Cơ Sở Lý Luận Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Vay Vốn Ngân Hàng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1 TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1.1 Khái niệm về DNNVV

Trong lịch sử kinh tế thế giới có rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng quốc gia, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội đất nước mà các nhà kinh tế, các chính phủ sẽ đưa ra các khái niệm khác nhau về DNNVV.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), doanh nghiệp được chia thành 4 loại tương ứng với số lượng lao động như sau: doanh nghiệp siêu nhỏ (số lao động < 10 người), doanh nghiệp nhỏ (số lao động từ 10 người đến dưới 50 người), doanh nghiệp vừa (số lao động từ 50 người đến 300 người), doanh nghiệp lớn (số lao động > 300 người).2

Theo EU thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có dưới 250 công nhân, doanh thu dưới 50 triệu euro/năm và tổng tài sản trên bảng cân đối dưới 43 triệu euro. Cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Phân loại DNNVV theo Liên minh Châu Âu



Company category


Employees


Turnover


or

Balance sheet total

Medium-sized

< 250

≤ € 50 m

≤ € 43 m

Small

< 50

≤ € 10 m

≤ € 10 m

Micro

< 10

≤ € 2 m

≤ € 2 m

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 3

Nguồn: http://ec.europa.eu/enterprise/policies/sme/facts-figures-analysis/sme-definition/ index_en.htm


2 Nguồn: Wikipedia


Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực.


Quốc gia/Khu vực


Phân loại DN nhỏ và vừa

Số lao động bình quân


Vốn đầu tư


Doanh thu

A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

1. Hoa kỳ

Nhỏ và vừa

0-500

Không quy định

Không quy định


2. Nhật

- Đối với ngành sản xuất

- Đối với ngành thương mại

- Đối với ngành dịch vụ

1-300

1-100

1-100

¥ 0-300 triệu

¥ 0-100 triệu

¥ 0-50 triệu

Không quy định

3. Australia

Nhỏ và vừa

< 200

Không quy định

Không quy định

4. Canada

Nhỏ Vừa

< 100

< 500

Không quy định

< CDN$ 5 triệu CDN$ 5 -20

triệu

5. New Zealand

Nhỏ và vừa

< 50

Không quy định

Không quy định

6. Korea

Nhỏ và vừa

< 300

Không quy định

Không quy định

7. Taiwan

Nhỏ và vừa

< 200

< NT$ 80 triệu

< NT$ 100 triệu

B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1. Thailand

Nhỏ và vừa

Không quy định

< Baht 200 triệu

Không quy định

2. Malaysia

- Đối với ngành sản xuất

0-150

Không quy định

RM 0-25 triệu

3. Philippine

Nhỏ và vừa

< 200

1,5-60triệu Peso

Không quy định

4. Indonesia

Nhỏ và vừa

Không quy định

< US $ 1 triệu

< US $ 5 triệu

5.Brunei

Nhỏ và vừa

1-100

Không quy định

Không quy định

C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI

1. Russia

Nhỏ

Vừa

1-249

250-999

Không quy định

Không quy định


2. China

Nhỏ

Vừa

50-100

101-500

Không quy định

Không quy định

3. Poland

Nhỏ

Vừa

< 50

51-200

Không quy định

Không quy định

4. Hungary

Siêu nhỏ

Nhỏ Vừa

1-10

11-50

51-250

Không quy định

Không quy định

Nguồn: 1) APEC, 1998. Doanh nghiệp vừa và nhỏ; 2) UN/ECE, 1999. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ; 3) OECD, 2000. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Căn cứ vào bảng 2 thì trên thế giới hiện nay phổ biến có 4 tiêu chí để xác định DNNVV:

Tiêu chí thứ nhất: Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại DNNVV phải gắn bó với từng ngành đồng thời phải tính đến số lượng lao động và vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo tiêu chuẩn này có Nhật Bản là tiêu biểu.

Tiêu chí thứ hai: Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại DNNVV không phân biệt ngành nghề mà chỉ căn cứ vào số lượng lao động và vốn tham gia váo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nước theo tiêu chí này gồm có: Philippine, Thái Lan…

Tiêu chí thứ ba: Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại DNNVV bao gồm số lượng lao động, vốn kinh doanh và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Các nước theo tiêu chí này gồm có Canada, Đài Loan, Malaysia, Indonesia…

Tiêu chí thứ tư: Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại DNNVV dựa vào số lượng lao động của doanh nghiệp có hoặc không có phân biệt ngành nghề. Các nước theo tiêu chí này gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc…


* Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về hỗ trợ giúp phát triển DNNVV định nghĩa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp lệnh hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Sau đó, ngày 30/06/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/08/2009 và thay thế cho Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001. Theo đó, DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Phân loại DNNVV theo lĩnh vực kinh tế



Ngành/Nghề

DN siêu nhỏ

DN nhỏ

DN vừa


Số lao động (người)

Tổng nguồn vốn (tỷ

đồng)


Số lao động (người)


Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)


Số lao động (người)

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản


<10


<20


11 – 200


20 – 100


201 – 300

II. Công nghiệp và xây dựng


<10


<20


11 – 200


20 – 100


201 – 300

III. Thương mại và dịch vụ


<10


<10


11 – 50


10 – 50


51 – 100

Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ


1.1.2 Đặc điểm của DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có những đặc trưng rất riêng biệt khi so sánh với doanh nghiệp quy mô lớn, một số đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất, DNNVV có nguồn vốn hạn chế, việc khởi sự kinh doanh, mở rộng đầu tư, mua sắm trang thiết bị chủ yếu được thực hiện bằng vốn tự có hoặc từ nguồn tín dụng không chính thức như vay mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính và phi tài chính trong xã hội.

Thứ hai, DNNVV thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, dung lượng thị trường lớn nên huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân, tận dụng được các nguồn nguyên liệu, nhân lực tại chỗ.

Thứ ba, phần lớn các DNNVV sử dụng nhiều lao động phổ thông, trình độ tay nghề chưa cao, đa số sử dụng lao động hộ gia đình. Các chủ DNNVV thường không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê những người có tay nghề lao động cao do hạn chế về nguồn tài chính. Bên cạnh đó, định kiến của người lao động về khu vực này còn khá lớn vì họ cho rằng làm trong các DNNVV rủi ro mất việc lớn nhưng đồng thời lương thấp, cơ hội thăng tiến không cao... Đồng thời người lao động tại DNNVV ít được đào tạo, đào tạo lại do kinh phí hạn hẹp.

Thứ tư, công nghệ và máy móc của các DNNVV thường lạc hậu, do chi phí đầu tư công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại cao vượt quá khả năng của các DNNVV với quy mô vốn hạn chế.

Thứ năm, nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng nhanh phú hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, các sản phẩm sản xuất thường không được coi trọng về chất lượng, tuổi đời.

Thứ sáu, DNNVV có tính năng động và linh hoạt cao: Các DNNVV có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận dụng các nguôn lực tại chỗ. Do đó, các DNNVV


có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và cả dễ dàng giải thể doanh nghiệp.

Thứ bảy, trình độ quản lý chưa cao. Bộ máy quản lý của các DNNVV thường gọn nhẹ, trình độ tổ chức quản lý chưa cao. Các DNNVV được thành lập chủ yếu dựa trên năng lực và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp nên bộ máy tổ chức rất gọn nhẹ, chủ doanh nghiệp thường quản lý tất cả các mặt trong hoạt động của doanh nghiệp, các quyết định cũng được nhanh chóng đưa ra.

1.1.3 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, DNNVV luôn là nền tảng của nền kinh tế, chiếm tới 90% số lượng doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho khoảng 50-70% lực lượng lao động, đóng góp từ 25-33% GDP hàng năm. Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các doanh nghiệp này chiếm tới 98% tổng số các doanh nghiệp, tạo ra 60% việc làm của khu vực kinh tế tư nhân, đóng góp 30% giá trị xuất khẩu. Một số vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế:

Đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy có doanh thu, quy mô vốn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn nhưng đây là thành phần chiếm số đông trong các doanh nghiệp của nền kinh tế vì vậy đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội rất đáng kể. Đồng thời các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nền kinh tế kém phát triển. Các số liệu thực tế cho thấy rằng nhiều nền kinh tế trên thế giới trong giai đoạn tăng trưởng thì thành phần doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có sự gia tăng đáng kể. Đài Loan tăng trưởng nhanh cũng dựa trên nền tảng của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, giai đoạn tăng trưởng vàng của Colombia từ cuối thập niên 1960 đến hết thập niên 1970 đi cùng với sự tăng trưởng nhanh ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổng số


lao động trực tiếp trong các DNNVV là trên 12 triệu lao động, chiếm trên 40% lực lượng lao động của cả nước và tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm (Hồ Sỹ Hùng, 2007)

Tạo được nhiều việc làm, góp phần đào tạo lực lượng lao động. Vì chiếm số lượng lớn nên doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thu hút một lượng lao động lớn trong nền kinh tế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Theo báo cáo của Tổ chức Lao Động Quốc Tế năm 2013, doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp hai phần ba số việc làm tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh và 80% số việc làm tại các quốc gia có thu nhập thấp. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp khoảng 85% nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động (Lê Xuân Bá và cộng sự, 2007).

Đóng góp vào quá trình đổi mới công nghệ. Do áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các DNNVV phải thường xuyên đổi mới , cải tiến công nghệ để tạo ra sự khác biệt để có thể thành công trên thương trường. Đồng thời với sự linh hoạt của mình, các DNNVV luôn đi tiên phong trong việc áp dụng những phát minh, cải tiến , sang kiến kỹ thuật.

Đóng góp vào xuất khẩu. Với đặc điểm nền kinh tế đang phát triển thì các ngành nghề ở nông thôn chủ yếu là sản xuất nhỏ và là các nghề truyển thống, ngoài ra các ngành nghề có khả năng xuất khẩu như dệt may, chế biến thủy sản… cũng được rất nhiều DNNVV tham gia. Vì vậy, các DNNVV là lực lượng rất quan trọng trong việc tăng cường xuất khẩu.

Các DNNVV còn góp phần làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm bớt sự độc quyền và buộc các DN phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục thay đổi để tồn tại và phát triển. Với sự linh hoạt của mình, các DNNVV cũng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lên các DN lớn, thậm chí các công ty đa quốc gia… và người được lợi sẽ là người tiêu dùng. Đồng thời các DNNVV còn dóng góp vai trò như là vệ tinh cho các DN lớn, thúc


đẩy quá trình chuyên môn hóa, phân công lao động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của chính các DNNVV và các DN hợp tác (Nguyễn Thế Bính, 2013).

Góp phần đào tạo lực lượng lao động cơ động, linh hoạt và có chất lượng. Các DNNVV có thể tham gia góp phần vào công việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực. Một bộ phận lớn lao động trong nông nghiệp và số lao động bất đầu tham gia thị trường lao động có thể được thu hút vào các DNNVV để thích ứng các tác phong công nghiệp và một số ngành dịch vụ liên quan.

Ngoài ra, các DNNVV có một số đóng góp khác như: đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, phát huy được tiềm lực trong nước trong điều kiện nền kinh tế có xuất phát điểm với nguồn vốn thấp, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ kỹ năng của lao động còn yếu, góp phần tạo lập sự phát triển canh bằng giữa các vùng, miền trong nước. Với sự tạo lập dễ dàng, các DNNVV có thể phát triển rộng rãi ở các vùng miền, tạo ra các sản phẩm phong phú, đa dạng góp phần tích cực trong khâu phân phối hàng hóa, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội và bình ổn giá giữa các vùng và các địa phương.

Tóm lại, có thể thấy sự đóng góp của DNNVV cho nền kinh tế quốc dân là khá lớn, đồng thời các DNNVV ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Hơn nữa, vai trò và sự đóng góp của DNNVV đang ngày càng gia tăng và có tầm quan trọng hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các DNNVV với những hạn chế về quy mô, trình độ công nghệ, vốn… phải đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn.

1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

1.1.4.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa là bên đi vay vừa là bên cho vay. Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay trong thời gian thỏa

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí