Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Kinh tế học thể chế-các cấp độ thể chế 36

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa thể chế, quản trị và phát triển 43

Hình 2.3: Khung đo lường chất lượng thể chế kinh tế 52

Hình 3.1: Chỉ số chất lượng thể chế của Việt Nam giai đoạn 1996-2019 59

Hình 3.2: Chỉ số chất lượng thể chế trung bình của một số nước khu vực Đông Nam Á (1996-2019) 60

Hình 3.3: Các chỉ số chất lượng thể chế của một số nước Đông Nam Á, 1996-2019 ..61 Hình 3.4: Chất lượng thể chế của Việt Nam (2008-2017) 63

Hình 3.5: Chỉ tiêu chi phí không chính thức của PCI, 2006-2019 67

Hình 3.6: Chỉ số kiểm soát tham nhũng PAPI, 2011-2019 68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Hình 3.7: Các chỉ số thành phần của chi phí gia nhập thị trường, 2006-2019 71

Hình 3.8: % DN dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy đinh của pháp luật 72

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam - 2

Hình 3.9: Chỉ số "Thủ tục hành chính công", 2011-2019 73

Hình 3.10: Chỉ số thiết chế pháp lý tại tỉnh trung vị, 2006-2019 74

Hình 3.11: Một số chỉ số thành phần “Tính năng động” qua các năm (2006-2019) 75

Hình 3.12: Các chỉ số thành phần của tính minh bạch của chỉ số PCI, 2006-2019 77

Hình 3.13: Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương (%), 2006-2017 78

Hình 3.14: Chỉ số nội dung "công khai, minh bạch" của bộ dữ liệu PAPI, 2011-2018 79

Hình 3.15: Thực trạng thu nhập bình quân theo tháng của các địa phương (Nghìn đồng) 80

Hình 3.16: Tỷ lệ dân số có trình độ giáo dục từ trung học phổ thông trở lên tại các địa phương ..81 Hình 3.17: Vốn đầu tư FDI tại các địa phương giai đoạn 2010-2020 (Triệu USD) 82

Hình 3.18: Chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất ở các địa phương, 2010-2019 (lần) 83

Hình 3.19: Tỷ lệ hộ dân sử dụng Internet ở các địa phương 84


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế 16

Bảng 2.1: Khung đo lường và các biến số đo lường chất lượng thể chế kinh tế của Luận án 53

Bảng 3.1: Tình hình tham nhũng khu vực công 2011-2018 69

Bảng 3.2: Trung bình các chỉ số chất lượng thể chế theo vùng 85

Bảng 3.3: Phân tích phương sai chỉ số chất lượng thể chế theo vùng 86

Bảng 3.4: Trung bình các chỉ số chất lượng thể chế theo nhóm thu nhập 87

Bảng 3.5: Phân tích phương sai chất lượng thể chế theo nhóm thu nhập 88

Bảng 3.6: Trung bình các chỉ số chất lượng thể chế theo nhóm thu hút FDI 89

Bảng 3.7: Phân tích phương sai chất lượng thể chế theo nhóm thu hút FDI 90

Bảng 3.8: Phân tích tương quan chỉ số chất lượng thể chế và GDP bình quân đầu người.91 Bảng 4.1: Kết quả mô hình 2SLS với biến phụ thuộc là "chi phí không chính thức" 99

Bảng 4.2: Kết quả mô hình 2SLS với biến phụ thuộc là "chỉ số thiết chế pháp lý" ...101

Bảng 4.3: Kết quả mô hình 2SLS với biến phụ thuộc là "Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh" 102

Bảng 4.4: Kết quả mô hình 2SLS với biến phụ thuộc là "Chi phí thời gian" 103

Bảng 4.5: Kết quả mô hình 2SLS với biến phụ thuộc là "chỉ số pci tổng hợp" 104


MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài

Trải qua 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế, trong đó có sự đóng góp lớn của cải cách và nâng cao chất lượng thể chế. Sau khi đổi mới năm 1986 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam luôn giữ được mức tăng trưởng khá cao và ổn định so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu như giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) kinh tế nước ta chỉ đạt được mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 4,4% thì đến giai đoạn (1991-1995) GDP bình quân tăng 8,2%/năm gấp đôi so với 5 năm trước đó (Dương Ngọc, 2012).Trong những năm tiếp theo, mặc dù bị ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới như khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1999), khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010 nhưng Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ở mức cao so với khu vực và thế giới.Giai đoạn 2002-2018, GDP đầu người của Việt Nam tăng 2,7 lần. Năm 2020, Việt Nam đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thể giới với quy mô nền kinh tế đạt khoảng 343 tỷ USD. Những thành công trong cải cách kinh tế, phát triển hạ tầng xã hội, ổn định chính trị... của Việt Nam được Acemoglu và J.A.Robinson giải thích bằng nguyên nhân thể chế. Hai tác giả trên lý giải, thể chế “dung hợp” của Việt Nam đang hình thành và vẫn tiến triển theo chiều hướng tích cực (Acemoglu, D., Robinson, J., 2012).

Có thể thấy, thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng ngày càng được ghi nhận rộng rãi vì vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển mọi mặt của một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bởi vậy, theo Popescu (2012) chất lượng thể chế là điều tối quan trọng đối với phúc lợi của các quốc gia. Một thể chế có chất lượng tốt được thể hiện qua chất lượng của khung khổ pháp luật, hiệu lực của chính phủ, tình trạng tham nhũng thấp, mức độ công khai, minh bạch...Một thể chế kém chất lượng sẽ là rào cản lớn đối với phát triển nói chung, phát triển kinh tế nói riêng.

Chất lượng thể chế địa phương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Chỉ khi nào các địa phương đều phát triển thì quốc gia mới phát triển. Do đó, để đóng góp vào quá trình phát triển của một quốc gia thì các địa phương cần chủ động, sáng tạo để vận dụng tốt nhất hệ thống thể chế chung và các lợi thể riêng có của từng địa phương.


Tại Việt Nam, yếu tố phân cấp giữa Trung ương và địa phương ngày càng biểu hiện rõ, chính quyền địa phương là chủ thể chính lo cho đời sống phát triển kinh tế và an sinh xã hội của người dân trong địa phương. Bên cạnh đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phươmg đã có nhiều nội dung đổi mới, bảo đảm sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu qủa giúp mô hình tổ chức chính quyền địa phương được linh hoạt. Bộ máy hành chính ở địa phương từng bước được kiện toàn theo hướng cải cách, tỉnh gọn và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Các địa phương ở Việt Nam, dù đã đạt được nhiều kết quả trong việc thúc đẩy cải cách thể chế, thể hiện qua kết quả của các báo cáo như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đổi với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) hay Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI), nhưng chất lượng thể chế ở các tỉnh vẫn còn nhiều bất cập và chưa đồng đều. Trong cùng môi trường thể chế quốc gia, có những tỉnh đạt được tăng trưởng đột phá và đóng góp lớn vào tăng trưởng cả nước, nhưng có một số tỉnh còn phát triển trì trệ. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển của một vùng/địa phương, nhưng thể chế được nhiều nhà khoa học nhận định là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt trong trình độ phát triển của các địa phương.

Như vậy, ở bất kỳ cấp độ nào, thể chế đều đóng vai trò quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng thể chế ở cấp quốc gia nói chung và chể chế ở cấp địa phương nói riêng.

Các nghiên cứu về thể chế ở Việt Nam đã bước đầu hệ thống được những cơ sở lý thuyết về thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chủ yếu xoay quanh vấn đề cải cách thể chế và thực trạng thể chế ở Việt Nam. Bên cạnh đó đã có một số nghiên cứu về chất lượng thể chế của địa phương nhưng chủ yếu xem xét vai trò của chất lượng thể chế đối với tăng trưởng, phát triển hay thu hút đầu tư FDI (Bạch Ngọc Thắng, 2017; Nguyễn Quốc Việt và cộng sự, 2014; T. V. Nguyen, Bach, Le, & Le, 2017). Do vậy, hiện nay có rất ít nghiên cứu định lượng đánh giá các nhân tố tác động và quyết định đến chất lượng thể chế Việt Nam nói chung và chất lượng thể chế của các tỉnh của Việt Nam nói riêng. Vì vậy, để lấp thêm những khoảng trống trong nghiên cứu về


thể chế ở Việt Nam thì nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương, là thiết thực, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Dựa trên những luận điểm trên, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam”, đây là vấn đề nghiên cứu rất cần thiết và cấp bách cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đối với các địa phương ở Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng thể chế, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế. Thống nhất cách hiểu về chất lượng thể chế địa phương và thước đo chất lượng thể chế địa phương.

+ Phân tích, kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng thể chế của Việt Nam và thực trạng phát triển ở các địa phương tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng của thể chế ở Việt Nam nói chung, và các địa phương nói riêng.

- Với những mục đích trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

(i) Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến chất lượng thể chế của các tỉnh thành phố ở Việt Nam?

(ii) Cần những giải pháp gì để nâng cao chât lượng thể chế tại Việt Nam và nâng cao chất lượng thể chế tại các địa phương ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương (cấp tỉnh) tại Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về thời gian: Do giới hạn về mặt dữ liệu thu thập được nên phạm vi nghiên cứu chỉ xét phần lớn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019. Vì đặc trưng


và sự sẵn có của các bộ số liệu đo lường chất lượng thể chế là khác nhau, nên các phân tích trên từng bộ số liệu có thể có khoảng thời gian khác nhau.

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi 63 tỉnh thành phố của Việt Nam

Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng thể chế địa phương Việt Nam dựa trên dựa trên kết quả bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nghiên cứu tập trung vào thể chế chính thức và nghiên cứu về thể chế kinh tế. Do vậy, các chỉ số được lấy ra từ bộ chỉ số PCI để xem xét là đại diện cho chất lượng thể chế kinh tế cấp tỉnh gồm : Chi phí thời gian, Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, Thiết chế pháp lý, Chi phí không chính thức.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp phân tích định tính

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, tổng quan tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận về thể chế, chất lượng thể chế, và các yếu tố quyết định đến chất lượng thể chế. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2.

- Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp

Phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu từ các bộ chỉ số WGI, GCI, PAPI, PCI nhằm đánh giá thực trạng chất lượng thể chế của Việt Nam ở cấp địa phương, cũng như thể chế quốc gia thực trạng các nhân tố ảnh hưởng trong chương 3.

- Phương pháp phân tích thống kê

Các phương pháp phân tích thống kê (Phân tích phương sai, phân tích tương quan) sử dụng số liệu PCI, PAPI, VHLSS được sử dụng xem xét mối quan hệ giữa các biến số với chất lượng thể chế hay gợi mở mối quan hệ của các nhân tố với chất lượng thể chế địa phương.

4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu sử dụng mô hình được đề xuất bởi bởi (Alonso & Garcimartín, 2013) về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của thể chế, nghiên cứu này sử dụng mô hình để đánh giá tác động của các biến số đến chất lượng thể chế ở các tỉnh thành của Việt Nam. Số liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê và bộ điều tra VHLSS. Mô hình được hồi quy theo tác động cố định (Fixed Efffect) với số liệu từ giai đoạn 2010- 2018. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata để hỗ trợ cho các tính toán. Mô hình, biến


số, thước đo, nguồn số liệu, cách giải quyết biến nội sinh sẽ được trình bày cụ thể chi tiết tại chương 4, mục 4.1 của nghiên cứu này.

5. Những đóng góp mới của luận án

5.1. Đóng góp về mặt lý luận

- Đề tài bổ sung thêm vào lý luận về chất lượng thể chế, các nhân tố ảnh hưởng

đến chất lượng thể chế địa phương.

5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Về mặt thực tiền luận án có một số đóng góp mới sau đây:

- Đề tài phát hiện và làm sáng tỏ luận cứ khoa học cho một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương của Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra những hạn chế về chất lượng thể chế địa phương và gợi ý một số giải pháp tập trung vào các nhân tố có vai trò nâng cao chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, luận án có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng thể chế

Chương 3: Thực trạng chất lượng thể chế của Việt Nam hiện nay Chương 4: Mô hình thực nghiệm và kết quả ước lượng

Chương 5: Các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Nhóm nghiên cứu về vai trò của thể chế với tăng trưởng và phát triển

Các nghiên cứu về chất lượng thể chế thường có hai hướng tiếp cận: (i) thứ nhất, các nghiên cứu phần lớn tập trung vào xem xét cách thức và mức độ mà chất lượng thể chế ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội, (ii) thứ hai, là các nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế của một quốc gia/khu vực. Tại sao chất lượng thể chế lại khác nhau giữa các quốc gia/khu vực, và yếu tố nào quyết định điều này. Một thể chế tốt sẽ đi cùng với sự phát triển tốt hơn, đó là lý do mà chủ đề này rất được quan tâm bởi các học giả, tuy nhiên các vấn đề khó khăn và phức tạp trong nghiên cứu thực nghiệm dẫn tới có ít các nghiên cứu theo hướng tiếp cận này. Trong phần này, tác giả sẽ tổng quan lại các nghiên cứu theo hướng tiếp cận thứ nhất, các nghiên cứu về các yếu tố quyết định chất lượng thể chế.

Nghiên cứu về các yếu tố quyết đinh đến tăng trưởng, bên cạnh các yếu tố truyền thống được xem xét như: tích lũy vốn vật chất và con người, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ như một biến ngoại sinh và nội sinh; các nghiên cứu những thập niên gần đây đã chuyển hướng sang phân tích một số biến số định tính đặc trưng cho các nghiên cứu xã hội học như: thể chế, chất lượng quản trị, các khía cạnh của bối cảnh văn hóa và vốn xã hội (Rothstein và Stolle 2003). Douglass đưa ra một kết luận liên quan: “Nghiên cứu lịch sử tăng trưởng kinh tế là nghiên cứu về những bước đổi mới thể chế cho phép hiện thực hoá những cuộc trao đổi ngày càng phức tạp bằng cách tiết giảm chi phí giao dịch (và sản xuất) của chúng” (North, do James & Thomas chủ biên, 1994, trang 258). Những khác biệt cố hữu về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế không thể lý giải được nếu không đề cập đến các thể chế (Olson, 1996).

Trong kinh tế học thể chế, đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về vai trò của thể chế với tăng trưởng và phát triển. Các nghiên cứu thường sử dụng phân tích theo các quốc gia khác nhau hoặc nghiên cứu trường hợp lịch sử. Các phân tích thường tập trung vào các chỉ số phản ánh nhận thức chung về vấn đề chính phủ bảo vệ quyền tài sản tốt như nào, tính pháp quyền, mức độ tham nhũng ((Knack & Keefer, 1995), (Mauro, 1995), (Hall & Jones, 1999), (Rodrik, 2000), (Acemoglu & Robinson, 2000), (Dollar & Kraay, 2003), (Chong & Calderon, 2000)).

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 04/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí