BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐINH HƯNG GIANG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG LỰA CHỌN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG HÀNG KHÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý xu hướng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng hàng không - 2
- Mô Hình Thuyết Hành Động Hợp Lý (Theory Of Reasoned Action – Tra)
- Mô Hình Thuyết Hành Vi Dự Định (Theory Of Planned Behavior – Tpb)
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐINH HƯNG GIANG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý XU HƯỚNG LỰA CHỌN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG HÀNG KHÔNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Thị Mỹ Hạnh
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng hàng không” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.HCM, 2015
ĐINH HƯNG GIANG
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập chương trình cao học Quản trị kinh doanh của Đại học Mở TP.HCM, em đã được tiếp thu những kiến thức mới và hữu ích. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức hữu ích cho em.
Đặc biệt, em cũng xin chân thành cảm ơn cô Phó giáo sư Tiến sĩ Đoàn Thị Mỹ Hạnh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho em để em có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng hàng không”. Tuy nhiên, luận văn này vẫn không thể tránh khỏi nhiều điểm sai sót nên em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô trong hội đồng.
Trong quá trình học, em cũng xin được cảm ơn các anh chị em cao học đã giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm. Cuối cùng, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Đào tạo Sau Đại Học của đại học Mở TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2015
ĐINH HƯNG GIANG
TÓM TẮT
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng hàng không” nhằm mục đích khám phá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến xu hướng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng hàng không.
Để hệ thống hóa lý thuyết, tác giả đã trình bày về định nghĩa dịch vụ, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường không, lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, thuyết hành động hợp lý TRA, thuyết hành vi dự định TPB. Sau đó, dựa vào các nghiên cứu trước tác giả đã biện luận các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 6 biến độc lập như sau: cơ sở vật chất, giá vé, giá trị thương hiệu, thái độ phục vụ, sự thuận tiện và độ tin cậy
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước. Bước một nghiên cứu định tính dựa vào phương pháp thảo luận tay đôi nhằm hoàn thiện bảng khảo sát. Bước hai nghiên cứu định lượng thông qua việc phát bảng câu hỏi đến 400 khách hàng tiềm năng từ 22 tuổi trở lên, có công việc và thu nhập ổn định, đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Tác giả lần lượt phát 400 bảng câu hỏi cho các khách hàng. Sau đó, tác giả thu về được 367 bảng câu hỏi. Trong số bảng câu hỏi này, tác giả phát hiện có 8 bảng câu hỏi không hợp lệ nên tiến hành phân tích 359 bảng câu hỏi hoàn chỉnh. Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp EFA và mô hình hồi quy bội để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng hàng không.
Ở bước kiểm định Cronbach’s Alpha, hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đều có giá trị lớn hơn 0.6 và giá trị tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Do đó, nghiên cứu giữ lại tất cả các biến quan sát. Kết quả phân tích phản ánh các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu có mối tương quan khá chặt chẽ với nhau. Vì vậy, thang đo có tính tin cậy khá cao. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích EFA cho các biến độc lập và kết luận mô hình lý thuyết ban đầu vẫn giữ nguyên. Cuối cùng, mô hình được đưa vào phân tích hồi quy. Các yếu tố độ tin cậy và giá trị thương hiệu đều tác động tích cực đến xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Bốn biến không có ý nghĩa thống kê là cơ sở vật chất, giá vé, thái độ phục vụ, và sự thuận tiện. Trong đó, yếu tố độ tin cậy tác động mạnh nhất và yếu tố giá trị thương
hiệu tác động yếu nhất.
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như là tài liệu tham khảo. Luận văn mong muốn góp phần vào việc đưa ra các kiến nghị nhằm giúp cho các công ty hàng không nắm bắt được xu hướng lựa chọn của khách hàng.
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh mục hình vii
Danh mục bảng viii
CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN
1.1 Lý do nghiên cứu 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Đóng góp của nghiên cứu 3
1.7 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG HAI: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Dịch vụ và dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường không 5
2.2 Khái niệm dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường không 6
2.3 Hành vi người tiêu dùng 7
2.3.1 Định nghĩa 7
2.3.2 Mô hình hành vi tiêu dùng 7
2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 8
2.4 Mô hình lý thuyết 13
2.4.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) 13
2.4.2 Mô hình thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) 15
2.5 Tổng quan các nghiên cứu trước 16
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 19
CHƯƠNG BA: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu 24
3.2 Nghiên cứu định tính 25
3.3 Nghiên cứu định lượng 26
3.4 Thiết kế thang đo 26
3.5 Dữ liệu nghiên cứu 30
3.5.1 Cách thu thập dữ liệu nghiên cứu 30
3.5.2 Cách xử lý dữ liệu nghiên cứu 30
CHƯƠNG BỐN: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả 34
4.1.1 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát 34
4.1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát 35
4.2 Kiểm định mô hình 41
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha 41
4.2.2 Phân tích nhân tố EFA 42
4.3 Phân tích hồi quy 48
4.3.1 Thống kê mô tả các biến trong phân tích hồi quy 48
4.3.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan 48
4.3.3 Phân tích hồi quy 49
4.4 Dò tìm vi phạm 54
4.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm 56
4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính 56
4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi 56
CHƯƠNG NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận 60
5.2 Kiến nghị 61
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 61
Tài liệu tham khảo 63
Phụ lục 1 – Câu hỏi nghiên cứu định tính 66
Phụ lục 2 – Bảng câu hỏi 67
Phụ lục 3 – Thống kê mô tả 70
Phụ lục 4 – Kiểm định Cronbach’s Alpha 74
Phụ lục 5 – Phân tích EFA 78
Phụ lục 6 – Phân tích hồi quy 82