CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
Trong chương này tác giả sẽ trình bày tổng quan về lý thuyết, các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại; lược khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; từ những vấn đề còn tồn tại, qua đó tác giả xác định được các vấn đề chính cần giải quyết trong luận văn để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp.
2.1 TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.1.1 Khái niệm
Trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế, nhà hoạch định chính sách luôn có những chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng khác nhau; các nhà quản trị ngân hàng cũng có những định hướng nhất định đối với hoạt động tín dụng của mình. Những chính sách này biểu hiện qua sự thay đổi lượng cung tiền. Sự thay đổi lượng cung ứng tiền tệ mà ngân hàng đưa ra nền kinh tế được gọi là tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng dương khi ngân hàng tăng thêm một lượng cung ứng tiền tệ đưa vào lưu thông trong nền kinh tế, ngược lại, tăng trưởng tín dụng âm khi lượng cung ứng tiền tệ sụt giảm, thể hiện xu hướng thắt chặt tiền tệ.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường.
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng được hiểu là sự tăng lên của các khoản tín dụng do hệ thống ngân hàng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong nền kinh tế. Đây là điều rất cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng trong quá trình phát triển của toàn xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Các Vấn Đề Tồn Tại Và Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu
- Tăng Trưởng Tín Dụng Và Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tại Việt Nam (Xem Thêm Phụ Lục 1)
- Danh Sách Tên Các Ngân Hàng Thương Mại Thuộc Mẫu Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
Tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao sẽ mang đến hiệu quả hoạt động tín dụng cao. Tín dụng có chất lượng là tín dụng mà ngân hàng cấp tín dụng đúng theo các tiêu chuẩn quy định an toàn vốn của Ngân hàng nhà nước; quản lý chặt chẽ đảm bảo người đi vay sử dụng vốn đúng mục đích. Nhờ đó đảm bảo thu hồi vốn và lãi đúng thời hạn, hạn chế rủi ro mất vốn. Như vậy, việc tăng trưởng tín dụng có chất lượng sẽ tăng thêm hiệu quả hoạt động tín dụng.
Đối với các nhà quản trị ngân hàng, việc duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng song song với đảm bảo chất lượng tín dụng mang lại hiệu quả cao là hết sức quan trọng. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cần đạt đến giới hạn dựa theo các yếu tố nguồn lực vốn, nhân lực, công nghệ của ngân hàng đó. Nếu tăng trưởng tín dụng vượt quá kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán, chất lượng tín dụng giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, thậm chí gây thua lỗ. Do đó, các nhà quản trị ngân hàng cần có những chính sách quản trị rủi ro phù hợp với tình hình vĩ mô cũng như tình hình nội tại ngân hàng. Có như vậy thì tăng trưởng tín dụng mới hiệu quả, đảm bảo sự phát triền bền vững của ngân hàng.
2.1.2 Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng
Mức độ tăng trưởng tín dụng được số hóa thành các giá trị đo lường cụ thể như
sau:
Quy mô tăng trưởng tín dụng: được xác định bằng cách tính số liệu chênh lệch giữa tổng giá trị các khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so sánh, phản ánh mức độ tăng trưởng nhiều hay ít theo giá trị tuyệt đối. Được tính theo công thức:
Quy mô tăng trưởng tín dụngkỳ t
= Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ t – Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ so sánh
Tốc độ tăng trưởng tín dụng: được xác định bằng cách tính số liệu tỷ lệ thay đổi giữa giá trị khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so
sánh, phản ánh mức độ tăng trưởng nhiều hay ít theo giá trị tương đối. Được tính theo công thức:
Tốc độ tăng trưởng tín dụngkỳ t =
[(Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ t / Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ so sánh) – 1]*100%
Trong đó Tổng giá trị cấp tín dụng tại các thời điểm so sánh được tính bằng toàn bộ giá trị các khoản mục được xem là cấp tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (2010).
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.2.1 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng
2.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng qua hai góc độ. Thứ nhất, ở góc độ tiêu dùng cá nhân, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của cá nhân và hộ gia đình được cải thiện, họ sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, qua đó thúc đẩy tiêu dùng xã hội. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tăng lên trong xã hội, các thành phần kinh tế sẽ có khuynh hướng tìm những nguồn tài trợ vốn cho tiêu dùng, như tín dụng ngân hàng. Như vậy, từ góc độ chi tiêu cá nhân, tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động tới tăng trước tín dụng ngân hàng theo hướng tích cực. Thứ hai, ở góc độ doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế giúp các doanh nghiệp lạc quan hơn, nền kinh tế có triển vọng tăng trưởng càng nhiều thì cơ hội kinh doanh càng nhiều và càng đáng giá để đầu tư hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô đầu tư. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tín dụng của các chủ thể này, qua đó làm gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu của của Aydin B. (2008) cũng đã đưa ra kết luận rằng có một sự tác động cùng chiều của tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đối với sự bùng nổ tín dụng ở các nước khu vực Trung và Đông Âu trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Kết quả này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Pouw và Kakes (2013) khi nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến hoạt động của 28 ngân hàng quốc gia trong giai đoạn 1980-2009. Hai tác giả đã nhận thấy có sự tương quan cùng chiều giữa tăng trưởng GDP và hoạt động của các ngân hàng.
Tuy nhiên, cũng có những quan điểm trái ngược với lập luận này. Nghiên cứu của Vu và Nahm (2013) đối với các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2000 – 2006 cho ra kết luận rằng, tăng trưởng GDP sẽ có tác động ngược chiều với tăng trưởng trong các hoạt động của ngân hàng thương mại. Điều này có thể nhìn nhận do tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự giàu có của các thành phần kinh tế: khi xã hội giàu có hơn, dân cư sẽ có xu hướng chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm nhiều hơn. Khi đó, nếu khuynh hướng chi tiêu và đầu tư từ thu nhập tăng lên nhiều hơn so với khuynh hướng tiết kiệm, việc vay mượn sẽ không gia tăng đáng kể. Tăng trưởng tín dụng có thể âm nếu các thành phần kinh tế có xu hướng sử dụng thu nhập của họ cho hoạt động chi tiêu và đầu tư.
2.2.1.2 Lạm phát
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả chứng minh lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Điển hình như nghiên cứu của Pouw và Kakes (2013), tác giả nhận thấy tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều tới hoạt động của các ngân hàng. Nghiên cứu của Vu và Nahm (2013) đối với các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2000 – 2006 cũng chứng minh kết quả tương tự, rằng tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động ngược chiều đối với tăng trưởng trong các hoạt động của ngân hàng thương mại. Quan điểm này cũng đúng với kết quả nghiên cứu của Singh A. & Sharma A. K. (2016), lạm phát tác động tiêu cực đến thanh toán cũng như nguồn vốn huy động đổ vào ngân hàng, thông qua đó sẽ dẫn đến tác động ngược chiều với khả năng mở rộng quy mô cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.
Điều này có thể giải thích là do lạm phát hàng năm của nền kinh tế ảnh hưởng đến hành vi của các chủ thể cung – cầu tín dụng, từ đó tác động đến độ lớn và tốc độ
tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Lạm phát gia tăng làm giảm thu nhập thực tế của các cá nhân và hộ gia đình, nhu cầu tiết kiệm của họ cũng giảm xuống. Từ đó tác động tiêu cực đến việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại, dẫn đến sự sụt giảm của hoạt động tín dụng do nguồn cung vốn bị giảm.
Ngoài ra, lạm phát tăng và kéo dài sẽ kéo theo các động thái kiểm soát lạm phát bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt. Thắt chặt tiền tệ làm giảm cung tiền ra nền kinh tế, từ đó dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng.
2.2.1.3 Tỷ lệ thất nghiệp
Pouw và Kakes (2013) khi nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến hoạt động của 28 ngân hàng quốc gia trong giai đoạn 1980 – 2009 đã kết luận rằng tỷ lệ thất nghiệp có tác động tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng.
Về mặt vĩ mô, bất cứ giai đoạn nào mà tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và ở mức cao cũng là một trong những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực với nền kinh tế, và trong đó bao gồm tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Cụ thể, đối với các cá nhân và hộ gia đình, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của họ có xu hướng suy giảm. Điều này cũng kéo theo sự giảm sút về nhu cầu tín dụng, từ đó làm giảm hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đối với doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ khiến các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt đầu tư. Điều này cũng làm giảm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
2.2.2 Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng
2.2.2.1 Quy mô ngân hàng
Thông thường, các ngân hàng có quy mô lớn thường là các ngân hàng lớn đã tạo ra được vị thế, danh tiếng trong ngành. Do đó, các ngân hàng này có lợi thế để huy động được nhiều tiền gửi trong nền kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng lớn cũng có lợi thế về hệ thống chi nhánh rộng khắp, đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệp, quy
trình nghiệp vụ hoàn thiện, nhờ đó họ dễ dàng tiếp cận được với các khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hơn. Nghiên cứu của Chernykh và Theodossiou (2011) cho thấy các ngân hàng lớn thường có nhiều cơ hội để đa dạng hơn và họ có nguồn vốn lớn, khả năng tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng vay từ các công ty lớn với một số dư nợ tín dụng cao. Ngoài ra, họ có đủ nguồn lực chi cho các hệ thống tiên tiến để quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng. Điều này làm cho các ngân hàng lớn có thể đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn. Nghiên cứu của G.Meral (2015) khi xem xét tác động của quy mô đến kênh cho vay của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ 2002 – 2008 và nghiên cứu của A. & Sharma A. K. (2016) cũng đều chứng minh tác động đồng biến của quy mô và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm ngược lại cho rằng quy mô càng lớn thì càng làm giảm tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tiêu biểu như nghiên cứu của Laidroo (2015) khi phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng và kiểm định sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với tăng trưởng tín dụng trong thời kỳ có và không có khủng hoảng tài chính tại các ngân hàng thuộc khu vực CEE (11 nước khu vực Đông và Trung Âu). Nghiên cứu chứng minh quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng. Điều này được giải thích rằng các ngân hàng thương mại có quy mô lớn thường là các ngân hàng lớn, có uy tín. Thông thường, họ sẽ chỉ chấp nhận cho vay các khoản nợ ít rủi ro. Ngược lại, các ngân hàng có quy mô nhỏ thường dễ chấp nhận các khoản nợ rủi ro cao hơn nhằm đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng của mình. Như vậy, quy mô ngân hàng trong trường hợp này sẽ có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
2.2.2.2 Tăng trưởng tiền gửi
Ngân hàng là định chế tài chính đặc biệt sử dụng nguồn vốn chủ yếu để cho vay là từ nguồn vốn huy động. Như vậy, với vai trò là là đầu vào cho hoạt động cấp tín dụng, nguồn vốn huy động tăng sẽ thúc đẩy khả năng tăng trưởng của hoạt động cấp tín dụng. Lưu ý rằng, nguồn vốn huy động được nhắc đến ở đây là nguồn vốn có thể sử dụng để cấp tín dụng, phân biệt với các nguồn vốn khác mà ngân hàng thương
mại có thể huy động được để tài trợ cho hoạt động của mình, như vốn điều lệ, các quỹ, thặng dư vốn cổ phần, vốn của các tổ chức tín dụng khác hoặc các nguồn vốn có tính chất chiếm dụng khác.
Aydin B. (2008) khi nghiên cứu các yếu tố góp phần dẫn đến đến hiện tượng bùng nổ tín dụng trong giai đoạn những năm 1988 – 2005 của các ngân hàng tại các quốc gia Trung và Đông Âu đã tìm thấy sự tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gửi với sự bùng nổ tín dụng ở các nước này. Kết luận này cũng đúng với nghiên cứu của Tracey (2011) khi xem xét các nhân tố nội tại tác động tới mức tín dụng tại các ngân hàng ở Jamaica, Trinidad và Tobago. Tác giả đã nhận thấy rằng tại Jamaica, các khoản vay tín dụng tại ngân hàng chịu tác động cùng chiều của tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Sharma và Gounder (2012) cũng cho ra kết quả nghiên cứu tương tự, tác giả xác định rằng tiền gửi có đóng góp tích cực vào tăng trưởng tín dụng.
2.2.2.3 Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
Nghiên cứu của Aydin B. (2008) đã chứng minh chỉ số ROE có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng tín dụng. Chỉ số ROE dùng để đo lường suất sinh lời của một đồng vốn mà ngân hàng đã bỏ ra. Như vậy, về mặt trực quan, khi chỉ số ROE càng cao thì kỳ vọng lợi nhuận thu được từ hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng càng cao. Do đó các ngân hàng sẽ có xu hướng tăng mạnh hoạt động tín dụng nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn cho mình.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Tôn Nữ Trang Đài (2015) về các nhân tố nội tại tác động đến tăng tưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam 2006 – 2014 cũng đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa ROE và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
2.2.2.4 Thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản của ngân hàng thể hiện khả năng chuyển đổi tiền mặt với thời gian và chi phí thấp nhất.
Theo một số quan điểm, thanh khoản ngân hàng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Điển hình như nghiên cứu của Guodong Chen và Yi Wu (2014) khi xem xét tăng trưởng tín dụng tại các thị trường mới nổi trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, nghiên cứu đã kết luận rằng các ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản tốt hơn cũng có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn. Tương tự với kết quả này, Laidroo (2015) cũng đã chứng minh rằng tăng trưởng tín dụng chịu tác động cùng chiều của tỷ lệ thanh khoản.
Giải thích cho quan điểm này, khi chỉ số thanh khoản cao, ngân hàng đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu vốn vay của khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời, tạo thuận lợi để tăng trưởng tín dụng. Trong tình trạng thanh khoản yếu, ngân hàng không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, do đó thanh khoản yếu làm giảm tăng trưởng tín dụng.
2.2.2.5 Vốn chủ sở hữu
Nghiên cứu của Carlson M. và cộng sự (2013) trên các ngân hàng Mỹ từ 2001
– 2011 đã nhận thấy có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến hoạt động cấp tín dụng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016) giải thích mối quan hệ này là vì khi tỷ lệ vốn tăng, ngân hàng có lớp đệm vốn an toàn nên nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động tín dụng giảm. Đến một điểm tới hạn thì ngân hàng trở nên hoạt động không hiệu quả và phải nới rộng cho vay kéo theo sự tăng của hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Foos D. và cộng sự (2010) lại chỉ ra một mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng. Foos D và cộng sự (2010) nghiên cứu trong giai đoạn khủng hoảng, các ngân hàng tăng dư nợ cấp tín dụng lại là những ngân hàng có tỷ lệ nguồn vốn có khuynh hướng giảm, lý do là trong khủng hoảng, các ngân hàng duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao đã thực sự phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ nợ xấu và thậm chí thâm vào vốn. Nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2017) cũng đồng quan điểm về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng. Tác giả giải thích nguyên nhân là vì các