Nhóm Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Quyết Định Chất Lượng Thể Chế


Knack and Keefer (1995) nghiên cứu mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng. Theo nghiên cứu, đối với thể chế với chức năng bảo vệ quyền tài sản thì các chỉ số bạo lực chính trị, tự do chính trị và dân sự là chưa đủ để thay thế cho chỉ số chất lượng thể chế, nghiên cứu này sử dụng chỉ số International Country Risk Guide (ICRG) và Business Environmental Risk Intelligence (BERI) đại diện cho chất lượng thể chế. Nghiên cứu chỉ ra rằng các thể chế với vai trò bảo vệ quyền sở hữu có ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư và tăng trưởng của một nền kinh tế.

Mauro (1995) xem xét mối quan hệ giữa biến số thể chế (chỉ số tham nhũng, quan liêu, và hiệu quả của hệ thống tư pháp) và các biến số kinh tế vĩ mô, và kênh tác động của thể chế đến tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra rằng không chỉ các biến thể chế có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, mà ngược lại các biến số vĩ mô cũng có tác động đến thể chế. Do đó nghiên cứu sử dụng biến công cụ nhằm giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy tham nhũng làm giảm đầu tư tư nhân và qua đó làm giảm tăng trưởng.

Dollar and Kraay (2003) xem xét mối quan hệ giữa thể chế, thương mại và tăng trưởng. Sử dụng số liệu chéo giữa các quốc gia, nghiên cứu chỉ ra có sự tương quan lớn giữa hai biến thể chế (được đo bằng chỉ số thượng tôn pháp luật-rule of law, sử dụng bộ chủ số WGI) và logarit biến thu nhập GDP bình quân đầu người. Do đó, khi xem xét tác động của thể chế đến cán cân thương mại cần quan tâm đến vấn đề nội sinh trong mô hình, để giải quyết vấn đề này nghiên cứu sử dụng các biến công cụ là tỷ lệ dân số sử dụng tiếng Anh và sử dụng một ngôn ngữ chính của Châu Âu, biến công cụ này nhằm nắm bắt ảnh hưởng của ngồn gốc thuộc địa đến chất lượng thể chế hiện tại. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế nhanh trong dài hạn, thương mại tăng cao đi cùng với một thể chế tốt. Hay nói cách khác, chất lượng thể chế và thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Chong and Calderon (2000) chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế. Tương tự với nghiên cứu của Knack and Keefer (1995), nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ số Business Environmental Risk Intelligence (BERI) đại diện cho chất lượng thể chế. Các chỉ số thành phần đo lường chất lượng thể chế được đưa vào như các biến độc lập trong mô hình hồi quy bao gồm: biến nhà nướcpháp quyền (rule of law) đo lường liệu thể chế có thiết lập được cơ chế giải quyết các tranh chấp hay chính là biến thay thế (proxy) cho việc bảo đảm quyền sở hữu và quyền hợp đồng, chỉ số thoái thác hợp đồng chính phủ (Repudiation of Contracts by Government) là chỉ số về thực thi hợp đồng, đo lường uy tín của chính phủ (sự tin tưởng của các doanh


nghiệp) trong việc đảm bảo thực thi hợp đồng, chỉ số tham nhũng trong chính phủ (government corupption) và chất lượng bộ máy công chức (quality of Bureaucracy) các chỉ số này thay thế cho chất lượng của các dịch vụ cung cấp bởi chính phủ và mức độ, khả năng loại trừ các hành vi tìm kiếm đặc lợi (lợi ích nhóm). Nghiên cứu đã chứng minh rằng không chỉ thể chế tốt có vai trò thúc đẩy tăng trưởng, mà tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra một thể chế tốt hơn. Nói cách khác, có mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng và chất lượng thể chế.

Một thể chế tốt với chức năng bảo vệ quyền sở hữu sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến tăng trưởng và phát triển ((Acemoglu et al., 2001; Hall & Jones, 1999; Sokoloff & Engerman, 2000). Một số nghiên cứu khác với cách tiếp cận ít "vĩ mô" hơn, xem xét mối quan hệ giữa các biện pháp về quyền tài sản (ví dụ như sự tồn tại của quyền sử dụng đất) với sản lượng hoặc đầu tư, ví dụ, Besley (1995), Johnson et al (1999). Ngoài ra các nghiên cứu (Engerman và Sokoloff (2000), North (1993, 1994) Jones (1981), Greif (1989) lại phản ánh sự khác biệt về thể chế theo thời gian đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như thế nào.

Nhìn chung, trong nền kinh tế toàn cầu, mỗi quốc gia, khu vực hoặc địa phương phải chứng minh khả năng sử dụng tài nguyên hiệu quả nhất có thể, để tận dụng các cơ hội do sự mở rộng thị trường và tạo ra các cơ hội mới (Borza 2012). Điều này phụ thuộc vào các yếu tố quyết định chất lượng thể chế (thể chế chính thức hoặc không chính thức, thể chế công cộng hoặc tư nhân) được gọi chung là quản trị (Stiglitz 2006, trang 57).

Các nghiên cứu khác nhau về vai trò của thể chế đối với tăng trưởng và phát triển hầu hết chỉ ra rằng một thể chế tốt có ảnh hưởng tích cực đến các biến số kinh tế vĩ mô (thương mại, đầu tư,...) và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng chỉ ra vấn đề nội sinh trong các mô hình phân tích (do tương quan giữa các biến), và tác động qua lại giữa thể chế và các biến số vĩ mô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

1.1.2. Nhóm nghiên cứu về các nhân tố quyết định chất lượng thể chế

Như đã tổng quan trên, vai trò của thể chế đối với tăng trưởng và phát triển đã được khẳng định trong rất nhiều các nghiên cứu trong những thập niên gần đây. Nhưng những nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố quyết định chất lượng thể chế lại là những nghiên cứu có ý nghĩa hơn về mặt chính sách. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện các chính sách để xây dựng một thể chế tốt hơn. Tuy nhiên, khảo sát các tài liệu nghiên cứu cho thấy rất ít các nghiên cứu thực nghiệm giải quyết vấn đề này. Theo Alonso and Garcimartín (2013) có 3 lý do khiến các nghiên cứu thực

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam - 3


nghiệm về chủ đề này rất ít ỏi: (i) sự hạn chế của các bộ chỉ số đánh giá chất lượng thể chế, (ii) vấn đề biến nội sinh khi xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế, (iii) vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến giải thích có thể dẫn đến một số biến độc lập không được đưa vào mô hình, (iv) việc bỏ qua một số biến có thể gây ra sai lệch đối với các tham số ước lượng. Dưới đây là tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế như sau:

Nghiên cứu của Islam and Montenegro (2002)

Để xét xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế của các quốc gia tác giả đã xây dựng mô hình thực nghiệm như sau:

= +∗ ℎ + + ℎ +

+ +!!!" # + $# + %#

+ &+' # + &) + *


Trong đó INDEX chỉ số chất lượng thể chế, ethnolin là chỉ số phân hóa sắc tộc, socialist, french, german, and scandinavian là biến giả chỉ nguồn gốc của hệ thống pháp lý, PPPGnp là logarit của GNP trung bình, independent là số năm quốc gia đó được độc lập, openness là chỉ số đo độ mở cử nền kinh tế được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP, gini là hệ số gini, fpress là chỉ số tự do về báo chí, c&b là chỉ số về hệ thống kiểm tra và cân đối giữa các nhánh quyền lực chính trị của chính phủ.

Trong nghiên cứu chỉ số về chất lượng thể chế INDEX được nhóm tác giả tính toán từ 2 nguồn khác nhau. Nhóm chỉ số đo lường chất lượng thể chế thứ nhất được dựa trên cơ sở dữ liệu của Tổ chức Hướng dẫn Quốc tế về Rủi ro Quốc gia (International Country Risk Guide-ICRG) với dữ liệu của 135 quốc gia từ năm 1982. Các chỉ số thành phần của ICRG được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: tham nhũng của chính phủ, nhà nước pháp quyền (rule of law), Chất lượng bộ máy hành chính, Repudiation of Contracts, and Risk of Expropriation. Dựa trên các chỉ số thành phần nhóm tác giả tính toán chỉ số ICRG trung bình với thang đo từ 1-6 (ở mức 6 nghĩa là có chất lượng thể chế tốt nhất). Một nguồn khác được tác giả sử dụng để tính toán biến INDEX là bộ chỉ số quản trị của Kaufmann et al. (1999), các chỉ số thành phần của bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: hiệu lực của chính phủ, tham nhũng và nhà nước pháp quyền.

Chỉ số phân hóa sắc tộc được tính theo công thức do (Taylor & Hudson, 1976)

đề xuất:



6

n

ethnolin = 1 − 4 568

N

69

Trong đó i đại diện cho các nhóm ngôn ngữ/dân tộc khác nhau trong xã hội, i là tổng số nhóm, N là tổng dân số. Chỉ số này đo lường xác suất hai người được chọn ngẫu nhiên sẽ không thuộc cùng một nhóm ngôn ngữ/dân tộc.

Nghiên cứu của Alonso and Garcimartín (2013)

Nghiên cứu của Alonso and Garcimartín (2013) đã đưa ra các bằng chứng mới về các nhân tố tác động đến chất lượng thể chế. Nghiên cứu dựa trên các nguồn dữ liệu khác nhau trong năm 2004 để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế của các quốc gia khác nhau, các vùng khác nhau trên thế giới. Theo đó, tác giả chỉ ra trong mô hình xem xét các yếu tố quyết định đến chất lượng thể chế thường gặp các vấn đế về biến nội sinh và đa cộng tuyến giữa các biến, do đó các biến giải thích được chia làm hai nhóm và xem xét trong 2 mô hình riêng. Mô hình nhóm 1 bao gồm các yếu tố mang tính lịch sử được tác giả đề xuất như sau:

: = + ; + < + => + ?@ + "= + AB+ B

Trong đó, IQ là biến chất lượng thể chế, Y là biến trình độ phát triển (development level), EF là biến đại diện cho ethnic fragmentation (phân hóa/xung đột sắc tộc), LS là biến hệ thống luật pháp truyền thống (the legal system traditional), CO là biến nguồn gốc thuộc địa, GL là biến vị trí địa lý, NR là biến nguồn tài nguyên, biến giả Di đại diện cho các vùng. Nghiên cứu sử dụng chỉ số quản trị tổng hợp của World Bank làm biến thay thế cho chất lượng thể chế. Biến trình độ phát triển được định nghĩa là biến (logarit) của thu nhập bình quân đầu người PPP của các quốc gia. Biến EF (phân hóa sắc tộc) là chỉ số được xây dựng bởi Alberto Alesina, Devleeschauwer, Easterly, Kurlat, and Wacziarg (2003), số liệu về biến nguồn gốc hệ thống pháp lý (LS) và nguồn gốc thuộc địa (CO) được lấy từ nghiên cứu của La Porta, Lopez-de- Silanes, Shleifer, and Vishny (1999), biến vị trí địa lý được đo bằng khoảng cách giữa các quốc gia đến vùng nhiệt đới, tài nguyên thiên nhiên được đo bằng tỷ trọng xuất khẩu nhiên liệu (fuel) trong tổng xuất khẩu.

Ở mô hình thứ hai, nhóm tác giả xem xét các nhóm biến giải thích liên quan

đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thể chế, mô hình cụ thể có dạng:

: = + ; + " + C + + @A + B


Tương tự, IQ là biến đại diện cho chất lượng thể chế, Y là biến trình độ phát triển, G là biến phân phối thu nhập được đo bằng hệ số Gini, T là biến thu nhập thuế trên tổng GDP, Ed là biến giáo dục, và OR là biến đo mức độ mở cửa nền kinh tế, Di là biến giả các vùng/khu vực. Để giải quyết vấn đề nội sinh, các mô hình ước lượng sử dụng biến công cụ.

Ngoài ra, để xác định biến nội sinh các tác giả thực hiện hồi quy với biến phụ thuộc là các biến nghi ngờ có nội sinh. Chẳng hạn, với biến thu nhập bình quân đầu người (thể hiện trình độ phát triển) được hồi quy với biến giải thích là biến trễ của biến thu nhập bình quân (thu nhập 1990), biến chất lượng thể chế và biến giả vùng Đông Á (East ASIA). Kết quả hồi quy đã cho phép tác giả kết luận biến thu nhập bình quân đầu người là biến nội sinh trong mô hình, do đó tác giả đã sử dụng hai biến công cụ là biến trễ thu nhập bình quân (năm 1990) và biến giả vùng Đông Á. Tương tự biến phân phối thu nhập (bất bình đẳng) được xem là biến nội sinh tiềm năng, dựa trên các phép hồi quy kiểm định tác giả kết luận biến phân phối thu nhập là biến nội sinh và các biến công cụ được sử dụng bao gồm biến thu nhập bình quân 1990, bình phương thu nhập bình quân 1990, biến phân hóa sắc tộc và biến giả vùng. Biến thuế (T) cũng là biến nội sinh và các biến công cụ được tác giả sử dụng trong mô hình bao gồm: xuất khẩu nhiên liệu, và biến giả vùng (Mỹ La tinh và Nam Á). Biến mức độ mở của OR cũng được các tác giả kết luận là biến nội sinh với các biến công cụ được sử dụng là biến dân số và biến giả vùng (Đông Á, Châu Âu và Trung Á).

Các biến khác của mô hình bao gồm: Phân hóa sắc tộc, hệ thống luật, nguồn gốc thuộc địa, nguồn tài nguyên được xem là biến ngoại sinh trong mô hình.

Dựa trên kết quả hồi quy mô hình nhóm tác giả kết luận rằng chất lượng thể chế phụ thuộc vào trình độ phát triển, phân phối thu nhập, thu nhập từ thuế và giáo dục của 1 quốc gia. Sự phát triển sẽ thúc đẩy tạo ra một thể chế tốt và do đó tạo ra một vòng tròn của sự thúc đẩy lẫn nhau giữa thể chế và tăng trưởng. Ngoài ra, một thể chế tốt sẽ tạo ra sự phát triển công bằng hơn, đảm bảo sự phát triển của giáo dục bằng năng lực tài chính. Và ngược lại, khi các điều kiện trên được đáp ứng (sự phát triển, công bằng, giáo dục) sẽ là tiền đề để xây dựng 1 thể chế với các tiêu chuẩn: (i) hiệu quả, (ii) đáng tin cậy, (iii) có thể dự đoán được. Các tác giả cũng cho rằng các biến mang tính lịch sử như: nguồn gốc hệ thống pháp lý hay nguồn gốc thuộc địa không có tác động đến chất lượng thể chế, các biến phân hóa sắc tộc, hay nguồn tài nguyên có tác động đến chất lượng thể chế nhưng tác động 1 cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và sau đó là giảm thu thuế. Nhìn chung, nhóm tác giả cho rằng cải thiện chất


lượng thể chế là nằm trong khả năng của các chính phủ, tuy là vấn đề khá nhạy cảm, nhưng nó có dư địa cho các chính phủ thực hiện các chính sách nhằm cải thiện chất lượng thể chế.

Kết quả mô hình của Alonso and Garcimartin (2013) được coi là đóng góp rất lớn đến việc lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài cũng như là các nghiên cứu đánh giá về chất lượng thể chế. Phương pháp và thang đo các biến số của nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể ở phần phương pháp nghiên cứu trong chương 4.

Nghiên cứu của Lehne, Mo, and Plekhanov (2014) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế kinh tế của các quốc gia: nhà nước pháp quyền (rule of law) và kiểm soát tham nhũng. Các tác giả kết luận rằng thể chế kinh tế sẽ tốt hơn nếu một quốc gia mở cửa hơn đối với các các dòng thương mại, đầu tư và tài chính, tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên không có tác dụng đến chất lượng thể chế. Các yếu tố lịch sử và địa lý đóng vai trò quan trọng trong hình thành thể chế của một quốc gia. Tương tự các nghiên cứu trên, mô hình thực nghiên cứu thực hiện bao gồm các nhóm biến giải thích: độ mở cửa về thương mại và tài chính của nền kinh tế, các yếu tố về lịch sử, địa lý, phân hóa sắc tộc và nguồn tài nguyên thiên nhiên.Chỉ số đo lường chất lượng thể chế được các tác giả xây dựng từ dữ liệu của bộ chỉ số quản trị toàn cầu (WGI) và World bank doing business survey.

Nghiên cứu của Javed (2016) sử dụng mẫu nghiên cứu là các quốc gia thành viên của IMF để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế kinh tế và thể chế chính trị của các quốc gia này. Các tác giả đã kết luận rằng các yếu tố về độ mở cửa thương mại, đầu tư, tiền tệ, tài khóa, và giáo dục có tác động tích cực nâng cao chất lượng thể chế, trong khi đó sự hiện diện của quân đội, sức mạnh của đảng/phe đối lập, viện trợ nước ngoài có tác động tiêu cực đối với chất lượng thể chế ở các nước này.

Nghiên cứu của Shibru, S., Bibiso, M., & Ousman, K. (2017) khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thể chế của Đại học Wolaita Sodo. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thể chế là kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ học vấn của các nhà quản lý, chính sách và thủ tục áp dụng, xây dựng cộng đồng học tập chuyên nghiệp và đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả và trách nhiệm giải trình. Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị như: quan chức nên cập nhật các chính sách và thủ tục thông qua sự tham gia của cả cộng đồng; nên ưu tiên học tập chuyên môn; phân bổ nguồn lực tài chính cần được thực hiện cho từng đơn vị phù hợp với công việc và hoạt động của đơn vị; đào tạo lãnh đạo và thúc đẩy nhân viên tham gia vào nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.


Như vậy dựa trên tổng quan các nghiên cứu trên về các nhân tố quyết định đến chất lượng thể chể, tác giả có thể phân thành hai nhóm biến chính như sau: (i) nhóm về đặc điểm lịch sử bao gồm các nhân tố về vị trí địa lý, nguồn gốc thuộc địa, truyền thống của hệ thống pháp luật, tôn giáo, tài nguyên thiên nhiên, các nhân tố này không bị ảnh hưởng bởi hành động của chính phủ, (ii) nhóm các nhân tố liên quan đến lựa chọn kinh tế chính trị xã hội như phân phối thu nhập, độ mở cửa của nền kinh tế, giáo dục và quyền lực của nhà nước.

(i) Nhóm về đặc điểm lịch sử.

Trong các nghiên cứu về sự phát triển của thể chế, một vài tác giả như Rodrik, Subramanian, and Trebbi (2004), Diamond and Ford (2000), Sachs and Warner (1995), Acemoglu et al. (2001), Easterly and Levine (2003) đã chú trọng đến yếu tố về vị trí địa lý và ảnh hưởng lịch sử. Những nghiên cứu này nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của vị trí, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên đối với thành tựu kinh tế và chất lượng thể chế. Một đóng góp lớn trong các nghiên cứu này là của Acemoglu et al. (2001) đã chỉ ra các nước đang phát triển là thuộc địa của các nước châu Âu giữa các thế kỷ XVII và XIX với hình thức khác nhau sẽ có tác động lên thể chế ở các nước này một cách khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với hình thức thuộc địa định cư (settler colonies như: Mỹ, New Zealand, Úc, Canada) cho phép người châu Âu di cư và hình thành các thể chế tốt hơn (bảo vệ quyền sở hữu, pháp quyền) qua đó thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư. Trong khi đó, ở các nước với hình thức thuộc địa khai thác (extracting colonies, chủ yếu là các nước Châu Phi cận Sahara và Mỹ Latinh) các cuộc di cư của người Châu Âu bị hạn chế do khí hậu, bệnh tật và môi trường tự nhiên. Ở đây các thể chế được thiết kế để đảm bảo sự kiểm soát và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại thuộc địa. Các tác giả này lập luận rằng nguồn gốc thuộc địa đã có tác động lâu dài đến sự hình thành và chất lượng của các thể chế.

Ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật khác nhau và nguồn gốc của chúng đối với phát triển thể chế cũng được chú ý nhiều trong các nghiên cứu như Djankov, La Porta, Lopez-de-Silanes, and Shleifer (2002), Straub (2000), Chong and Zanforlin (2000), Beck, Demirgüç-Kunt, and Levine (2001), Djankov et al. (2002). Các tác giả này cho rằng các quốc gia có hệ thống pháp luật là di sản của nước Pháp và Xã hội Chủ nghĩa thì có sự sắp xếp thể chế kém hơn so với những nước có hệ thống pháp luật truyền thống khác (Anh, Scandinavia hoặc Đức). Theo các nghiên cứu này, các quốc gia có hệ thống pháp luật là di sản của Pháp và Xã hội Chủ nghĩa được đặc trưng bởi việc nhà nước đóng một vai trò lớn hơn trong tổ chức kinh tế và xã hội, tạo ra những


gánh nặng về các quy định, luật lệ và do đó dẫn đến một thể chể kém linh hoạt về mặt pháp lý và kinh tế. Mặt khác, hệ thống pháp luật truyền thống như Anh, Scandinavia hoặc Đức được xem là linh hoạt hơn và năng động hơn, dựa trên sự công nhận rộng rãi về tự do kinh tế, hạn chế vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và cho phép hình thành và phát triển các thể chế tốt hơn.

Mối quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo và chất lượng thể chế cũng được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu. Easterly and Levine (1997) và Alberto Alesina et al. (2003) đã chứng minh rằng tính đa dạng sắc tộc-ngôn ngữ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chế; Sự thiếu đồng nhất về mặt sắc tộc sẽ tạo ra căng thẳng giữa các nhóm xã hội, giảm sự hợp tác và tạo ra xung đột giữa các thể chế chính thức và không chính thức. Về tôn giáo Landes (1998) chỉ ra rằng các quốc gia Công giáo và Hồi giáo, bắt đầu từ thế kỷ XV hoặc thậm chí sớm hơn, đã tồn tại một nền văn hoá không khoan dung và kỳ thị đã dẫn đến những trở ngại trong sự phát triển thể chế của họ.

(ii) Nhóm các yếu tố về kinh tế chính trị và xã hội

Đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau chứng minh ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế, độ mở cửa của nền kinh tế, môi trường cạnh tranh, giáo dục và phân phối thu nhập đối với chất lượng thể chế. Các nghiên cứu của Chong and Zanforlin (2000), Islam and Montenegro (2002) và Rigobon and Rodrik (2005) đã chứng minh được mối quan hệ giữa trình độ phát triển kinh tế và chất lượng thể chế. Trình độ phát triển kinh tế quyết định các nguồn lực sẵn có để xây dựng các thể chế có chất lượng tốt nhằm giảm chi phí xã hội.

Phân phối thu nhập-bất bình đẳng sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững và tính hợp pháp của các thể chế. Bởi vì bất bình đẳng sẽ tạo ra khoảng cách giữa các nhóm xã hội khác nhau, dẫn đến xung đột xã hội, sự bất ổn về chính trị và an ninh, tham nhũng...Đồng thời, bất bình đẳng thu nhập cũng có thể tạo ra việc quyền lực nhà nước bị tập trung vào một nhóm người nhất định và phục vụ lơi ích cho chính họ (A Alesina and Rodrik (1993); Alberto Alesina and Perotti (1996); hay Easterly (2001)).

Hội nhập và mở cửa nền kinh tế dẫn đến cải thiện chất lượng thể chế bằng cách tạo ra một nền kinh tế năng động hơn và do đó đòi hỏi các cải cách thể chế để thích nghi và hội nhập, hạn chế các hành vi tham nhũng và tìm kiếm đặc lợi thông qua việc thúc đẩy cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia khác trong quá trình hội nhập ((Rigobon & Rodrik, 2005); (Rodrik et al., 2004)). Nghiên cứu của Faber and Gerritse (2009) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài (bao gồm mức độ mở cửa như đầu tư hay thương mại, và

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 04/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí