Biểu Đồ Biểu Diễn Tỷ Lệ Nợ Xấu Năm Trước Của Vietcombank Và Tỷ Lệ Nợ Xấu Qua Các Năm 2002-2016


Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nợ xấu năm trước của Vietcombank và tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2002-2016

7.00%

14.00%

6.00%

12.00%

5.00%

10.00%

4.00%

8.00%

NPL_Tỷ lệ nợ xấu

3.00%

6.00%

2.00%

4.00%

Tỷ lệ nợ xấu năm trước

1.00%

2.00%

0.00%

0.00%

Từ biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu năm trước có xu hướng tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2002-2016.Trong giai đoạn 2002-2004 khi tỷ lệ nợ xấu năm trước có xu hướng giảm thì tỷ lệ nợ xấu cũng có xu hướng giảm.Trong giai đoạn 2005-2008 tỷ lệ nợ xấu năm trước có xu hướng tăng thì tỷ lệ nợ xấu cũng có xu hướng tăng và diễn biến tiếp theo cũng tương tự trong giai đoạn 2009-2016.

Kết luận chương 3

Chương 3 cho thấy cái nhìn tổng quan về mối quan hệ các nhân tố và tỷ lệ nợ xấu như: tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu năm trước có mối quan hệ cùng chiều đến nợ xấu; khả năng sinh lợi có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu; các nhân tố như quy mô ngân hàng, khả năng quản lý chưa cho thấy được xu hướng cụ thể. Kết quả này là tiền đề giúp luận văn tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 4

XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Chương này sẽ trình bày cách xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu từ đó xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu và chiều hướng tác động nếu có.

4.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Trong phần này, luận văn sẽ xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên các nhân tố tác động đến nợ xấu trình bày ở chương 2 và thực trạng mối quan hệ các nhân tố và tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu trình bày ở chương 3. Để có cái nhìn tổng quát về các nhân tố tác động đến nợ xấu, khung tiếp cận sẽ được trình bày theo hình dưới đây:


Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng Khả năng sinh lợi

Tỷ lệ nợ xấu năm trước

Quy mô ngân hàng Khả năng quản lý

Tỷ Lệ Nợ Xấu


4.1.1 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Theo Keeton (1999) “Does faster loan growth lead to higher loan losses” phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của các NHTM Mỹ giai đoạn 1982- 1996 và kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu.Có cùng kết quả trên là nghiên cứu của Caprio và các tác giả (1994) “Financial reform: theory and experience, Cambridge: Cambridge U P” kết luận, mở rộng tín dụng nhanh chóng được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của các khoản vay có vấn đề.Có thể giải thích kết quả trên như sau: Trong quá trình phát triển kinh tế,để ngân hàng phát triển nhanh


chóng và đạt được lợi nhuận là cao nhất thì ngân hàng phải tiến hành đẩy mạnh cho vay tín dụng,các ngân hàng sẽ giành giựt nhau thị phần cho vay tín dụng. Một cách dễ dàng để thu hút thị phần được các ngân hàng áp dụng là cho vay khách hàng chất lượng tín dụng kém hơn,thẩm định sơ xài hơn dẫn đến rủi ro tín dụng ngày càng cao hơn.Đồng quan điểm trên còn có Ranjan và Dhal (2003) “Non-performing loans and terms of credit of public sector banks in India: an empirical assessment” đã tiến hành phân tích thực nghiệm và đưa ra kết luận rằng các điều khoản của tín dụng tác động mạnh tới nợ xấu. Dựa trên những nghiên cứu tổng quan về mối tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu và kết quả các công trình nghiên cứu trên thế giới đề tài tiến hành đặt giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

4.1.2 Dự phòng rủi ro tín dụng

Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.Cụ thể như nghiên cứu của Halling (2006) thì dự phòng rủi ro tín dụng có tác dụng ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.Điều này có thể lý giải do ngân hàng có tiềm lực tài chính tốt thì sẽ chủ động tăng cường trích lập dự phòng,còn những ngân hàng có tài chính hạn chế thì sẽ giảm trích lập dự phòng ở mức thấp nhất.

Ngược lại theo nghiên cứu của Hasan & Larry D.Wall (2004) “Determinants of the loan loss allowance: some cross-country comparisons” lại đưa ra kết luận ngược lại tỷ lệ dự phòng là phát sinh từ các khoản nợ có vấn đề cho nên tỷ lệ dự phòng cao là do tỷ lệ nợ xấu cao.Đồng quan điểm trên thì theo Eng, L. and S. Nabar, (2007) “Loan Loss LLRisions by banks in Hongkong, Malaysia and Singapore” tỷ lệ nợ xấu tăng cao thì dẫn đến trích lập dự phòng tăng cao, hai yếu tố này có mối quan hệ cùng chiều với nhau.Căn cứ vào cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên, nghiên cứu đặt giả thuyết kiểm định tác động của việc trích lập dự phòng đến nợ xấu trong các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam như sau:

Giả thuyết H2: Tỷ lệ trích lập dự phòng có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.


4.1.3 Khả năng sinh lợi của ngân hàng

Các chỉ tiêu quan trọng nhất đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng hiện nay gồm : Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ( ROE), lệ thu nhập trên tổng tài sản tỷ (ROA), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên…Khi mà các tỷ số về tỷ lệ sinh lời của ngân hàng cao chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động hiệu quả do đó áp lực về lợi nhuận phần nào cũng được giảm bớt nên ngân hàng có thể ưu tiên kiểm soát chặt hơn các khoản tín dụng có rủi ro cao.Ngược lại các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi kém thì phải thúc đẩy các khoản cho vay bất chấp rủi ro gặp phải sẽ cao hơn nhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.Theo nghiên cứu của Godlewski (2004) “Bank capital and credit risk taking in emerging market economies” thì tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có tác động tiêu cực đến nợ xấu.Từ đó có thể thấy có thể thấy khả năng sinh lợi tác động tiêu cực đến nợ xấu.Từ những lập luận trên thì luận văn đưa ra giả thiết nghiên cứu như sau:

Giả thiết 3 : Khả năng sinh lợi của ngân hàng có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ xấu.

4.1.4 Tỷ lệ nợ xấu năm trước

Tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ cao cho thấy khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng kém qua đó sẽ tác động tăng nợ xấu trong tương lai.Theo nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) “Credit risk in two institutional regimes:spanish commercial and saving banks” đã đưa ra kết quả về mối tương quan thuận của tỷ lệ nợ xấu năm trước đến tỷ lệ nợ xấu năm sau.Đồng quan điểm còn có nghiên cứu của Klein (2013) “Non-perfoming loans in CESEE: Determinants and impact on macroeconomic performance”.Từ những cơ sở trên thì luận văn đưa ra giả thiết như sau:

Giả thuyết: Tỷ lệ nợ xấu năm trước có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

4.1.5 Quy mô ngân hàng

Những ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì điều đó thể hiện quy mô của ngân hàng lớn.Theo lý luận thì những ngân hàng lớn có những thuận lợi về nguồn lực để xây dựng


hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động, có khả năng thẩm định và đánh giá khách hàng tốt hơn nên có thể giảm rủi ro nợ xấu tốt hơn.Những ngân hàng với quy mô lớn thường có thương hiệu qua đó dễ dàng tạo niềm tin đối với khách hàng nhất là những khách hàng sợ rủi ro và những khoản cho vay đối với những khách hàng này thường rủi ro sẽ thấp hơn so với các khách hàng bình thường.Ngoài ra với việc huy động nguồn vốn cũng dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ nên có thể cung cấp các khoản tín dụng với chi phí rẻ nhất. Chính điều này giúp ngân hàng thu hút được những khách hàng tốt, những khách hàng có nhiều khả năng tài chính trả nợ vay từ đó sẽ hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn.

Ngược lại, các ngân hàng nhỏ chịu nhiều áp lực trong việc tạo ra lợi nhuận, duy trì khả năng thanh khoản, việc tiếp cận nguồn vốn cũng khó khăn hơn và thường chịu chi phí trong việc huy động các nguồn vốn từ các tổ chức cá nhân và hộ gia đình. Do đó, khả năng tiếp cận khách hàng tốt khó khăn hơn cộng với những khoản tín dụng lãi suất cao dễ dẫn tới khách hàng mất khả năng trả nợ làm nợ xấu ngày càng tăng.

Theo nghiên cứu của Rajan và Dhal (2003) “Non-performing loans and terms of credit of public sector banks in India: an empirical assessment” chỉ ra rằng, các ngân hàng lớn có nhiều nguồn lực hơn, và có nhiều khả năng để xử lý tốt hơn với những khách hàng vay xấu. Ngược lại, các ngân hàng nhỏ do thiếu khả năng cạnh tranh vì lý do đó khách hàng của những ngân hàng này thường có chất lượng thấp hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng nhỏ thường thiếu nguồn lực đầu tư cho việc đánh giá và phân loại khách hàng vì vậy khó khăn trong việc đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của khách hàng vay.Cùng quan điểm này còn có nghiên cứu của Jin-li Hu (2004) “Ownership and non- performing loans: evidence from Taiwan’s banks” cho rằng quy mô ngân hàng có ý nghĩa tiêu cực với tỷ lệ nợ xấu.Từ những lý luận trên thì luận văn đưa ra giả thuyết :

Giả thuyết H5 : Quy mô ngân hàng có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ xấu.


4.1.6 Khả năng quản lý

Theo giả thuyết “Khả năng quản lý kém” của Berger và DeYoung (1997) “Problem loans and cost efficiency in commercial banks” tại các NHTM của Mỹ giai đoạn 1985- 1994 đã cho rằng hiệu quả quản lý thấp có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.Nghiên cứu cho rằng quản lý kém liên quan đến các kỹ năng kém trong chấm điểm tín dụng,thẩm định tài sản đảm bảo và việc kiểm tra giám sát khách hàng vay nợ.Cùng quan điểm này còn có nghiên cứu của Podpiera and Weild (2008)“Bad luck or bad management? Emerging banking market experience” đã kiểm định về mối quan hệ giữa hiệu quả và các khoản nợ xấu trong ngành ngân hàng tại Sec từ 1994-2005 đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả quản lý kém và nợ xấu trong tương lai.Từ những lập luận trên thì luận văn đưa ra giả thiết như sau:

Giả thiết H6: Khả năng quản lý kém tác động tích cực đến nợ xấu .

4.2 Mô hình nghiên cứu

Từ các giả thuyết ở trên thì luận văn tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

NPL = β1Cred_gr + β2LLR + β3ROE + β4NPLt-1 + β5Size + β6INEF +β0

Trong đó, các biến sử dụng trong mô hình theo bảng dưới đây


Bảng 4.1: Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong mô hình


Biến

Mô tả

Cách đo lường

Biến phụ thuộc

NPL

Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Biến độc lập




Cred_gr


Tốc độ tăng trưởng tín dụng

(Dư nợ cho vay năm t - Dư nợ cho vay

năm t-1)/Dư nợ cho vay năm t-1


hàng năm



LLR


Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/Tổng cho vay khách hàng


ROE


Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở


Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu


hữu


NPLt-1

Tỷ lệ nợ xấu năm trước

Tỷ lệ nợ xấu năm trước

Size

Quy mô ngân hàng

Logarit tự nhiên của tổng tài sản


INEF


Kỹ năng quản lý


Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - 7

4.3 Kết quả nghiên cứu

4.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Trong bài luận văn,mẫu nghiên cứu được hình thành từ việc thu thập dữ liệu của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2002-2016 thông qua cơ sở dữ liệu của bankscope và báo cáo tài chính,báo cáo thường niên công khai của Vietcombank trong suốt giai đoạn 2002-2016.


Để có một bức tranh cụ thể về các biến quan sát, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng các chỉ tiêu đo lường bao gồm: số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất để làm rõ hơn về những đặc trưng của các biến quan sát trong mẫu nghiên cứu như bảng sau:

Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả các biến quan sát


Biến quan sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Lớn nhất

Nhỏ nhất

NPL

0.2945

0.1153

0.1505

0.6136

Cred_gr

0.2582

0.1725

0.1097

0.7805

LLR

0.2379

0.0057

0.0155

0.0370

ROE

0.1493

0.0554

0.0486

0.2531

SIZE

12.467

0.7119

11.310

13.577

INEF

0.3939

0.1249

0.2441

0.7614

NPLt-1

0.0371

0.0280

0.0184

0.1309

Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của Vietcombank trong giai đoạn 2002-2016. Với:Cred_gr: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; LLR: Tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ cho vay; ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu; Size: Quy mô ngân hàng; INEF: Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động; NPL: Tỷ lệ nợ xấu; NPLt-1: Tỷ lệ nợ xấu năm t-1)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023