Phân Tích, Đánh Giá Chênh Lệch Chỉ Phí Giữa Thực Tế Với Định Mức


- Chi phí khấu hao tài sản cố định.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài.

- Chi phí bằng tiền khác.

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Cuối kỳ, chi phí sản xuất chung của phân xưởng, bộ phận nào sẽ được phân bổ cho những sản phẩm mà phân xưởng, bộ phận đó sản xuất ra. Chi phí sản xuất chung có thể được phân bổ theo tiền lương NCTT sản xuất, phân bổ theo số giờ máy, phân bổ theo chi phí NVLTT,...

Kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”.

Cuối kỳ trên cơ sở các khoản chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí sxc đã được kết chuyển, kế toán tổng họp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang của kỳ để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

Những chi phí liên quan đến từng đối tượng được tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng thường tập hợp thành nhóm và được phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí.

Tài khoản sử dụng: 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

c. Mục tiêu, tác dụng tính giá thành trong quản trị chi phí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Để phấn đấu tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng về góc độ chủ quan của nhà quản lý là làm sao có thể tiết kiệm tối đa các khoản chi phí phát sinh, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy cần phải nhận diện thật chính xác các khoản chi phí phát sinh và tác dụng của nó trong cấu trúc của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý có cơ sở và hình thành quyết định một cách chính xác. Do đó việc tính giá thành sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp quản lý có hiệu quả chi phí và chủ động trong việc hoạch định lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.2.2.4 Phân tích, đánh giá chênh lệch chỉ phí giữa thực tế với định mức

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình Dương - 6

Phân tích, đánh giá chênh lệch chi phí giữa thực tế với định mức để kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

a. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm biến động về giá và biến động về lượng. Biến động về giá là sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá định mức bỏ ra để mua nguyên vật liệu đó. Biến động về lượng là chênh lệch giữa lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế với lượng nguyên vật liệu sử dụng định mức.

Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định bằng các công thứcsau:

Biến động vềgiá = (AP - SP) X AQ Biến động vềlượng= (AQ - SQ) X SP

Trong đó:

AP (actual price): giá nguyên vật liệu thực tế

SP (Standard price): giá nguyên vật liệu định mức

AQ (actual quantity): lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng

SQ (Standard quantity): lượng nguyên vật liệu định mức sử dụng

b.Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp cũng chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố: số giờ lao động sử dụng và đơn giá lao động. Biến động chi phí nhân công trực tiếp được xác định bằng các công thức sau:

Biến động về giá lao động = (AR - SR) XAH Biến động hiệu suất lao động = (AH - SH) X SR

Trong đó:

AR (actual rate) đơn giá thực tế của một giờ lao động

SR (standard rate) là đơn giá định mức của một giờ lao động AH (actual hours) là lượng thời gian thực tế sử dụng

SH (Standard hours) là lượng thời gian định mức

c. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Biến động biến phí sản xuất chung

Việc tính toán biến động biến phí sản xuất chung về cơ bản giống như việc tính toán biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Việc tính toán


biến động biến phí sản xuất chung bao gồm biến động chi tiêu và biến động năng suất. Biến động biến phí sản xuất chung được tính theo công thức sau:

Biến động năng suất = Đơn giá phân bổ biến phí sxcdự toánX (Số giờ máy chạy thực tế - Số giờ máy chạydự toán)

Biến động chi tiêu = Số giờ máy chạythực tế x (Đơn giá phân bổ biến phí sxcthực tế - Đơn giá phân bổbiến phí sxcdự toán)

Biến động định phí sản xuất chung

Phân tích biến động định phí sản xuất chung hoàn toàn khác với phân tích các biến phí. Biến động định phí sản xuất chung được phân tích thành hai thành phần: biến động dự toán định phí sản xuất chung (fixed-overhead budget variance) và biến động khối lượng sản xuất (fixed-overhead volume variance).Biến động định phí sản xuất chung được tính theo công thức sau:

Biến động dự toán = Định phí sản xuất chung thực tế - Định phí sản xuất chung dự toán

Biến động khối lượng sản xuất = Định phí sxc dự toán - Định phí sản xuất chung dự toán tính theo sản lượng thực tế

d. Phân tích biến động chỉ phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Phân tích biến động chi phí BH và QLDN được thực hiện trên cơ sở so sánh chi phí thực tế với dự toán tổng thể (dự toán tĩnh). Biến động chi phí BH và QLDN được phân thành biến động biến phí BH và QLDN và biến động định phí BH và QLDN.

Biến động dựtoán = Chi phí BH và QLDN thực tế - Chi phí BH và QLDN dự toán

e. Cơ sở để nhận biết các biến động cần phải kiểm soát

Các nhà quản lý không có nhiều thời gian để kiểm tra và xác định nguyên nhân của tất cả các biến động. Phương pháp quản lý theo ngoại lệ (management by exception) sẽ giúp nhà quản lý tập trung thời gian và nổ lực vào việc kiểm soát các biến động có ý nghĩa. Khi nào một biến động cần được kiểm soát, khi nào thì bỏ qua? Để biết biến động đó cần kiểm soát hay không, nhà quản lý căn cứ vào độ lớn của biến động, tần suất của biến động, xu hướng của biến động, khả năng kiểm soát được biến động, các biến động thuận lợi, lợi ích và chi phí của việc kiểm soát:


- Độ lớn của biến động: Nhà quản lý thường quan tâm đến những biến động có giá trị lớn về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Số tương đối của biến động cung cấp thông tin tốt hơn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát.

- Tần suất xuất hiện biến động: Những biến động lặp đi lặp lại liên tục cần được kiểm soát chặt chẽ hơn những biến động thỉnh thoảng mới phát sinh.

- Xu hướng của biến động: Những biến động có xu hướng tăng dần theo thời gian là những biến động cần xác định nguyên nhân và kiểm soát..

- Khả năng kiểm soát được biến động: Những biến động mà những người bên trong tổ chức có khả năng kiểm soát được thì cần tiến hành kiểm soát hơn những biến động mà tổ chức không có khả năng kiểm soát. Ví dụ, khi mức giá nguyên liệu tăng do sự biến động giá của thị trường thì nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản lý.

- Các biến động thuận lợi: Những biến động thuận lợi cũng cần được xem xét để phát huy và cải tiến.

- Lợi ích và chi phí của việc kiểm soát: Quyết định nên kiểm soát một biến động hay không cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí đề thực hiện việc kiểm soát.

2.2.2.5 Cung cấp thông tin chi phí phục vụ các quyết định kinh doanh

Xác định giá bán là một trong những quyết định quan trọng nhất của nhà quản lý. Xác định giá sản phẩm không phải chỉ là một quyết định của quá trình tiếp thị, nó là một quyết định có liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty.

Mức giá tính cho một sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ của khách hàng và do vậy ảnh hưởng đến lợi nhuận và thị phần của công ty. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá bán: nhu cầu của khách hàng, hành động của đối thủ cạnh tranh, các vấn đề vế pháp luật, chính trị....và đặc biệt là chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì nếu doanh thu không bù đắp được tất cả các chi phí của công ty thì trong tương lai công ty sẽ không thể tồn tại. Do đó thông tin kế toán quản trị, đặc biệt là thông tin về chi phí có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định giá bán của công ty.


Nhiệm vụ của các nhà quản trị là lựa chọn các phương án kinh doanh và đưa ra các quyết định một cách kịp thời để nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh, do đó thông tin về chi phí mà kế toán quản trị cung cấp thường mang tính linh hoạt, kịp thời và thích hợp với từng loại quyết định cũng như việc lựa chọn các phương án kinh doanh thích hợp.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quả trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất

2.3.1 Mức độ cạnh tranh

Khi bàn về thi ̣ trường canh tranh, Mia and Clare (1999) cho rằng chính thi

trường canh tranh đã tao ra sự hỗn loan, áp lưc̣ , rủi ro và bất ổn cho các DN. Do đó DN

hoat

đông trong môi trường càng canh tranh thì có nhu cầu càng lớ n về các hê ̣ thống

chi phí phứ c tap

để có thể có đươc

thông tin chi phí sản phẩm chính xác hơn, bởi vì đối

thủ canh tranh sẽ tân

dung những sai sót của DN để chiếm lơi

thế canh tranh nếu DN ra

quyết điṇ h dưa

trên những thông tin không chính xác (Drury et al., 1993). Và sau đó,

tiếp tuc

dòng nghiên cứ u của mình, Drury (2000) khẳng đinh rằng để đaṭ đươc

sự thành

công cũng như caṇ h tranh hiêu

quả trong môt

môi trường toàn cầu hóa và ngày càng

canh tranh, các DN đang phải xem tiêu chí thỏa man

khách hàng như môt

trong những

ưu tiên hàng đầu. Và do đó, các DN đang phải lưa

chon

những phương pháp quản tri

́i, thay đổi hê ̣thống sản xuất, đầu tư vào các công cu ̣ kỹ thuât mới … Và các công

cu ̣ kỹ thuât

KTQT nói chung và KTQT CP nói riêng, như là môt

phần của hê ̣ thống

DN, cũng bi ̣tác đông nghiêm troṇ g bởi những thay đổi này.

Trong lý thuyết kế toán, các nhà lý luân

về thuyết ngẫu nhiên đã thừ a nhân

rằng

môi trường canh tranh là môt

nhân tố quyết đinh về cấu trúc và cườ ng đô ̣ về viêc

vân

dung KTQT trong DN (Anderson và Lanen, 1999). Và khi sự caṇ h tranh ngày càng trơ

nên khắc nghiêt

hơn, thì DN phải hoat

đông cưc

kỳ hiêu

quả nhằm đat

đươc

sự thỏa

mãn về khả năng tồn tai (Laitinen, 2001). Còn theo Khaled Abed Hutaibat (2005) tác

giả đã chỉ ra rằng khi có sự caṇ h tranh cao trên thi ̣trường, dù là thi ̣trường trong nước

hay quốc tế, DN buôc

sẽ phải hướng sự chú ý của mình vào tính hiêu

quả, lơi

nhuân

cũng như sự thỏa man

khách hàng. Và điều này đòi hỏi cao hơn về tính kip

thời và


chính xác của thông tin KTQT mà đối với các doanh nghiệp sản xuất thì thông tin KTQT chi phí là rất quan trọng. Hơn nữa, sự gia tăng canh tranh và tiêu chuẩn chất

lương sản phẩm sẽ khiến cho DN sẽ phải sử dung nhiều công cu ̣ kỹ thuât

KTQTCP

hơn. Hay nói cách khác, có mối liên hê ̣chăṭ chẽ giữa nhân tố mứ c đô ̣canh tranh của thi

trường và viêc

vân

dun

g KTQTCP vào các DN.

2.3.2 Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp

Theo các tác giả Scarbrough và cộng sự (1991) trong nghiên cứu “Japanese management Accounting practices and the effects of assembly and process automation” thì nhận thức về KTQT của người điều hành doanh nghiệp là một trong các nhân tố cần được xét đến khi thực hiện nghiên cứu về việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. Tiếp đó, theo Đào Khánh Trí (2015)người quản lý doanh

nghiệp nếu nhân

thứ c về tầm quan trong và ̃u ích của KTQT càng cao thì nhu cầu về

vân

dung KTQT càng cao.

Hệ thống thông tin KTQT chi phí trong các DN được thiết lập và tồn tại hay

không phụ thuộc vào nhu cầu thông tin KTQT chi phí từ phía nhà quản trị DN. Mọi hệ thống đều có mục tiêu. Tính mục tiêu của toàn bộ việc xây dựng hệ thống thông tin KTQT chi phí được thể hiện thông qua việc xác định nhu cầu thông tin quản trị.Nó làm nổi bật vai trò của thông tin là một phương tiện quản lý, một sự trợ giúp cho việc ra quyết định. Trong xây dựng và thực hiện các chiến lược ngắn hạn, dài hạn, nguồn thông tin do hệ thống kế toán cung cấp đặc biệt là các thông tin chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng.

2.3.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất

Theo Khaled Abed Hutaibat (2005), tổ chức hệ thống KTQT cho mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau dựa trên đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và đặc biệt là nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản trị trong việc ra quyết định để từ đó phát huy tối đa hiệu quả trên cơ sở tổ chức bộ máy gọn nhẹ, khoa học, phù hợp.

Theo Vũ Thị Minh, Nguyễn Văn Huy (2016) thì tổ chức sản xuất trong DN là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với nhiệm vụ,


quy mô và công nghệ sản xuất. Tổ chức sản xuất nhằm trả lời câu hỏi là sản xuất như thế nào? Tổ chức sản xuất cho thấy rõ hình thức tổ chức của quá trình sản xuất, tính chất phân công lao động giữa các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, đặc điểm của sự kết hợp lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất.Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất còn là việc chỉ ra cách thức bố trí các bộ phận sản xuất: Có thể tổ chức theo hình thức công nghệ, mỗi phân xưởng chỉ thực hiện một loại công nghệ nhất định, chẳng hạn như phân xưởng dệt, phân xưởng may, phân xưởng đóng gói; cũng có thể tổ chức sản xuất theo đối tượng, mỗi phân xưởng chỉ thực hiện chế tạo một loại sản phẩm hay một loại chi tiết nhất định. Ví dụ như phân xưởng cắt, phân xưởng in phun, phân xưởng may thời trang, phân xưởng gia công…; hoặc tổ chức theo hình thức kết hợp cả hai cách trên.

Nghiên cứu có thể thấy rằng, đặc điểm tổ chức sản xuất là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến công tác tổ chức hệ thống thông tin KTQT chi phí, bởi vì đặc điểm tổ chức sản xuất sẽ quyết định mô hình kế toán chi phí; Phương pháp quản lý chi phí; Đối tượng tập hợp chi phí; Phương pháp và tiêu thức phân bổ chi phí chung. Trong quá trình xử lý thông tin của KTQT chi phí, mối quan hệ giữa bộ phận kế toán và các bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất kinh doanh khác là rất cần thiết, đặc biệt là trong việc thiết lập những thông tin phi tài chính và các thông tin hướng về tương lai.

2.3.4 Công nghệ thông tin

Theo Vũ Thị Minh, Nguyễn Văn Huy (2016) Khối lượng thông tin mà KTQT chi phí phải xử lý và chuyển thành các thông tin có ích là rất lớn. Quá trình xử lý thông tin cần có sự kết hợp nhiều phương pháp kỹ thuật phức tạp. Do đó, cơ sở vật chất với hệ thống máy vi tính và các phần mềm xử lý thông tin là rất cần thiết trong quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán.

Theo Lê Thế Anh (2018), việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán được xem như một thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì kế toán là một công cụ quản lý tài chính vô cùng hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực để trong việc xử lý số liệu kế toán và lập các báo cáo. Do đó, để ứng dụng hệ thống kế toán quản trị vào thực tế đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần


lựa chọn phần mềm xử lý kế toán có khả năng thích ứng với đặc thù của doanh nghiệp và sự thay đổi về yêu cầu quản lý của nhà nước. Khi cần thêm thông tin do yêu cầu của nhà quản thì kế toán quản trị có thể khai thác một số chức năng quản trị để cung cấp thông tin từ hệ thống này. Phần mềm kế toán phải được thiết kế đầy đủ các cơ sở để có thể kết xuất được các báo cáo quản trị cần thiết. Khi mua hoặc tự thiết kế phần mềm kế toán phục vụ việc cung cấp thông tin nội bộ, nhà quản trị phải đưa ra hai yêu cầu chính yếu là: thiết kế chương trình phải đảm bảo chức năng phân quyền và tính bí mật của thông tin ở mỗi cấp phân quyền.

Thực tế cho thấy, để có một phần mềm quản trị, các DN phải bỏ một số tiền đầu tư lớn và cần một lực lượng nhân sự có kiến thức và trình độ để vận hành. Tuy nhiên, hầu hết các DN sản xuất Việt Nam là các DN vừa và nhỏ, các nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân sự cũng còn rất hạn chế. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc hệ thống thông tin KTQT chi phí trong các DN khó có điều kiện tổ chức và phát triển.

2.3.5 Trình độ nhân viên kế toán

Các nhân viên kế toán có đủ trình đôchuyên môn là môt nhân tố quan trong tác

đông đến viêc

vân

duṇ g KTQT. Thông thường trong các DN lớn thường có các phòng

ban kế toán/tài chính chuyên biêt, do đó ho ̣ thường có xu hướng tuyển duṇ g những

nhân viên kế toán có đủ trình đô ̣ chuyên môn để thưc

hiên

những báo cáo cũng như

thưc

hiên

những tư vấn chuyên nghiêp. Ngươc

lai, ở những DN nhỏ thì có sự nghi ngơ

rằng không phải hầu hết các DN này đều thuê mướn các nhân viên kế toán có đủ trình đô ̣ chuyên môn (Kamilah Ahmad, 2012). Các nghiên cứ u trước đó cũng chỉ ra rằng có

sự tương thích giữa viêc

hiên

diên

của các nhân viên kế toán chuyên nghiêp

́i mứ c

đô ̣ hiểu biết cao về vân dung KTQT trong DN (Ismail and King, 2007); hay sự hiên

diên

của các nhân viên kế toán chuyên nghiêp

trong DNNVV giúp cho sự phát triển

của viêc

vân

dung KTQT trong DNNVV (McChlery et al., 2004).

2.3 Lý thuyết nền

2.3.1 Lý thuyết bất định

Tổ chức là một hệ thống mở yêu cầu quản lý một cách cẩn thận để thỏa mãn và cân bằng những nhu cầu nội bộ và đáp ứng các tình huống của môi trường. Với mục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023