Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch của du khách nội địa - một nghiên cứu tại Cam Ranh - Khánh Hòa - 2


có xu hướng gia tăng do thu nhập ngày càng tăng lên, điều này cũng hứa hẹn mang đến nhiều hấp dẫn cho phân khúc du khách nội địa.

Bên cạnh đó sự phát triển của du lịch Cam Ranh so với Nha Trang còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nơi đây. Do vậy, việc thấu hiểu tâm lý của du khách nội địa để góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành du lịch của TP Cam Ranh qua đó thúc đẩy tối đa các nguồn lực để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của địa phương nhằm phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Chính vì vậy, việc chọn đề tài này để thực hiện luận văn thạc sĩ của tác giả vừa mang tính cấp thiết cũng như có tính thực tiễn cao trong bối cảnh hiện tại. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào định hướng các giải pháp cho ngành du lịch của thành phố Cam Ranh tăng cường thu hút khách du lịch nội địa, khai thác hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh về du lịch của nơi đây.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu tổng quát


Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách nội địa. Qua đó sẽ đưa ra một số hàm ý quản trị giúp các nhà quản lý địa phương thu hút du khách nội địa đến Cam Ranh.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước.

- Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến Cam Ranh của du khách nội địa.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch của du khách nội địa - một nghiên cứu tại Cam Ranh - Khánh Hòa - 2


- Đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước.

1.3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn (đóng góp của đề tài):


Ý nghĩa khoa học. Nghiên cứu tập trung vào tổng hợp và hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết, từ đó xác định và làm rõ các luận cứ khoa học để xây dựng nên mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch của du khách.

Ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu làm rõ các các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói chung và của TP Cam Ranh nói riêng có những giải pháp tăng cường thu hút du khách đến du lịch ở nơi đây. Ngoài ra, còn góp phần vào đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương, cũng như góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu của nhân dân ở trong địa bàn và phát triển du lịch theo hướng bền vững.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước.

Đối tượng khảo sát là khách du lịch trong nước.


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.


- Về không gian. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại các điểm du lịch ở Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa.

- Về thời gian. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2020.


1.5. Các phương pháp nghiên cứu


1.5.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu, gồm:

- Dữ liệu thứ cấp. Các số liệu báo cáo của Phòng Văn hóa Thông tin Cam Ranh. Ngoài ra, còn sử dụng các số liệu trên các tạp chí, hội thảo khoa học trong nước, các kết quả nghiên cứu (đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, cấp cơ sở, luận án tiến sĩ, luận văn thạch sĩ,…) có liên quan.

- Dữ liệu sơ cấp. Điều tra khảo sát, thu thập ý kiến từ du khách trong nước và của các chuyên gia để thực hiện nghiên cứu định lượng.

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình nghiên cứu sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó:

- Phương pháp nghiên cứu định tính. Căn cứ trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan, đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch của khách du lịch trong nước, từ đó xây dựng thang đo sơ bộ. Thực hiện thảo luận nhóm, bao gồm đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh Khánh Hòa và của TP Cam Ranh, đại diện lãnh đạo và các hướng dẫn viên của các công ty lữ hành Cam Ranh và Nha Trang. Kết quả nghiên cứu định tính là điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất, cũng như điều chỉnh thang đo sơ bộ.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng. Sau khi nghiên cứu định tính, tiến hành thiết kế Phiếu khảo sát chính thức. Phiếu khảo sát chính thức bao gồm các phát biểu (câu hỏi) và phát trực tiếp cho các du khách trong nước đến du lịch ở TP Cam Ranh. Phiếu khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến


quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước, với hình thức chọn mẫu thuận tiện.

Phiếu khảo sát chính thức thu về được làm sạch (loại các phiếu không hợp lệ), tiến hành thống kê mẫu. Sau đó sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0 để sàng lọc các biến quan sát và xác định các thành phần cũng như kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng xác định hệ số Cronbach’s Alpha của của các biến độc lập (các nhân tố) và của biến quan sát. Tiếp theo sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích mối tương quan, xây dựng mô hình và phương trình hồi quy,...

Các kết quả phân tích định lượng được cho phép xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước.

1.6. Kết cấu của luận văn


Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Nội dung của chương này đề cập đến tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu nghiên cứu của đề tài (mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể), ý nghĩa về mặt khoa và thực tiễn của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong thực hiện đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu. Nội dung của chương này là tập trung vào đề cập đến cơ sở lý thuyết liên quan các hoạt động du lịch nói chung và lý thuyết liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn điểm du lịch của du khách. Đồng thời, đề cập đến các mô hình nghiên cứu trước có liên quan và từ đó thiết kế mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của chương này đề cập đến quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu (nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức). Nội dung của phương pháp nghiên cứu


chính thức là đề cập đến các phương pháp chọn mẫu và phân tích các dữ liệu của nghiên cứu định lượng và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung của chương này trình bày những kết quả mà nghiên cứu đạt được. Trong đó, quan trọng là thực hiện kiểm định thang đo các khái niệm thành phần, phân tích nhân

tố khám phá, phân tích tương quan và hồi quy. Sau đó, thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra các kết quả thảo luận.

Chương 5: Hàm ý quản trị và Kết luận. Nội dung của chương này chủ yếu đề cập đến những kết quả chính, mà nghiên cứu đã đạt được. Từ đó, đưa ra những hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước. Ngoài ra, trong chương này còn nêu ra những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.


CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch (khái niệm về du lịch, khách du lịch, điểm đến du lịch,…), cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch, khái quát về điểm đến du lịch Thành phố Cam Ranh – Khánh Hòa. Đề cập đến một số nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

2.1. Tổng quan về du lịch, khách du lịch và điểm đến du lịch


2.1.1. Quan điểm và định nghĩa về du lịch


Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006), thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và được la tinh hóa: tornus (đi một vòng). Sau đó trong xuất hiện trong các ngôn ngữ khác: tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh),… Trong tiếng Việt, khái niệm du lịch xuất phát từ tiếng Hán: du - có nghĩa là đi chơi, lịch - có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi du lịch là đi chơi để nâng cao nhận thức (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006).

Trong Hội nghị của Liên hợp quốc về du lịch tổ chức tại Roma (Italia) vào 21/8 – 5/9/1963, du lịch được định nghĩa là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ ( Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006).

Còn theo Điều 3 trong Luật Du lịch Việt Nam (2017), thì du lịch được hiểu là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng


nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Theo Điều 3 trong Luật Du lịch Việt Nam (2017), thì hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.

Hoạt động của ngành du lịch dựa trên mối quan hệ qua lại của ba yếu tố cơ bản: Khách du lịch, tài nguyên du lịch và kinh doanh du lịch. Ba yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác động qua lại với nhau. Nếu tồn tại độc lập và riêng biệt thì ba yếu tố trên không thể tạo ra các sản phẩm du lịch. Sự kết hợp ba yếu tố trên sẽ tạo ra môi trường du lịch – nơi có hoạt động kinh doanh du lịch và có các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch.

2.1.2. Khách du lịch


Theo Điều 3 trong Luật Du lịch Việt Nam (2017), thì khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

Theo Điều 10 trong Luật Du lịch Việt Nam 2017, thì khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Trong đó:

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Ngoài ra, còn sự phân loại khách du lịch dựa trên các đặc trưng cụ thể về mục đích (khách du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, mua sắm,…), theo đặc trưng và tính chất (khách du lịch sinh thái, du lịch thể thao,…), theo phương tiện đi


lại (khách du lịch ô tô, khách du lịch máy bay,…), theo hình thức lưu trú (khách du lịch ở khách sạn, khách du lịch ở resort,…), theo hình thức tổ chức (khách du lịch theo đoàn, khách du lịch lẻ,…), theo tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa,...

2.1.3. Điểm đến du lịch


Du lịch là hoạt động có hướng đích không gian. Người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một địa điểm cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi.

Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái niệm rất rộng và đa dạng. Điểm đến du lịch là nơi diễn ra quản trị cầu đối với du lịch và quản trị sự tác động của nó tới điểm đến. Hay điểm đến du lịch là nơi có các yếu tố hấp dẫn, các yếu tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những yếu tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách (Hoàng Thị Thu Hương, 2016).

Theo cách tiếp cận truyền thống, điểm đến du lịch như một nơi được xác định đơn thuần bởi yếu tố địa lý hay phạm vi không gian lãnh thổ. Theo cách hiểu này, điểm đến dùng để chỉ một địa điểm có sức hút du khách bởi tính đa dạng của tài nguyên, chất lượng và một loạt các tiện nghi và các dịch vụ khác cung cấp cho khách. Điểm đến có thể là một Châu lục, một đất nước, một hòn đảo hay một thị trấn, nơi mà khách du lịch đến tham quan, nơi có thể chế chính trị và khuôn khổ pháp lý riêng biệt, và được áp dụng các kế hoạch Marketing cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách, đặc biệt là nơi đó phải được đặt tên hiệu cụ thể (Buhalis, 2000). Điểm đến cũng được xem là một vùng địa lý được xác định bởi khách du lịch, nơi có các cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách (Cooper và cộng sự, 2004). Đồng quan điểm đó, Nguyễn Văn Mạnh (2007) cho rằng điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí