Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - 10


AMC tư nhân được thành lập trong giai đoạn này, gồm 10 AMC với nhiệm vụ mua nợ xấu từ các tổ chức tài chính mẹ và 2 AMC mua nợ xấu từ các tổ chức tài chính thuộc loại hình khác.

Ngày 9/6/2001, Chính phủ thành lập Công ty quản lý tài sản Thái Lan (TAMC) với mục đích xử lý triệt để nợ xấu của tất cả các tổ chức tín dụng với số vốn ban đầu là 1 tỷ Baht. Nguồn vốn hoạt động của TAMC chủ yếu từ phát hành trái phiếu thời hạn 10 năm do FIDF bảo lãnh để mua lại nợ xấu theo giá trị tài sản bảo đảm. Việc xử lý nợ xấu dựa trên nguyên tắc chia sẻ lỗ - lãi giữa TAMC và các tổ chức tín dụng bán nợ. Nếu nợ xấu có thể sinh lời thì ngân hàng bán nợ sẽ được hưởng 80% phần lợi nhuận; nếu nợ xấu gây lỗ, ngân hàng phải chịu 20% thiệt hại. TAMC được trao quyền hạn pháp lý đặc biệt để đơn phương sửa đổi các điều khoản cho vay, thực hiện chuyển đổi nợ - vốn cổ phần và tịch thu tài sản bên vay nợ mà không cần sự đồng ý của bên vay nợ hoặc tòa án. TAMC mua nợ xấu không đạt chuẩn của các tổ chức nhà nước, và tính đến hết quý 2/2003 đã xử lý được 73,46% các khoản nợ xấu này. Đến tháng 11/2004, TAMC đã xử lý 767 tỷ Baht nợ xấu (bằng hơn 98% tổng dư nợ tín dụng đã được mua lại từ các tổ chức tài chính nhà nước và tư nhân trong vòng 3 năm). Cơ chế này đã hỗ trợ việc tối đa hóa giá trị thực của nợ xấu.

Kết quả:

Các giải pháp Thái Lan sử dụng trong xử lý nợ xấu đều đạt được những kết quả nhất định. Tỷ lệ nợ xấu của Thái Lan đạt mức cao kỷ lục 46% trên tổng dư nợ tín dụng cuối năm 1997 đã giảm xuống gần 13% năm 2003, 10% năm 2004 và không quá 4% trong Quý 4/2011. TAMC chấm dứt hoạt động năm 2011.

5.3 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Từ kinh nghiệm xử lý nợ của một số quốc gia trên luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước trong việc xử lý và quản lý nợ xấu như sau.


Để hạn chế nợ xấu,NHNN cần chỉ đạo các ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng,cơ cấu lại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Ngoài ra ngân hàng nhà nước cần tăng cường kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng,chất lượng của các khoản tín dụng tại các ngân hàng thương mại phù hợp với định hướng phát triển các ngành nghề kinh tế của chính phủ.Đồng thời NHNH cần thực hiện các chính sách tài khóa-tiền tệ ổn định trong trung và dài hạn để tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng nhờ đó giúp giảm thiểu nợ xấu trong tương lai. Phát huy vai trò của trung tâm thông tin tín dụng CIC trong quá trình minh bạch hóa thông tin. Cần phát huy vai trò của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin cho các ngân hàng để ngân hàng có thể nắm rõ hơn tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng trong quá khứ trong một khoảng thời gian nhất định. Việc công bố thông tin của trung tâm CIC không những phải rõ ràng mà còn phải được cập nhật định kỳ liên tục để ngân hàng có thể nắm rõ tình hình khách hàng từ đó dần dần tăng tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp.

Phát huy tối đa vai trò của công ty quản lý tài sản VAMC trong quá trình xử lý nợ xấu. Nhiệm vụ trước mắt đặt ra là nhanh chóng xử lý các khoản nợ ngoại bảng,tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo nhằm khơi thông nguồn vốn cho thị trường tài chính. Theo Quyết định 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập Công ty quản lý tài sản (VietNam Asset Management Company-VAMC), doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam góp phần không nhỏ vào quá trình xử lý nợ xấu. Vốn điều lệ của VAMC được cấp từ nguồn vốn của NHNN Việt Nam. Cơ chế xử lý nợ của VAMC


là công ty sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ của các TCTD và các TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt này để vay tái cấp vốn tại NHNN Việt Nam. Thông qua việc mua và xử lý nợ xấu, VAMC sẽ giảm áp lực trả nợ, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khó khăn tài chính tạm thời... vì khi doanh nghiệp bán nợ cho VAMC sẽ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán; đầu tư, cung cấp tài chính...Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của TCTD theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, với các cơ chế hoạt động, các quyền đặc thù VAMC với sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý, chính sách thuế,… cho doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản đảm bảo cho

TCTD. Như vậy, trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa vai trò của VAMC trong công tác xử lý nợ xấu, xây dựng hành lang pháp lý nhằm đảm bảo VAMC hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.

Kết luận chương 5

Những giải pháp đưa ra trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính và định lượng trong luận văn, những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý ngân hàng có thể tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách, quá trình quản lý và đầu tư sao cho hiệu quả.Đồng thời luận văn đưa ra một số giới hạn của bài luận từ đó có những hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ được trình bày nhằm tạo bước đệm và khuyến khích những nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến lĩnh vực nghiên cứu về nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói chung và của Vietcombank nói riêng, một vấn đề đang được xã hội rất quan tâm hiện nay


KẾT LUẬN

Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu là xác định được các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu và chiều hướng tác động của các nhân đó lên tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2002-2016.

Thông qua phương pháp phân tích thống kê và phân tích định lượng thì luận văn đưa ra được các nhân tố đó là: tốc độ tăng trưởng tín dụng,tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dung và tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu.Ngược lại các nhân tố như tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE và chi phí hoạt động/doanh thu hoạt động có tác động ngược chiều lên tỷ lệ nợ xấu.Bên cạnh đó thì luận văn chưa đưa ra được kết luận liệu quy mô ngân hàng có tác động đến tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank hay không.

Tuy nhiên luận văn cũng có nhưng hạn chế là chỉ tiếp cận được nợ xấu tổng thể của Vietcombank mà chưa phân tích được cơ cấu dư nợ theo ngành nghề,khu vực địa lý…do không thu thập đủ thông tin.Bên cạnh đó,các biến độc lập trong bài luận chưa phản ánh hết toàn bộ các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại Vietcombank giai đoạn 2002-2016.Do luận văn chỉ nghiên cứu tác động của các nhân tố lên tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng nên bài luận không đưa các biến vĩ mô vào mô hình.Từ những hạn chế đó luận văn đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo là đưa thêm một số biến vào nhằm giảm sai lệch trong kết quả nghiên cứu.Hoặc có thể xem xét để nghiên cứu tác động của các nhân tố lên tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục tài liệu tiếng anh

1. Boudriga, A. et al, 2009. Problem loans in the MENA countries: bank specific determinants and the role of the business and the institutional environment.

2. Berger & DeYoung,1997. Problem loans and cost efficiency in commercial banks.Journal of banking and Finance,849-870.

3. Caprio G, Atiyas I and Hanson J A, 1994. Financial reform: theory and experience, Cambridge: Cambridge U P.

4. Eng, L. and S. Nabar, 2007. Loan Loss LLRisions by banks in Hongkong, Malaysia and Singapore. Journal of International Financial Management and Accounting, 18.

5. Godlewski,2004.Bank capital and credit risk taking in emerging market economies.

Journal of Banking Regulation.

6. Hasan & Larry D.Wall,2004. Determinants of the loan loss allowance: some cross- country comparisons. Research Department.

7. Jin-li Hu,2004.Ownership and non-performing loans: evidence from Taiwan’s banks. Developing Economies.

8. Keeton, William R ,1999.Does faster loan growth lead to higher loan losses.

Economic review.2nd Quarter,57-75.

9. Klein,2013.Non-perfoming loans in CESEE:Determinants and impact on macroeconomic performance.Working paper.

10. Louzis,D.,P. et al, 2011. Macroeconomic and bank-specific determinants of non- performing loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. Journal of Banking and Finance

11. Podpiera và Weill,2008.Bad luck or bad management? Emerging banking market experience.Journal of Financial Stability,135-148.

12. Patersson, Jessica & Isac Wadman, 2004 . Non- Performing Loans-The markets of Italy and Sweden, Uppsala University thesis, Department of Business Studies


13. Raghuram G. Rajan,1994.Why Bank Credit Policies Fluctuate: A Theory and Some Evidence. The Quarterly Journal of Economics.

14. Rajan, R., Dhal, S., 2003. Non-performing loans and terms of credit of public sector banks in India: an empirical assessment. Reserve Bank of India Occasional 24.

15. Santiago Fernández de Lis, Jorge Martínez Pagés and Jesús Saurina ,2000.Credit Growth, Problem Loans And Credit Risk Provisioning In Spain.

16. Stern & Fredman,2004.Too Big to Fail:The Hazards of Bank Bailouts.The Brookings Institution Press.

17. Salas and Saurina,2002.Credit risk in two institutional regimes:spanish commercial and saving banks. Journal of Financial Services Research.

II. Danh mục tài liệu tiếng việt

1. Giải quyết nợ xấu-Vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.Trung tâm thông tin tư liệu.

2. Lê Thị Thùy Vân,Vương Duy Lâm.VAMC và vấn đề nợ xấu

3. Nguyễn Thi Minh Huệ ,2015. Non-Performing Loans: Affecting Factor for the Sustainability of Vietnam Commercial Banks.Journal of Economics and Development.

4. Nguyễn Thị Hồng Vinh,2015.Yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.Tạp chí phát triển kinh tế.

5. Ngân hàng nhà nước, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN VIỆT NAM ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

6. Tô Ngọc Hưng. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam.


7. Tô Ngọc Hưng ,2014. Thực trạng xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012 - 2013 và một số khuyến nghị chính sách.Tạp chí Ngân hàng, Số 3, Tháng 02/2014.

8. Trần Huy Hoàng, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản lao động Xã Hội.



PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng kết quả hồi quy



Hệ số hồi quy

Prob(95%)

Cred_gr-Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

0.02039

0.063

LLR-Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

1.06031

0.006

ROE-tỷ suất sinh lợi trên VCH

-0.1284

0.034

SIZE-Quy mô ngân hàng

-0.00398

0.216

INEF-Chi phí hoạt đông/Doanh thu

-0.08117

0.039

NPLt-1-Tỷ lệ nợ xấu năm trước

0.350059

0.061

Hằng số β0

0.086818

0.044

R-Squared 0.8958

Prob.Chi-square 0.0003

F(6,8) 17.76



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - 10


Phụ lục 2: Bảng ma trận tương quan giữa các biến



CREDGR

LLR

ROE

SIZE

INEF

NPLt-

1

VIF

CREDGR

1






4.42

LLR

-0.1834

1





1.68

ROE

-0.4262

0.4752

1




3.46

SIZE

-0.5847

0.0544

-0.0284

1



3.47

INEF

0.7541

-0.1220

-0.6988

-0,2466

1


10.7

NPLt-1

0.8553

-0.0156

-0.4063

-0,6416

0.8313

1

12.1


Phụ lục 3: Bảng ma trận tương quan giữa các biến sau khi bỏ bớt biến



CREDGR

LLR

ROE

INEF

NPLt-1

VIF

CREDGR

1





4.25

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí