Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 73488

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chương 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu. Nội dung của chương 5 là tóm tắt các kết quả nghiên cứu, là cơ sở khoa học để Ban quản trị các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương có chính sách nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán, là cơ sở để Quốc hội ban hành luật phù hợp và chặt chẽ hơn, nhằm thúc đẩy phát triển đạo đức nghề nghiệp kế toán và cuối cùng là thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên kết quả nghiên cứu. Chương 5 gồm 3 phần: thứ nhất là kết luận, thứ hai là một số khuyến nghị và cuối cùng là hạn chế của nghiên cứu.

5.1. Kết luận

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng để từ đó tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm để hạn chế tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu này là các nhân tố nào ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương? Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố như: (1) Mức độ thâm niên, (2) Tín ngưỡng, (3) Môi trường pháp lý, (4) Trình độ học vấn, (5) Môi trường làm việc và (6) Quan hệ công việc với đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương hay không? Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

Giai đoạn tổng kết lý thuyết: tổng kết các lý thuyết về đạo đức nghề nghiệp kế toán, các nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề nghiệp kế toán nói riêng, tác giả đề xuất mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương (gồm 6 nhân tố) đó là: (1) mức độ thâm

niên, (2) trình độ học vấn, (3) tín ngưỡng, (4) môi trường pháp lý, (5) môi trường làm việc, (6) quan hệ công việc, dựa trên cơ sở nghiên cứu của Eynon G. et al. (1997) về các nhân tố tuổi tác, giới tính, chính trị xã hội, quan hệ công việc với đồng nghiệp, khóa học đạo đức; với kết quả nghiên cứu của Radtke R.R. (2000) về nhân tố giới tính; với kết quả nghiên cứu của Cohen J.R. and Bennie N.M. (2006) về các nhân tố tầm quan trọng của hậu quả, tiêu chuẩn pháp lý, xác suất có hiệu lực, tức thời, khoảng cách và nồng độ hiệu ứng; với kết quả nghiên cứu của Maree K.W. and Radloff S. (2007) về nhân tố quy tắc ứng xử chuyên nghiệp của SAICA, môi trường làm việc và tuổi tác; với kết quả nghiên cứu của Lam

K.C. and Shi G. (2008) về nhân tố tôn giáo, trình độ học vấn, giới tính, tuổi tác, các yếu tố thể chế và văn hóa, nghề nghiệp và các yếu tố kinh doanh liên quan; với kết quả nghiên cứu của Saat M.M. et al. (2009) về nhân tố tôn giáo; với kết quả nghiên cứu của Nikoomaram H. et al. (2013) về nhân tố tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc; với kết quả nghiên cứu của Akman V. (2014) về nhân tố tuổi tác, giới tính; với kết quả nghiên cứu của Kokthunarinan and Marko H. (2016) về nhân tố đạo đức kế toán, gian lận, quản lý thu nhập, môi trường, văn hóa, khóa học đạo đức và giới tính; với kết quả nghiên cứu của Costa

A.J. et al. (2016) về nhân tố giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm làm việc và tham dự khóa học về đạo đức; với kết quả nghiên cứu của Feil A.A. et al. (2017) về nhân tố giới tính, tôn giáo, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, khóa học đạo đức, tuổi tác, dân tộc; với kết quả nghiên cứu Gatu P.N. (2017) về nhân tố kiểm soát nội bộ, thu nhập, sự độc lập của kế toán.

Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: thảo luận với 13 chuyên gia kết hợp phỏng vấn thử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Giai đoạn nghiên cứu chính thức: kết quả là 238 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu cho nghiên cứu. Dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha đã loại bỏ 2 biến quan sát LV3, LV4 vì có tương quan với biến tổng <0,3, sau đó kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha lần 2 thì các thang đo đều đạt độ tin cậy. Kết quả phân tích

Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 13

nhân tố khám phá cho thấy các thang đo đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, vì thế có thể sử dụng cho giai đoạn phân tích hồi quy.

Kết quả phân tích hồi quy với hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0,523 cho thấy mô hình đã giải thích được 52,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Do đó, các giả thuyết H1, H2, H4, H5, H6 được chấp nhận. Kết quả phân tích hồi quy biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán theo phương pháp Enter được thực hiện. Kết quả hồi quy cho thấy đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán phụ thuộc vào 5 nhân tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: môi trường pháp lý (β = 0,364); môi trường làm việc (β = 0,277); trình độ học vấn (β = 0,246); mức độ thâm niên (β = 0,225) và quan hệ công việc (β = 0,102).

Thảo luận kết quả nghiên cứu với 13 chuyên gia như trong nghiên cứu định tính khẳng định sự phù hợp của mô hình và vị thế của các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Theo đó, đây là cơ sở để đối chiếu vị thế và giá trị thực trạng của từng nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Kết quả cho thấy, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán chỉ trên mức trung bình, đồng thời chưa có sự tương xứng giữa giá trị vị thế và giá trị thực trạng. Đây là cơ sở để đề xuất một số khuyến nghị trong phần sau.

Sử dụng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán sau khi được kiểm định để đo lường giá trị tác động của các nhân tố này và đạo đức nghề nghiệp kế toán. Kết quả được được phân tích, giải thích như sau:

Mức độ thâm niên

Giả thuyết H1: Mức độ thâm niên có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhân tố “Mức độ thâm niên” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,000), với giá trị β = 0,225> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H1 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “Mức độ thâm niên” của người làm kế toán càng cao thì đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao.

Trình độ học vấn

Giả thuyết H2: Trình độ học vấn có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhân tố “Trình độ học vấn” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,000), với giá trị β = 0,246> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H2 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “Trình độ học vấn” của người làm kế toán càng cao thì đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao.

Tín ngưỡng

Giả thuyết H3: Tín ngưỡng có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhân tố “Tín ngưỡng” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,205). Nhìn vào số liệu thống kê từ mẫu khảo sát, số lượng kế toán có tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ chiếm 12,6% trong tổng số lượng đối tượng khảo sát, đồng nghĩa với việc 87,4% kế toán còn lại không có tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Đây cũng chính là lý do lý giải cho việc nhân tố TN chưa có mối liên hệ rõ ràng với nhân tố phụ thuộc DD, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H3 không được chấp nhận.

Môi trường pháp lý

Giả thuyết H4: Môi trường pháp lý có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhân tố “Môi trường pháp lý” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,000), với giá trị β = 0,364> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H4 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “Môi trường pháp lý” của Việt Nam càng rõ ràng và đầy đủ thì đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao.

Môi trường làm việc

Giả thuyết H5: Môi trường làm việc có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhân tố “Môi trường làm việc” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,000), với giá trị β = 0,277> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H5 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “Môi trường làm việc” của người làm kế toán

càng trung thực, minh bạch, nghiêm khắc và công bằng thì đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao.

Quan hệ công việc

Giả thuyết H6: Quan hệ công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhân tố “Quan hệ công việc” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,029), với giá trị β = 0,102> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H6 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “Quan hệ công việc” của người làm kế toán càng rõ ràng, công tâm thì đạo đức nghề nghiệp kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao.

5.2. Khuyến nghị

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, khi đưa ra các khuyến nghị phải chú ý đến tất cả các nhân tố nhưng phải theo mức độ ưu tiên, tập trung vào nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh, cụ thể lần lượt là: môi trường pháp lý, môi trường làm việc, trình độ học vấn, mức độ thâm niên và quan hệ công việc. Dựa vào hệ số Beta trong mô hình và giá trị trung bình, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị như sau:

5.2.1. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một nhân tố có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán, nhân tố này có ảnh hưởng mạnh nhất đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán với 29,98% đóng góp. Điều này cho thấy tính rõ ràng, minh bạch và nghiêm minh trong xử lý có tác động tích cực đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán. Nhận thấy mức độ quan trọng này sẽ giúp Quốc hội ưu tiên cho công tác điều chỉnh, bổ sung luật về việc đảm bảo công tác hành nghề kế toán chặt chẽ hơn. Thực tế cho thấy Quốc hội đã đưa ra sự ràng buộc rõ ràng và cụ thể về công tác kế toán, bằng chứng là điểm trung bình của thang đo này là 3,828. Đây là mức giá trị cao nhưng cần được duy trì và thường xuyên kiểm tra, cập nhật và chỉnh sửa bổ sung để tránh các trường hợp kế toán

tìm ra các khe hở để có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp kế toán.

5.2.2. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc đóng góp 22,82% mức độ quan trọng. Đây là nhân tố quan trọng thứ hai và thông qua giá trị này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhận diện được mức độ quan trọng ưu tiên tiếp theo là gì. Tuy nhiên, thực tế môi trường làm việc được các kế toán tham gia khảo sát đánh giá ở mức trung bình với 3,316 điểm. Điều này gợi ý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chú trọng môi trường làm việc nhiều hơn về tính minh bạch và trung thực để kế toán an tâm làm việc hết năng suất công việc; đồng thời chế độ phúc lợi của họ luôn phải được đảm bảo để không hình thành nên ý định gian lận. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải chú trọng về mức xử phạt theo quy định của doanh nghiệp cho các hành vi vi phạm đạo đức để kế toán không có các hành vi vi phạm. Xét về phương tiện hỗ trợ kế toán hành nghề cũng nên được thường xuyên cập nhật và đổi mới. Theo quan điểm của người hành nghề kế toán, phương tiện hành nghề càng hiện đại thì việc kế toán có các hành vi tác động tiêu cực vào kết quả công việc là một việc hoàn toàn khó khăn.

5.2.3. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của người làm nghề kế toán có tầm quan trọng đứng thứ ba với 20,26%. Theo người làm nghề kế toán thì trình độ học vấn được xếp với mức giá trị khá cao khi điểm trung bình của thang đo này là 3,623. Đây cũng là gợi ý cho các doanh nghiệp nên có các khóa học đạo đức về nghề nghiệp để các kế toán luôn được củng cố về mặt tinh thần, cũng như cảm thấy nghề nghiệp của họ luôn được tôn trọng. Ngoài ra, việc thường xuyên có các lớp học cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn mới sẽ giúp kế toán tránh được các sai sót trong quá trình làm việc; cũng như không bị lạc hậu về chuyên môn, xử lý công việc theo chế độ kế toán, chuẩn mực chuyên môn quy định hiện hành.

5.2.4. Mức độ thâm niên

Mức độ thâm niên có tầm quan trọng thứ tư theo nhận định của người hành nghề kế toán đối với đạo đức nghề nghiệp kế toán với 18,53%. Đồng thời, mức giá trị được người hành nghề kế toán tham gia khảo sát đánh giá ở mức

trung bình với 3,695 điểm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp phải chú trọng đến các kế toán làm việc lâu năm có hiệu quả công việc tốt thì mức thu nhập cũng như cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp nên tỉ lệ thuận với hiệu quả công việc. Điều này sẽ đem lại sự hài lòng của kế toán, đồng thời phần nào đem lại sự tôn trọng trong nghề nghiệp kế toán của họ. Kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ giúp các kế toán xử lý các tình huống thực tế một cách linh hoạt.

5.2.5. Quan hệ công việc

Quan hệ công việc có mối quan hệ thuận chiều tới đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán, tuy nhiên mức độ quan trọng của yếu tố này đứng thứ 5 với 8,41% mức độ quan trọng. Điều này cho thấy sự rõ ràng trong các mối quan hệ công việc sẽ góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán và thông qua đó nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời tìm ra được nguyên nhân của hành vi xâm phạm đạo đức nghề nghiệp để phòng và tránh. Để giữ vững đạo đức nghề nghiệp trong quan hệ công việc, kế toán phải tự bảo vệ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của chính mình. Khi ý thức được các yếu tố đe dọa hành vi đạo đức của bản thân, các kế toán có biện pháp bảo vệ, loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức thấp nhất sao cho các nguyên tắc đạo đức cơ bản không bị vi phạm. Biện pháp này xuất phát từ chính bản thân mỗi kế toán, góp phần nâng cao uy tín và trách nhiệm với doanh nghiệp, với đối tác, với công chúng và với xã hội.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Cũng như nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo tập trung vào các điểm sau:

Thứ nhất, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác suất, nên tính đại diện còn thấp. Nghiên cứu tiếp theo nên chọn mẫu theo phương pháp phân tầng, một trong những phương pháp chọn mẫu xác suất thì hiệu quả thống kê sẽ cao hơn.

Thứ hai, nghiên cứu chỉ thực hiện trong thời gian ngắn với 238 mẫu, vẫn còn quá nhỏ so với số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình

Dương. Điều đó cho thấy khả năng tổng quát của đề tài nghiên cứu chưa cao. Nghiên cứu tiếp theo cần có thời gian dài hơn với một cỡ mẫu lớn hơn để đạt hiệu quả tốt hơn.

Thứ ba, hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 52,3%. Điều này cho thấy 5 nhân tố đưa vào mô hình giải thích được 52,3% đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán, còn 47,7% là của các nhân tố khác chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023