Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Thẻ Tín Dụng


- Ngoài ra, sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi, giảm giá đặc biệt.

Tiện ích dành cho các điểm chấp nhận thẻ (ĐVCNT)


Thông qua dịch vụ “bán hàng qua ngân hàng” này, lợi ích của các ĐVCNT sẽ là mở rộng thị trường và doanh số. Điều này thoả mãn được mục tiêu của các ĐVCNT là tối đa hóa lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp được vì mỗi điểm tiếp nhận thẻ là một cơ sở kinh doanh. Đa số các doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam đều là của khách nước ngoài. Nó như một biện pháp xuất khẩu tại chỗ và là cơ hội để các ĐVCNT mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước ngoài.

Tiện ích đối với ngân hàng

- Tác động đến lợi nhuận

Dịch vụ thẻ tín dụng giúp ngân hàng cân đối về cơ cấu lợi nhuận với việc mang lại nhiều nguồn thu nhập khác nhau và có tính chất ổn định. Bên cạnh lãi suất tín dụng tiêu dùng, thu nhập các ngân hàng còn đến từ các khoản phí dịch vụ như: phí thường niên, phí giao dịch rút tiền mặt, phí chậm trả,…và nguồn thu cố định từ khoản phí do ĐVCNT trả (thông thường là 3% cho mọi giao dịch).

Đối với các ngân hàng đại lý, khi thực hiện thanh toán hộ cho ngân hàng phát hành sẽ được hưởng một phần chiết khấu thương mại. Trên 95% doanh số sử dụng thẻ tín dụng ở Việt nam đều là các thẻ tín dụng do các ngân hàng nước ngoài phát hành. Bởi vậy, các ngân hàng ở Việt Nam đều thu được một khoản phí không nhỏ khi làm đại lý thanh toán cho các loại thẻ này.

- Tác động đến công tác thanh toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Theo nhận xét và đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Thẻ thanh toán ra đời mang lại một bước nhảy vọt trong thanh toán, tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm thời gian.


Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - 3

- Tác động đến công tác huy động vốn

Quá trình nghiên cứu quy trình phát hành và thanh toán thẻ tín dụng cho thấy một điều: “thẻ tín dụng làm tăng trưởng lượng vốn huy động của ngân hàng”. Để thuận tiện trong thanh toán, các ĐVCNT thẻ khi ký hợp đồng tiếp nhận thẻ thường mở tài khoản tại ngân hàng thanh toán. Khi có giao dịch phát sinh ngân hàng sẽ căn cứ vào hóa đơn do ĐVCNT cung cấp để ghi có vào tài khoản của ĐVCNT. Điều đó làm cho số dư tài khoản tiền gửi tăng lên. Sự gia tăng vốn quỹ được nhân lên gấp đôi khi chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng. Ở đây ta xét giới hạn trong trường hợp ngân hàng thanh toán cũng là ngân hàng phát hành.

- Tác động đến công tác tín dụng

Tín dụng thẻ rất an toàn so với các hình thức tín dụng khác. Nó thường được phát hành dựa trên cơ sở thế chấp hoặc dựa trên theo dòi thu nhập định kỳ của khách hàng. Ngân hàng có thể can thiệp ngừng các giao dịch thẻ ngay nếu có nguy cơ rủi ro phát sinh, do đó có thể hạn chế tối đa mức thiệt hại. Một ưu điểm lớn nữa của thẻ tín dụng là góp phần quan trọng tạo ra những khách hàng lâu dài khi hợp đồng thẻ tín dụng được ký kết. Bên cạnh đó, quan hệ giữa ngân hàng và các ĐVCNT cũng được gắn kết tương tự bằng các giao dịch kinh tế.

Tiện ích đối với nền kinh tế

Thẻ tín dụng giúp tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các luồng vốn khác nhau, tạo điều kiện cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán trong dân cư và của cả nền kinh tế. Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, giảm thiểu các tiêu cực và tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Việc tăng tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông sẽ làm giảm tỷ trọng của số lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm những chi phí cần thiết lưu thông trong xã hội (in ấn, bảo quản tiền mặt, kiểm đếm...). Hơn nữa, việc thanh toán bằng thẻ qua việc sử dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập với nền kinh tế thế giới.


1.1.3.2 Rủi ro

Đối với tổ chức phát hành

Đối với tổ chức phát hành thì thẻ tín dụng có độ an toàn cao hơn nhiều các dạng đầu tư và cho vay khác. Tuy nhiên, với hình thức phát hành theo tín chấp cũng chứa đựng nhiều rủi rokhi chủ thẻ không thể thanh toán được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan ảnh hưởng đến việc trả nợ của chủ thẻ.

- Rủi ro tín dụng: loại rủi ro này phát sinh khi ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ từ các khoản cho vay sử dụng thẻ.

- Rủi ro sử dụng thẻ, bao gồm:

Ngân hàng phát hành thẻ dựa trên đơn phát hành giả mạo do không thẩm định kỹ các thông tin của khách hàng trên hồ sơ xin phát hành thẻ. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro tổn thất tín dụng cho ngân hàng khi chủ thẻ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.

Chủ thẻ không nhận được thẻ đã phát hành: thẻ bị đánh cắp trên đường gửi từ NHPH đến chủ thẻ và thẻ đã được sử dụng bởi người không phải chủ thẻ. Rủi ro này ngân hàng phát hành phải chịu.

Thẻ giả: thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ từ những thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ, lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật hoặc thẻ mất cắp, thất lạc. Các giao dịch từ thẻ giả mạo sẽ gây tổn thất cho NHPH, ngân hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch có mã số (PIN) do ngân hàng phát hành.

Đối với thẻ tín dụng quốc tế: do tính chất của thẻ là được sử dụng để thanh toán các giao dịch ở các nước. Chủ thẻ có thể thông đồng với người khác, giao thẻ cho người đó sử dụng tại các đơn ĐVCNT trên các quốc gia không phải nơi chủ thẻ cư trú, để lừa gạt NHPH thẻ.

Các giao dịch giả mạo thực hiện thanh toán qua thư, điện thoại, internet và các trường hợp giả mạo khác.

- Rủi ro trong hệ thống: khi hệ thống vi tính không hoạt động hoặc có lỗi trong xử lý dữ liệu hoặc do thao tác của cán bộ nghiệp vụ.


Đối với ngân hàng thanh toán

- Ngân hàng thanh toán có sai sót trong việc cấp phép như chuẩn chi với giá trị thanh toán lớn hơn giá trị cấp phép.

- Ngân hàng thanh toán không cung cấp kịp thời danh sách đen cho các ĐVCNT và trong thời gian đó ĐVCNT lại thanh toán cho danh sách này.

- Tổn thất khi bị đòi bồi hoàn đối với các giao dịch đã thực hiện không đúng quy định của các tổ chức thanh toán.

Đối với ĐVCNT: là rủi ro khi bị NHPH từ chối thanh toán toàn bộ số tiền hàng hóa dịch vụ đã cung ứng do:

- Hóa đơn hết thời hạn hiệu lực mà ĐVCNT không phát hiện ra;

- ĐVCNT thanh toán vượt hạn mức;

- Tổn thất do thanh toán các giao dịch qua thư, điện thoại giả mạo.

Đối với khách hàng

- Giao dịch giả trên thẻ đã mất: khi khách hàng làm thất lạc, mất hay bị đánh đắp sẽ dẫn đến rủi ro bị người khác sử dụng để giao dịch nếu không thông báo kịp thời cho tổ chức phát hành khóa thẻ.

- Nhân viên tại ĐVCNT in nhiều hoá đơn thanh toán cho một thẻ: khi thực hiện giao dịch nhân viên của ĐVCNT cố tình in nhiều bộ hoá đơn thanh toán nhưng chỉ cho chủ thẻ ký một bộ hoá đơn để hoàn thành giao dịch. Sau đó anh ta sẽ giả mạo chữ ký chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho ngân hàng.

- Một nhược điểm nữa của chủ thẻ tín dụng là nó kích thích sự tiêu dùng quá mức của khách hàng. Nếu sử dụng tiền mặt để mua hàng, khách hàng ý thức được số tiền mang theo là giới hạn, nhưng nếu sử dụng thẻ để mua hàng hoá - dịch vụ, vì số tiền trên thẻ có giá trị rất lớn nên bạn dễ dàng lâm vào tình trạng mua lãng phí.

1.1.4 Vấn đề phát triển thẻ tín dụng

1.1.4.1 Khái quát về việc phát triển thẻ tín dụng

Theo nguyên lý về sự phát triển của triết học Mac - Lenin có thể khái quát về việc phát triển thẻ tín dụng như sau: “Phát triển thẻ tín dụng là quá trình bắt đầu từ việc triển khai thẻ tín dụng, sau đó là sự gia tăng về mặt số lượng thẻ, chất lượng dịch vụ thẻ để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Từ đó có thể gia tăng về thị phần dich vụ thẻ tín dụng.


Các tiêu chí đo lường sự phát triển thẻ tín dụng: số lượng thẻ phát hành, doanh số giao dịch thẻ, doanh thu thẻ mang lại và thị phần khách hàng trên thị trường.

1.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thẻ tín dụng

Nhóm nhân tố chủ quan

- Vốn: việc phát hành và thanh toán thẻ tín dụng đòi hỏi một chi phí đầu tư cao cho việc lắp đặt những thiết bị và công nghệ hiện đại như các kết nối đầu cuối, máy rút tiền tự động ATM hay máy thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS). Vì vậy, vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất đối với các ngân hàng trong bước triển khai thẻ tín dụng trên thị trường.

- Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng: để cung cấp thẻ tín dụng ngân hàng phải đảm bảo có một hệ thống kỹ thuật công nghệ hiện đại theo kịp yêu cầu hiện nay để đảm sẽ không gây ách tắc cho hệ thống thanh toán.

- Nhân lực: thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán hiện đại, mang tính chuẩn hóa cao độ và có quy trình thống nhất nên nó đòi hỏi có một đội ngũ nhân lực có khả năng, trình độ và kinh nghiệm tiếp cận, đảm bảo cho quy trình phát hành, sử dụng thẻ tín dụng diễn ra một cách thông suốt, an toàn và hiệu quả, phát huy được những tiện ích vốn có của thẻ tín dụng.

Nhóm nhân tố khách quan

- Các điều kiện về mặt xã hội

Thoái quen sử dụng tiền mặt của người dân: thẻ tín dụng sẽ rất khó phát triển trong xã hội mà chi tiêu bằng tiền mặt đã trở thành một thói quen cố hữu, khó thay đổi. Đối với việt nam, đây thực sự là một thách thức lớn mà các ngân hàng phải đối mặt khi triển khai thẻ tín dụng tại thị trường trong nước.

Thoái quen giao dịch qua ngân hàng: đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự phát triển của thẻ tín dụng tại mỗi quốc gia. Thẻ tín dụng là một sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp, do đó việc nó có được người tiêu dùng chấp nhận hay không phụ thuộc vào thoái quen giao dịch và niềm tin của họ đối với hệ thống ngân hàng.

Trình độ dân trí: là một phương tiện thanh toán hiện đại, sự phát triển của thẻ tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ am hiểu của người dân về thẻ. Trình


độ dân trí ở đây được xem như là các kiến thức về dịch vụ ngân hàng, khả năng tiếp cận và sử dụng thẻ tín dụng, cũng như việc nhận được những tiện ích mà nó mang lại.

Sự ổn định chính trị - xã hội: đây là điều kiện quan trọng và cần thiết của tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, trong đó có hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

- Các điều kiện về kinh tế

Tiền tệ ổn định: đây là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng sử dụng thẻ tín dụng đối với bất kỳ một quốc gia nào. Ngược lại việc mở rộng sử dụng thẻ tín dụng cũng sẽ tạo điều kiện cho sự ổn định tiền tệ.

Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: sự phát triển của thẻ tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của nền kinh tế, vì phát triển kinh tế luôn gắn liền với thu nhập dân cư mà việc sử dụng thẻ lại phụ thuộc vào thu nhập. Khi thu nhập cao, nhu cầu mua sắm, du lịch, giải trí của con người cũng cao hơn rất nhiều và sản phẩm thẻ tín dụng sẽ đáp ứng nhu cầu này.

- Điều kiện về khoa học công nghệ: sự phát triển thẻ tín dụng gắn liền với sự phát triển các công nghệ chip điện tử, dải băng từ, cũng như hệ thống các thiết bị đọc thẻ và hệ thống mạng máy tính kết nối các trung tâm phát hành và thanh toán.

- Điều kiện về môi trường pháp lý: hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường pháp lý của mỗi quốc gia. Một hành lang pháp lý thống nhất sẽ tạo cho các ngân hàng sự chủ động và an toàn khi tham gia thị trường thẻ cũng như trong việc đề ra những chiến lược kinh doanh của mình, củng cố nền tảng vững chắc cho việc phát triển thẻ trong tương lai.

- Điều kiện cạnh tranh: sự cạnh tranh buộc các ngân hàng phải có suy nghĩ nghiêm túc cho việc đầu tư phát triển loại hình thanh toán hiện đại này, chủ động, sáng tạo trong việc cung cấp những sản phẩm thẻ chất lượng tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng để thu lợi nhuận tối ưu.


1.2 Lý thuyết hành vi tiêu dùng và các mô hình nghiên cứu‌

1.2.1 Các khái niệm

- Người tiêu dùng: người tiêu dùng, hay khách hàng là một khái niệm tương đối quen thuộc, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về định nghĩa cũng như nội hàm của khái niệm này. Ở đây, nghiên cứu xin trích dẫn định nghĩa trong pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng của Ủy ban thường vụ quốc gia: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức.”

- Hành vi mua người tiêu dùng: là hành động của người tiêu dùng liên quan đến việc mua sắm và tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ như: tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu.

1.2.2 Mô hình hành vi mua người tiêu dùng

1.2.2.1 Mô hình hành vi mua người tiêu dùng

Các đặc tính của

người mua

Các phản ứng đáp lại của

người tiêu dùng

Điểm xuất phát để hiểu được người mua là mô hình tác nhân phản ứng được thể hiện trong mô hình Marketing và những tác nhân của môi trường đi vào ý thức của người mua. Những đặc điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định. Nhiệm vụ của người làm marketing là hiểu được điều gì xảy ra trong ý thức của người mua giữa lúc các tác nhân bên ngoài bắt đầu tác động và lúc quyết định mua.


Sản phẩm

Giá cả

Phân phối

Xúc tiến


Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng

Lựa chọn sản phẩm Lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm

Lựa chọn nhà kinh doanh Lựa chọn số lượng sản phẩm mua


Các yếu tố môi trường (chính trị, kinh tế, văn hóa, công nghệ, dân số)

(Nguồn: Philip Kotler, 1998) Hình 1.1: Mô hình chi tiết hành vi mua của người tiêu dùng


Tác nhân kích thích: là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng tới hành vi mua của người tiêu dùng.

- Các yếu tố kích thích của Marketing: đây là những hoạt động marketing của doanh nghiệp tác động vào người tiêu dùng một cách có chủ đích thông qua các chương trình, chiến dịch marketing 4Ps và doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được.

- Các tác nhân kích thích khác: là những tác nhân thuộc môi trường bên ngoài, bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp không điều khiển, kiểm soát được. Các nhân tố này có thể gây ra rủi ro hay thuận lợi cho doanh nghiệp, việc doanh nghiệp cần làm đó là dự báo và đưa ra các kế hoạch để giảm thiểu rủi ro và khai thác tối đa thuận lợi.

Đặc tính và quá trình ra quyết định mua sắm

- Đặc tính của người tiêu dùng: các tác nhân kích thích tác động vào khách hàng và khách hàng tiếp nhận những kích thích đó. Với những đặc tính của mình (tính cách, tuổi tác, giới tính, thu nhập,…) khách hàng xử lý thông tin tiếp nhận được theo cách của riêng họ và đưa ra quyết định mua hoặc không mua hàng.

- Quá trình quyết định mua sắm: là quá trình khách hàng tiếp nhận những kích thích từ các nhân tố marketing và môi trường vĩ mô. Với những đặc tính của cá nhân, khách hàng sẽ xử lý thông tin, kích thích đó theo cách của họ. Từ đó xuất hiện nhu cầu – mong muốn và tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định mua sắm hoặc không.

Phản ứng đáp lại của người tiêu dùng: là những phản ứng người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Nói cách khác, là tập hợp các cảm xúc, thái độ và hành động của người tiêu dùng khi tiếp cận với các kích thích.

1.2.2.2 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Có 4 nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Đây là những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể kiểm soát được, là tác nhân đóng vai trò hình thành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2022