Cơ Cấu Lao Động Cuả Khách Sạn Thanh Xuân Tính Đến Thời Điểm Tháng 11/2020


- Theo mô hình này, Giám độc khách sạn là người quản lí toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn. Toàn bộ khách sạn phân thành 7 bộ phận với chức năng nhiệm vụ rò ràng và riêng biệt. Qua mô hình trên ta thấy, cơ cấu tổ chức của khách sạn theo kiểu trực tuyến nên giữa các khâu không có sự chồng chéo nhau. Nó phân định rò ràng nhiệm vụ của mỗi bộ phận, mỗi nhân viên. Người có quyền quyết định cao nhất trong khách sạn là giám đốc. Với mô hình này, giám đốc nắm bắt được thông tin kinh doanh của các bộ phận một cách kịp thời để đưa ra quyết định chính xác, nhanh chóng.

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

Ban giám đốc (Giám đốc – Phó giám đốc)

- Chịu trách nhiệm điều hành và quản lí khách sạn.

- Lập kế hoạch tổ chức lao động, vạch kế hoạch công tác, lên kế hoạch, kiểm tra trong quá trình kinh doanh.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của khách sạn.

- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động cao nhất của khách sạn:

+ Về nghiên cứu thị trường.

+ Về quảng cáo, Marketing.

+ Về giá cả, các dịch vụ khách sạn.

+ Về các mối quan hệ trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch khác.

+ Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc điều hành quản lý khách sạn hằng ngày.

Phòng kế toán - Hành chính:

- Đảm bảo cân đối sổ sách về các khoản thu chi của khách sạn, các công việc như lương, nộp thuế...

- Quản lý các chứng từ sổ sách kế toán.

- Xây dựng, quy hoạch cán bộ nhân viên, xây dựng kế hoạch lao động, thực hiện chế độ lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, chế độ an toàn lao động.

- Ngăn ngừa các vi phạm chính sách chế độ nhà nước, thực hiện công tác ghi chép, báo cáo.

Bộ phận lễ tân:

- Là bộ phận đại diện cho khách sạn tiếp xúc với khách hàng.


- Thu hút khách hàng, làm đầu mối liên hệ giữa khách hàng với các bộ phận khác trong khách sạn.

- Tham mưu cho giám đốc cung cấp thông tin về khách hàng.

- Giải quyết các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng.

Bộ phận buồng phòng:

- Làm vệ sinh bảo dưỡng toàn bộ các phòng của khách sạn.

- Làm công việc dịch vụ vho khách về giặt là, vệ sinh khuôn viên khách sạn, cung cấp các dụng cụ sinh hoạt khi khách có nhu cầu.

- Báo cáo hằng ngày ngay lập tức các quan sát cho lễ tân.

Bộ phận nhà hàng:

- Đảm bảo tất cả các công việc từ phục vụ khách ăn uống hàng ngày đến các bữa tiệc lớn nhỏ.

- Tiêu thụ và bán hàng, đưa ra thực đơn giới thiệu các món ăn và thuyết phục khách hàng sử dụng.

- Nghiên cứu thị hiếu ăn uống của khách hàng để đổi mới thực đơn cho phù hợp.

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ phận bếp:

- Cung cấp các món ăn kịp thời cho nhà hàng về các bữa ăn, tiệc và hội nghị theo yêu cầu của khách.

- Đảm bảo bữa ăn cho nhân viên trong khách sạn.

- Luôn tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.

Bộ phận bảo vệ: Có trách nhiệm đảm bảo an toàn thân thể và tài sản cho khách hàng trong khách sạn, đảm bảo tài sản của khách sạn không bị thất thoát, đảm bảo an ninh luôn ổn định cả bên trong lẫn bên ngoài khách sạn.

Bộ phận bảo trì: Lập kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng, thay thế, điều chỉnh kịp thời các trang thiết bị, cơ sở vật chất của khách sạn. Thương xuyên kiểm tra kịp thời sửa chữa nhằm đạt mục tiêu chất lượng phục vụ hoạt động trong tình trạng tốt


2.1.4 Tình hình lao động


Hình 2 4 Nhân viên tại khách sạn Thanh Xuân Với đội ngũ nhân viên được đào 1


Hình 2.4 Nhân viên tại khách sạn Thanh Xuân


- Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nhiệt tình , có trách nhiệm trong công việc, đa số các lao động ở khách sạn đều là những lao động trẻ, có trình độ học vấn và có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên vẫn còn phân bố không đông đều ở các lĩnh vực khác nhau.

- Các ngành kinh doanh về dịch vụ thì con người hay còn gọi là lao động là một yếu tố quan trọng mà máy móc không thể thay thế được, do đó để cho quá trình kinh doanh diễn ra một cách nhịp nhàng, thường xuyên và có hiệu quả cao thì các doanh nghiệp phải sử dụng tốt nguồn lao động và phải bố trí lao động một cách hợp lý nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động kinh doanh.

Tính đến tháng 11 năm 2020, khách sạn Thanh Xuân Huế có 22 lao động


Bảng 2.1: Cơ cấu lao động cuả khách sạn Thanh Xuân Tính đến thời điểm tháng 11/2020


Tiêu chí

Phân loại

Số lượng (người)

Phần trăm

(%)


Giới tính

Nam

7

32

Nữ

15

68


Tuổi

Từ 20 – 35 tuổi

14

64

Từ 35 – 50 tuổi

6

27

Trên 50 tuổi

2

9


Bộ phận làm việc

Ban giám đốc

2

9

Kế toán – hành chính

3

14

Lễ tân

2

9

Bộ phân nhà hàng

4

18

Bộ phận bếp

4

18

Bộ phận buồng phòng

3

1

Bộ phận bảo vệ

2

9

Bộ phận bảo trì

2

9


Trình độ

Đại học

5

23

Cao đẳng

8

36

Trung cấp

3

14

Tốt nghiệp THCS/THPT

6

27


Thâm niên

<= 1 năm

7

32

1 – 5 năm

9

41

5 – 10 năm

4

18

Trên 10 năm

2

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nguồn: Khách sạn Thanh Xuân Huế


- Phân theo giới tính: nhìn vào số liệu thống kê cho thấy nhân viên nữ chiếm đa số và chiếm 68%. Nguyên nhân do nhân viên nữ có khả năng giao tiếp lưu loát hơn, tính chịu khó và cẩn thận, tính cách tỉ mỉ hơn. Còn nam chủ yếu làm những công việc


mang tính kỹ thuật cao hay đòi hỏi về sức khỏe và thể lực, vì vậy nữ phù hợp với nhiều vị trí công việc tại khách sạn hơn là nhân viên nam.

- Về độ tuổi của lao động trong khách sạn thì tương đối trẻ, đội tuổi nhân viên từ 20 – 35 tuổi chiếm 64%. Lí do là đội ngũ nhân viên trẻ luôn năng động, nhiệt huyết và sáng tạo trong công việc. Trong những mùa du lịch cao điểm thì khách sạn thường tuyển thêm nhân viên làm thời vụ và ngược lại trong những mua thấp điểm thì điều chỉnh bố trí công việc nhân viên cho phù hợp.

- Theo bộ phận làm việc: Lưu trú và ăn uống là hai dịch vụ kinh doanh chính của khách sạn. Do đó, số lượng lao động ở hai bộ phận này chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động. Trong đó, lễ tân chiểm 9%, buồng chiếm 14%, nhà hàng chiểm 18%, bộ phận bếp chiểm 18%. Số lao động ở hai bộ phận này ít biến động qua các năm, trong năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 nên khách sạn có thực hiện cắt giảm giờ làm của nhân viên để giảm bớt chi phí cho khách sạn.

- Phân theo trình độ văn hóa: Lao động có trình độ đại học chiếm 23% chủ yếu đây là những nhân viên quản lý văn phòng. Họ là những người hướng dẫn, lãnh đạo, có trình độ cao để đảm bảo cho việc điều hành hoạt động kinh doanh của khách sạn đạt hiệu quả. Do đặc thù công việc phải phục vụ các khách hàng cả trong và ngoài nước nên đòi hỏi nhân viên phục vụ phải có trình độ văn hóa đó là lí do mà nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp là 50%

- Nhìn chung thì nhân viên có thâm niên 1 – 5 năm là cao nhất chiểm 41% và nhân viên có thâm niên >10 năm là thấp nhất. Điều này cho thấy hiện nay thì nhu cầu nhảy việc của nhân viên thường xuyên xảy ra đối với những người có nhu cầu cao. Do vậy muốn nhân viên làm việc lâu dài thì khách sạn Thanh Xuân cần đưa ra cấc chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân nhân viên của mình.

2.1.5 Tình hình cơ sở vật chất


- Như chúng ta đã biết, với sự tăng cao về mức sống của con người thì nhu cầu đòi hỏi của khách hàng là điều mà khách sạn phải nỗ lực để đáp ứng. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như: vị trí tọa lạc của khách sạn, chất lượng phục vụ, hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị tại khách sạn. Cơ sở vật chất kĩ


thuật được xem là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất và phục vụ tiêu dùng sản phẩm dịch vụ.

- Phòng nghỉ là nơi du khách lưu trú trong một thời gian nhất định yêu cầu phải đảm bảo được không gian nghỉ ngơi, làm việc thoải mái và tiện nghi để cho họ thấy được cảm giác như đang ở nhà của mình. Nhận ra nhu cầu của khách hàng, khách sạn Thanh Xuân ngày càng nâng cao chất lượng phòng nghỉ. Mỗi phòng sẽ có đầy đủ các trang thiết bị như:

- Đồ gỗ: Giường, bàn làm việc, tủ đựng áo quần, bàn đầu giường, giá để hành lí, bộ bàn ghế sofa.

- Đồ điện: Điện thoại, máy điều hòa, tivi, bình nóng lạnh, đèn phòng , đèn ngủ, tủ lạnh mini.

- Đồ vải: Đệm, chăn bông, ga gối, thảm trải sàn, rèm cửa sổ.


- Vật dụng: Bình nước lọc, bộ ly trà, gạt tàn thuốc, bình hoa, móc treo, gương soi,

dép.


- Trang thiết bị trong phòng vệ sinh: khăn lau, gương soi, xà phòng, bồn tắm, bồn

rửa tay, kem đánh răng, giấy vệ sinh.


- Khách sạn Thanh Xuân luôn hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng một cách đầy đủ và tiện nghi nhất. Không những tiện nghi mà còn phải đảm bảo tính thẩm mĩ của từng phòng. Nhìn chung màu sắc các phòng nghỉ được phối tương đối hài hòa, tạo cảm giác ấm cúng và thoải mái. Vì khách sạn đã đi vào hoạt động nhiều năm, đã phục vụ lượng khách tương đối lớn nên các trang thiết bị dần bị xuống cấp, làm mất sự đồng bộ về thẩm mĩ. Do vậy, khách sạn đã và đang đổi mới và nâng cấp các trang thiết bị của từng phòng nghỉ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.


2.1.6 Kết quả kinh doanh khách sạn Thanh Xuân Huế qua 3 năm 2017-2019


2.1.6.1 Tình hình khách đến tại khách sạn Thanh Xuân Huế từ 2017-2019


Cơ cấu nguồn khách:


Khách sạn hoạt động chủ yếu phục vụ lưu trú cho nên doanh thu của khách sạn cao hay thấp đều phụ thuộc vào lượng khách đến và sử dụng dịch vụ của khách sạn. Trong những năm vừa qua, khách sạn Thanh Xuân đã tạo được thương hiệu và uy tín trên thị trường, được nhiều người biết đến và tin tưởng, đó là ưu điểm để thu hút khách hàng đến với khách sạn ngày càng đông.

Với tiêu chuẩn 3 sao, khách sạn Thanh Xuân luôn thu hút và đón nhận một lượng khách tương đối lớn. Việc nghiên cứu nguồn khách sẽ góp phần giúp khách sạn nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn thông qua việc nắm bắt sở thích, đặc trưng văn hóa, thói quen của từng nhóm khách hàng.

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn khách của khách sạn Thanh Xuân Huế (2017-2019)


ĐVT: (Người)



Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2019/2017


Số lượng


%


Số lượng


%


Số lượng


%

Số lượng (+/-)


% (+/-)


Khách lưu trú

Tổng số lượt

2.023

100

2.323

100

2.216

100

193

9,54

Khách trong

nước


1963


97


2173


93,54


2.104


95


141


7,18

Khách quốc tế


60


3


150


6,46


112


5


52


86,67

Nguồn: Bộ phận kế toán – Khách sạn Thanh Xuân Huế


Nguồn khách là yếu tố đầu vào rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Vì vậy việc duy trì lượng khách ở trạng thái ổn


định là việc rất quan trọng nó có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở kinh doanh. Thông qua bảng 2.2 đã phản ánh tình hình lượng khách đến với khách sạn từ năm 2017-2019.

Khách sạn Thanh Xuân Huế hằng năm đón số lượng lớn kháh nội địa chiếm tỷ trọng cao nhất. Từ năm 2017-2019 lượng du khách lưu trú tại Thanh Xuân Huế có biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể là từ năm 2019/2017 tăng 193 lượt khách và tăng 9,54% tỉ trọng, lượt khách nội địa và khách quốc tế cũng có sự tăng lên rò rệt.

Nguyên nhân của việc lượt khách tăng lên là vì du lịch Huế ngày càng được phát triển mạnh hơn với các địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách đến với Huế. Huế được gọi là điểm đến du lịch bởi sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và đặc biệt Huế là nơi diễn ra Festival theo lịch 2 năm tổ chức 1 lần. Đây cũng là nguyên nhân mà lượt khách đến với khách sạn năm 2018 (năm diễn ra Festival) là cao nhất.

Với lợi thế về vị trí địa lý, Khách sạn Thanh Xuân chỉ cách các địa điểm du lịch như chợ Đông Ba, Cầu Tràng Tiền, Đại nội Huế, các tuyến đường mua sắm… trong bán kinh chưa tới 2km. Đó là lý do mà du khách lựa chọn Khách sạn Thanh Xuân Huế là nơi để nghỉ ngơi. Điều ày đã tạo nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho khách sạn trong lòng du khách khi đến du lịch tại Huế.

Tuy lượt khách đến với Khách sạn Thanh Xuân Huế đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng này là còn thấp. Lượng khách quốc tế chọn khách sạn còn rất ít chỉ chiểm 3-7% vì vậy khách sạn cần nâng cao chất lượng dịch vụ và trình độ ngoại ngữ của nhận viên hơn nữa để có thể thu hút được khách quốc tế ngày càng nhiều hơn nữa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022