếp cận nguồn vốn vay vì quy mô quá nhỏ mặc dù có tiềm năng về đơn hàng tốt). Ngoài ra hiện nay còn có một làn sóng mua bán sát nhập DN rất lớn do các tập đoàn nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam. Do đó các DNNVV Việt Nam buộc phải lựa chọn cho mình một giải pháp phù hợp: bán lại cổ phần cho các đối tác nước ngoài để có thêm nguồn vốn cũng như học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm quản lý khi cùng hợp tác quản lý; hoặc tự tìm kiếm đối tác trong nước để có thể cùng sát nhập với đối tác có cùng văn hóa tương đồng, và tránh được điều nguy hiểm hơn là bị thôn tính bởi chính ngay đối tác của mình – bài học quản lý từ rất nhiều vụ hợp tác theo kiểu bán mình của các DN Việt Nam trước đây.

Ngoài ra đối với các DN khi đạt đến quy mô DN vừa thì hầu hết đa phần đều có đặc điểm chung là hoặc là hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, hoặc là có nhiều bộ phận


chi nhánh hoạt động độc lập, thậm chí quan hệ quản lý có thể phân cấp qua nhiều tầng. Do đó khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT cần phải lưu ý tổ chức tốt từ khâu thu thập thông tin đầu vào, quá trình xử lý thông tin và ra báo cáo/thông tin quản trị cần thiết cho các cấp. Do đó ngay từ công tác chuẩn bị nhân sự cho đến khâu tổ chức chứng từ cần phải có sự nhất quán cao độ.

+ Tổ chức KTQT trong DN với chi phí hợp lý

Đối với DN nhỏ và DN vừa chi phí để tổ chức KTQT trong DN không phải là một rào cản quá lớn, tuy nhiên cần lưu ý tính hợp lý giữa chi phí và lợi ích mang lại để tránh lãng phí nguồn lực DN. Tuy nhiên khảo sát đã chỉ ra là nếu chi phí tổ chức KTQT càng thấp thì càng khuyến khích DNNVV Việt Nam mạnh dạn tham gia vận dụng KTQT. Hai vấn đề cần lưu ý về chi phí tổ chức KTQT trong DNNVV Việt Nam là chi phí về nguồn lực con người và chi phí về đầu tư trang thiết bị ban đầu, chi phí tư vấn. Về công tác nhân sự để đòi hỏi có một bộ phận KTQT độc lập với KQTC hiện nay trong DNNVV là không cần thiết thậm chí phản tác dụng do sự lỏng lẻo trong quan hệ giữa hai bộ phận độc lập trong cùng phòng ban. Do đó tác giả mạnh dạn đề xuất lựa chọn mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT, trong đó một phần thông tin quá khứ của bộ phận KTTC sẽ làm cơ sở để phục vụ cho công tác KTQT, tuy nhiên nên có ít nhất một nhân sự kế toán chuyên trách về xử lý thông tin KTQT. Và do đặc thù công việc phải liên hệ với các phòng ban khác trong vai trò thu thập và phản hồi thông tin, nhân sự này ít nhất giữ vị trí phó phòng kế toán để có thể giữ vai trò đối trọng. Bên cạnh đó công tác tổ chức KTQT trong DN rõ ràng khó có thể thành công nếu bên cạnh Giám đốc tài chính/ Kế toán trưởng không có vai trò tích cực tham gia của các Trưởng đơn vị phòng ban khác như Giám đốc/ Trưởng phòng kinh doanh; Giám đốc/ Trưởng phòng Marketing (nếu có); Trưởng phòng mua hàng; Giám đốc/ Trưởng phòng nhân sự và đặc biệt là Giám đốc điều hành. Các bộ phận này phải được họp thường xuyên hàng tháng để cập nhật tình hình biến động về mặt sản xuất kinh doanh của bộ phận sản xuất, kinh doanh, tác động đến việc chuẩn bị nguồn lực của các bộ phận phục vụ và tác động trong ngắn hạn của các kế hoạch hành động của DN, từ đó làm cơ sở đề điều chỉnh các chỉ tiêu, kế hoạch cho phù hợp.

Về yêu cầu tin học hóa bộ máy kế toán thì việc ứng dụng công nghệ tin học vào hệ thống kế toán là yêu cầu bức thiết hiện nay của hầu hết các DN vì tính tiện ích và đáp


ứng nhanh nhu cầu thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định nhanh chóng trong môi trường kinh doanh biến động phức tạp. Tuy nhiên tùy vào tình hình khả năng tài chính của DN cũng như trình độ tin học của nhà quản trị mà mỗi DN có thể lựa chọn phần mềm phù hợp. Các yêu cầu tối thiểu của một phần mềm kế toán hiện nay (có thể bán sẵn trên thị trường hoặc thiết kế lại theo nhu cầu DN hoặc đặt hàng thiết kế mới hoàn toàn) nhằm đáp ứng công tác KTQT bao gồm:

Thứ nhất, đảm bảo công tác công tác phân loại chi phí được thực hiện dễ dàng và tiện lợi. Ví dụ khi nhập dữ liệu về chi phí khấu hao TSCĐ vào hệ thống, dữ liệu này cần được mã hóa để có thể thể hiện dưới dạng là định phí của bộ phận kinh doanh của chi nhánh A … Từ đó công tác tập hợp dữ liệu để phân tích về mặt hiệu quả hoạt động hay tính toán giá bán sản phẩm trong từng trường hợp đều có thể tiến hành dễ dàng.

Thứ hai, bên cạnh việc bảo mật thông tin thì việc đảm bảo việc phân quyền truy cập thông tin được thực hiện dễ dàng và tiện lợi. Ví dụ khi cần truy cập nhập dữ liệu về hàng tồn kho, không chỉ bộ phận kế toán và mua hàng mà ngay cả bộ phận kinh doanh, marketing cũng có thể truy cập dữ liệu này. Điều này đảm bảo tính thông suốt của thông tin, giúp cho công tác trao đổi thông tin hiệu quả hơn, đồng thời làm cho công tác giám sát tính hiệu quả của công việc trong DN tăng lên.

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh linh hoạt:

Trong kết quả khảo sát của luận án chỉ ra rằng đây là một nhân tố có tác động ít nhất đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam. Điều này cũng thể hiện rõ trong khảo sát vì phần đông các DM siêu nhỏ, nhỏ hầu như không quan tâm đến chiến lược kinh doanh dài hạn mà chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt do xu hướng hội nhập toàn cầu thì để tồn tại, các DNNVV Việt Nam cần phải thay đổi về tư duy kinh doanh, chú trọng xây dựng cho DN mình một chiến lược kinh doanh dài hơi và phù hợp.

Để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi và đúng hướng, mỗi một DN cần phải định hướng rõ ràng chiến lược kinh doanh của mình dựa trên ưu – nhược điểm nội tại của DN. Một trong những ưu điểm nổi bật của loại hình DNNVV là tính linh hoạt cao, dễ dàng thay đổi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là để đáp ứng những yêu cầu của thị trường ngách. Do đó nếu DN lựa chọn chiến lược sản xuất hàng hóa, dịch vụ chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng, chú trọng thêm vào việc nâng cao chất lượng dịch


vụ hậu mãi, đáp ứng linh hoạt nhu cầu khách hàng về số lượng sản phẩm … thì sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh so với các DN lớn cồng kềnh và nặng nề về mặt quy mô. Hơn nữa, chiến lược kinh doanh như trên sẽ tạo ra áp lực về nhu cầu quản trị, đồng thời cũng tạo ra tiền đề để việc vận dụng KTQTtrong các DNNVV diễn ra thuận lợi hơn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4



Chương 4 đã trình bày các kết quả nghiên cứu tìm được nhằm để đánh giá các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.

Từ các bước nghiên cứu được thực hiện tuần tự theo quy trình, tác giả đã tìm ra được kết quả ban đầu với các nhân tố tác động với mức độ tác động cụ thể, đồng thời cũng mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo. Các nhân tố đó bao gồm: mức độ cạnh tranh của thị trường, nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp, chiến lược doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức KTQT, nhân tố văn hoá DN, quy mô doanh nghiệp và mức độ sở hữu của nhà nước.

Dựa trên kết quả khảo sát chỉ ra các nhân tố tác động với mức tác động cụ thể đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV Việt Nam, tác giả đã tiến hành bàn luận, so sánh đối chiếu kết quả khảo sát với các nghiên cứu trước đây. Từ đó tác giả tiếp tục đã trình bày các giải pháp dựa trên kết quả khảo sát nhằm góp phần gia tăng khả năng thành công khi các DNNVV tại Việt Nam vận dụng KTQT.


CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT vào các DN, các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh có rất nhiều lợi ích thu được cho các nhà quản trị trong công việc, và làm cho kết quả kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, có rất nhiều các nhân tố tác động tới việc vận dụng KTQT vào DN, các nhân tố này có thể tác động tiêu cực hay tích cực là do cách nhận biết và vận dụng trong thực tế của các bên tham gia. Trong chương này, dựa vào kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 4 cũng như đối chiếu so sánh các phần tổng quan lý luận đã được trình bày ở các chương trước, tác giả đưa ra các kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao tính khả thi khi vận dụng KTQT vào các DNNVV Việt Nam.

5.1. KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như tại Việt Nam có liên quan đến đề tài, tác giả một lần nữa khẳng định lại vai trò quan trọng của việc vận dụng KTQT như là một công cụ kỹ thuật quản trị hữu hiệu trong các DNNVV tại Việt Nam. Xuất phát từ lợi ích của việc vận dụng KTQT, tác giả đã tiến hành phân tích nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các DNNVV Việt Nam, để rồi từ đó đưa ra các kiến nghị đề xuất và giải pháp. Bằng phương pháp hỗn hợp kết hợp nghiên cứu định tính (như phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia) và định lượng (như phương pháp kiểm định trung bình mẫu độc lập và chi bình phương, phân tích hồi quy đa biến, phân tích nhân tố khám phá), tác giả đã xác định được các nhóm nhân tố bao gồm: mức độ sở hữu của nhà nước, mức độ cạnh tranh của thị trường, văn hoá doanh nghiệp, nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức KTQT và chiến lược doanh nghiệp lần lượt tác động đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam theo mức tác động từ cao xuống thấp. Ý nghĩa của nhóm nhân tố tác động và các biến quan sát trong nhóm thể hiện như sau:

(i) Nhân tố mức độ sở hữu của nhà nước trong DN có ý nghĩa là khi càng giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong DN (thường là DN quy mô vừa) cũng như giảm (hạn chế) sự chi phối của nhà nước các vị trí quản trị chủ chốt trong DN sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT trong DN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022