Tóm Lược Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thể Chế


môi trường thể chế quốc gia) đến chất lượng thể chế và thu nhập của các quốc gia. Dựa trên dữ liệu của 107 nước nghiên cứu đã kiểm định được hai giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến chất lượng thể chế của các quốc gia: (i) độ mở của nền kinh tế (thương mại và đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài), (ii) là điều kiện thể chế của quốc gia láng giềng, theo đó thì thể chế của một quốc gia láng giềng có tác động thúc đẩy hay kiềm chế phát triển chất lượng thể chế thông qua mở cửa, trao đổi và hợp tác và gọi là tác động lan tỏa.

Giáo dục cũng đã được chứng minh là một trong các yếu tố quyết định và có ảnh hưởng đến chất lượng thể chế. Nhìn chung, một xã hội có trình độ giáo dục cao sẽ đòi hỏi một thể chế minh bạch, năng động hơn và tạo ra những điều kiện tiên quyết để xây dựng một thể chế vững mạnh. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai biến hiếm khi được xem xét trong các nghiên cứu thực nghiệm, ngoại trừ Alberto Alesina and Perotti (1996) đã chứng minh tác động tích cực của giáo dục đối với chất lượng thể chế.

Đặc biệt nghiên cứu gần đây của Alonso and Garcimartín (2013) đưa biến số “nguồn thu từ thuế” vào mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này đã chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế bao gồm: i) trình độ phát triển quyết định chất lượng thể chế, trình độ phát triển càng cao chất lượng thể chế càng tốt; ii) phân phối thu nhập dường như là điều kiện cho chất lượng thể chế, để đảm bảo cho tính bền vững và hợp pháp của thể chế đòi hỏi xã hội có sự gắn kết ở mức độ nhất định; iii) Một hệ thống thuế tốt có tác động tích cực đến chất lượng thể chế, thuế được coi là nguồn thu cần thiết để tạo ra chất lượng thể chế. Hơn nữa, chính sách thuế tạo ra sự liên kết và ràng buộc giữa chính quyền và người dân của mỗi quốc gia, địa phương. Tác giả đưa ra kết luận rằng các biến số: “trình độ phát triển”, “bất bình đẳng thu nhập”, “nguồn thu từ thuế” và “giáo dục” đều có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thể chế. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó khi cho rằng “trình độ phát triển” đóng vai trò tiên quyết, là cơ sở nguồn lực quan trọng để xây dựng một thể chế tốt ((Chong & Zanforlin, 2000); (Islam & Montenegro, 2002); (Rigobon & Rodrik, 2004)). Kết luận ảnh hưởng tích cực của “trình độ giáo dục” đến chất lượng thể chế cũng phù hợp với nghiên cứu của Alberto Alesina and Perotti (1996) và Rauch and Evans (2000) khi chứng minh được mối quan hệ thuận giữa hai biến số này. Kết quả mô hình của Alonso and Garcimartín (2013) được coi là đóng góp rất lớn đến việc lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài cũng như là các nghiên cứu đánh giá về chất lượng thể chế. Phương pháp và thang đo các biến số của nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể ở phần tổng quan về phương pháp nghiên cứu dưới đây.


Nhìn chung có rất nhiều các nhân tố khác nhau quyết định đến chất lượng thể chế, có thể kể đến như: hội nhập và mở cửa nền kinh tế, trình độ phát triển quốc gia, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống thuế, phân phối thu nhập, trình độ giáo dục, thu hút đầu tư, hệ thống pháp luật, tự do báo chí, sự hiện diện của quân đội, sức mạnh của đảng/phe đối lập, viện trợ nước ngoài, phân hóa sắc tộc, tôn giáo, nguồn gốc thuộc địa, vị trí địa lý, kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ học vấn của các nhà quản lý...( xem bảng 1.1).

Bảng 1.1. Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế


Tên các nhân tố

Tác giả nghiên cứu

1. Nhóm về đặc điểm lịch sử


Vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên

Rodrik, Subramanian, and Trebbi (2004), Diamond and Ford (2000), Sachs and Warner (1995), Acemoglu et al. (2001), Easterly and Levine (2003); Alonso and

Garcimartín, (2013)

Hình thức thuộc địa định cư và

hình thức thuộc địa khai thác

Acemoglu et al. (2001)


Nguồn gốc hệ thống pháp luật

Djankov, La Porta, Lopez-de-Silanes, and Shleifer (2002),

Straub (2000), Chong and Zanforlin (2000), Beck, Demirgüç-Kunt, and Levine (2001), Djankov et al. (2002)

Dân tộc, tôn giáo

Easterly and Levine (1997); Alberto Alesina et al.

(2003); Landes (1998); Alonso and Garcimartín, (2013)

2. Nhóm các yếu tố về kinh tế chính trị và xã hội


Trình độ phát triển

Chong & Zanforlin, (2000); Islam & Montenegro,

(2002); Rigobon & Rodrik, (2004); Alonso and Garcimartín (2013)


Phân phối thu nhập-bất bình đẳng

A Alesina and Rodrik (1993); Alberto Alesina and Perotti (1996); Alonso and Garcimartín (2013) hay

Easterly (2001))


Hội nhập và mở cửa nền kinh tế

Rigobon & Rodrik, (2004); Rodrik et al., 2004; Faber and Gerritse (2009); Lehne, Mo, and Plekhanov (2014);

Javed (2016); Alonso and Garcimartín, (2013)

Giáo dục

Alberto Alesina and Perotti (1996) và Rauch and Evans

(2000); Alonso and Garcimartín (2013)

Nguồn thu từ thuế

Alonso and Garcimartín, (2013)

Kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ

học vấn của các nhà quản lý

Shibru, S., Bibiso, M., & Ousman, K. (2017)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam - 4

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung đến các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa thể chế và phát triển kinh tế. Các yếu tố quyết định đến chất lượng thể chế được chia làm hai nhóm: (i) nhóm thuộc về đặc điểm lịch sử của quốc gia (không thể bị can thiệp bởi hành động của chính phủ), (ii) nhóm thuộc về lựa chọn kinh tế, chính trị xã hội (có thể can thiệp bởi các chính sách của chính phủ). Như vậy, có một số nhóm nhân tố có thể thay đổi dựa trên các chính sách, và được xem là mục tiêu hướng đến của các chính sách nhằm nâng cao chất lượng thể chế.

1.1.3. Nhóm nghiên cứu về chất lượng thể chế địa phương

Trong phát triển kinh tế địa phương, các thể chế chính thức bao gồm hệ thống chính quyền và quản trị ở một nhà nước cụ thể và các thể chế phi chính thức bao gồm các truyền thống hợp tác làm việc giữa các khu vực công và tư nhân. Các thể chế chính thức và không chính thức tương tác với nhau. Các kiến trúc thể chế khác biệt của địa phương theo (Gertler, 2010) giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế mỗi địa phương.

Tổng quan tài liệu cho thấy có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế khu vực/địa phương đối với sự phát triển của các khu vực và địa phương, cũng như là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương. Các nghiên cứu về chủ đề này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn ở cấp quốc gia hoặc ở nhưng nước có các chính quyền liên bang (Mỹ, Đức, Canada) với mức độ phân quyền lớn. Tuy nhiên đối với các quốc gia có mức độ tập trung hóa quyền lực cao (như hầu hết các các nước EU) rất khó để thực hiện các nghiên cứu về thể chế và quản trị địa phương (Talmaciu, 2014).

Dưới đây là tổng quan nghiên cứu về chất lượng thể chế địa phương và vai trò của thể chế khu vực/địa phương đối với tăng trưởng và phát triển của các địa/khu vực, cũng như các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương.

Thể chế tốt, quản trị tốt và lãnh đạo tốt được nhiều tác giả coi là điều kiện cần thiết để hỗ trợ nỗ lực phát triển của một quốc gia hoặc khu vực/địa phương. Ba yếu tố này và các mối quan hệ tương tác giữa chúng đóng vai trò như là yếu tố xúc tác cho các sáng kiến kinh doanh. Talmaciu (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng thể chế, quản trị vùng đến sự phát triển của các vùng khác nhau của Rumani. Không như kỳ vọng, nghiên cứu lại chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng thể chế, quản trị vùng đối với sự phát triển vùng, nhưng lại là mối quan hệ ngược chiều. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Rumani cũng là một nước thuộc EU có mức độ tập trung hóa quyền lực cao, 8 vùng của nước này cũng không có quyền hạn hành chính riêng và tác giả cũng công nhận đây là hạn chế của nghiên cứu khi xem xét về vai trò


của thể chế và quản trị vùng đến sự phát triển của các vùng/địa phương đang phát triển của Rumani. Do vậy, sự diễn giải dữ liệu cần hết sức thận trọng khi mà các khu vực không có tư cách pháp lý thì rất khó thể nói về chất lượng quản trị vùng theo đúng nghĩa của nó.

Cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế chính thức và phát triển vùng của Rumani, tác giả (Frunză, 2011) chỉ ra rằng các chính sách, cơ chế, và cấu trúc hiện tại nhằm mục đích giảm sự chênh lệch phát triển của các vùng (8 vùng) ở nước này là chưa hiệu quả, khi sự chêch lệch ngày càng gia tăng. Do vậy, tác giả cho rằng chỉ có một khung thể chế minh bạch, không quan liêu mới tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế các vùng, giảm chênh lệch phát triển và đảm bảo hoàn thành các trường hợp ngoại lệ do hội nhập vào EU.

Nghiên cứu của Pike, Marlow, McCarthy, O’Brien, and Tomaney (2015) về vai trò của thể chế địa phương đối với phát triển kinh tế ở cấp độ địa phương dựa trên phân tích so sánh dữ liệu của 39 hiệp hội doanh nghiệp địa phương thành lập từ năm 2010 ở Anh. Nghiên cứu đã chỉ ra cách thức hoạt động của các thể chế phát triển kinh tế địa phương trong môi trường thể chế đa tác nhân và đa hướng; cách các thể chế định hình các quá trình tổng hợp cũng như cân nhắc và ứng biến trong các giai đoạn thay đổi thể chế, khám phá vai trò và chức năng của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, quy mô, bản chất và loại hình phát triển của thể chế định hình năng lực và phạm vi của chính quyền địa phương trong việc tác động và định hình phát triển kinh tế.

Đối với các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế phần lớn các nghiên cứu tập trung vào cấp độ quốc gia, và có hạn chế các nghiên cứu tập trung vào chủ đề này ở cấp độ địa phương/khu vực. Các nghiên cứu có thể chỉ xem xét một góc cạnh của chất lượng thể chế, Nghiên cứu của González and del Sol (2018) về ảnh hưởng của một chính phủ minh bạch mở cửa đến tham nhũng ở chính quyền địa phương của Tây Ban Nha cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ minh bạch và tham nhũng ở chính quyền địa phương. Nhìn chung các nghiên cứu về chất lượng thể chế địa phương/vùng chủ yếu là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và phát triển kinh tế, các nghiên cứu xem xét yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương hiện có rất hạn chế.

Nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế cấp địa phương (tỉnh) của Trung quốc ở thời kỳ cải cách hậu Mao Trạch Đông (1995-2005). Nghiên cứuWilson (2016) đã đưa ra một quan điểm mới về mối quan hệ


giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng. Trong khi rất nhiều các nghiên cứu trước đây đã chứng minh tác động tích cực của chất lượng quản trị đối với tăng trưởng kinh tế ở cấp độ quốc gia, và ngượi lại, bên cạnh đó có một số nghiên cứu định lượng đã chứng minh về mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng. Nghiên cứu này đã xem xét mối quan hệ ở cấp độ địa phương với giả thiết: (i) cải thiện chất lượng quản trị của tỉnh sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tiếp theo và (ii) tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của tỉnh sẽ có tác động tích cực đến thay đổi chất lượng quản trị. Sử dụng kiểm định nhân quả Granger nghiên cứu chỉ ra tác động đáng kể và tích cực của tăng trưởng kinh tế đối với chất lượng thể chế tiếp chủ yếu là tăng trưởng trong khu vực thứ cấp của nền kinh tế: sản xuất và công nghiệp), nhưng chất lượng thể chế lại không có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh. Những phát hiện này cho thấy những cải cách thể chế chính thức/quản trị công không phải là yếu tố chính thúc đẩy Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng; thay vào đó, mối liên hệ tích cực được quan sát giữa quản trị và tăng trưởng phản ánh khả năng của chính quyền tỉnh trong việc khai thác tiềm năng được tạo ra bởi tăng trưởng kinh tế để thực hiện các cải cách về mặt thể chế/quản trị.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến từng tiêu chí của chất lượng thể chế địa phương: Tính minh bạch, tham nhũng, pháp quyền,..vv.

Smith (2004) chứng minh mối quan hệ thuận chiều giữa tính minh bạch của chính quyền địa phương và trình độ giáo dục của công dân. La Porte et al. (2002) cho biết sự phổ biến của các Website có tác động tích cực đến việc nâng cao tính minh bạch. Các nghiên cứu của Gandia and Archidona (2008) ; Justice et al. (2006) ; Perez (2008) và Serrano-Cinca et al. (2009), Styles and Tennyson (2007) cho biết các yếu tố thu nhập, trình độ giáo dục, dân số có ảnh hưởng đến tính minh bạch của chính quyền địa phương. A Del Monte và E Papagni (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến tham nhũng ở chính quyền địa phương. Nghiên cứu chỉ ra thu nhập (trình độ phát triển) của địa phương có ảnh hưởng đến chỉ số tham nhũng của chính quyền địa phương.

1.1.4. Nhóm nghiên cứu về thể chế ở Việt Nam

Trong những thập kỷ gần đây vấn đề thể chế ngày càng được quan tâm, nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế ở Việt Nam. Tác giả dẫn chứng các nghiên cứu theo 3 nhóm vấn đề gồm (i) Cải cách thể chế tại Việt Nam; (ii) Mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế; (iii) Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và các biến số kinh tế vĩ mô.


(i) Các nghiên cứu về cải cách thể chế.

Đối với các nghiên cứu về cải cách thể chế, các tác giả chủ yếu tập trung vào đánh giá hiệu quả của cải cách thể chế, chỉ ra những yếu kém, hạn chế trong cải cách thể chế và đưa ra các giải pháp cũng như hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thể chế Việt Nam.

Hầu hết các tác giả có đánh giá chung là cải cách thể chế ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật. Theo Nguyễn Văn Thâm (2008)Việt Nam đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều năm, nền kinh tế đã bắt đầu chuyển động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; Hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ; Mối quan hệ giữa Nhà Nước và người dân ngày càng được cải thiện nhờ hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, quá trình cải cách thể chế Việt Nam vẫn còn chậm và có nhiều hạn chế như: Chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp chưa rõ ràng, chưa phù hợp với cơ chế thị trường; Hệ thống thể chế chưa đồng bộ; Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà; Kỷ cương quản lý không nghiêm; Nạn lãng phí, tham nhũng có xu hướng ngày càng trầm trọng; Bộ máy vẫn còn cồng kềnh; Cơ chế tài chính chưa thích hợp; Chất lượng công chức còn nhiều hạn chế. Tác giả Võ Trí Thành (2014) cho rằng hiệu lực và hiệu quả của các công cụ chính sách kinh tế chưa cao; Sự phối hợp trong hoạch định, thực thi chính sách và trao đổi phản hồi còn yếu kém; Hiệu lực thực thi, khả năng giải trình yếu và việc thiếu ràng buộc trách nhiệm còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, tác giả Võ Trí Thành (2014) với nghiên cứu “Thể chế, kinh tế học thể chế và cải cách ở Việt Nam” bàn về quan niệm thể chế và bản chất của kinh tế học thể chế. Nghiên cứu cũng phân tích khá sâu những bất cập trong cải cách thể chế và chỉ ra nguyên nhân của những bất cập đó. Theo tác giả, nguyên nhân chủ yếu của những bất cập trong cải cách thể chế là do tư duy, quan điểm về phát triển và chính sách còn hạn chế; Khả năng phối hợp của bộ máy nhà nước còn rất yếu; Việc tham gia thiết thực, có hiêụ quả của người dân, cộng đồng và các nhóm dân cư/xã hội vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách còn rất hạn chế.

Tác giả Đỗ Tiến Sâm và Hoàng Thế Anh (2014) với bài viết “ Kinh nghiệm cải cách thể chế của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam” đã khái quát về tiến trình cải cách thể chế của Trung Quốc và đưa ra một số gợi mở đối với cải cách thể chế ở Việt Nam. Trong đó tác giả đưa ra một số giải pháp trong cải cách thể chế như: Các biện pháp cải cách phải có tính đồng bộ và phối hợp; Cần lựa chọn đúng trọng điểm và hạt nhân của cải cách; Đảng phải coi trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cốt cán cầm quyền có trình độ cao.


Ngoài ra, tác giả Hoàng Chí Bảo (2008) đã đưa ra sáu lưu ý quan trọng trong tiên trình cải cách thể chế Việt Nam trong bài viết “Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa”. Trong đó có lưu ý về chế độ chính trị của Việt Nam và tình trạng tham nhũng ngày càng trầm trọng ở nước ta.

Nhìn chung, cải cách thể chế Việt Nam còn chậm so với các nước khác, điều đó được thể hiện qua vị trí xếp hạng năng lực thể chế của VN trên biểu đồ thế giới theo Phương Loan (2007).

(ii) Các nghiên cứu về thể chế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngoài các nghiên cứu về cải cách thể chế, có nhiều bài viết khác đề cập đến vấn đề thể chế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Điển hình là bài viết “Thể chế và tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Phúc (2013). Trong bài viết này, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thể chế, khẳng định vai trò của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế. Bài viết cũng đánh giá chất lượng thể chế của Việt Nam và gợi ý một số chính sách cải thiện chất lượng thể chế để duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững cho Việt Nam. Tác giả khẳng định, những khó khăn kinh tế hiện nay một phần xuất phát từ chất lượng thể chế thấp.

Tác giả Nguyễn Chí Hải và Nguyễn Thanh Trọng (2014) với bài viết “Hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam” đã là làm rõ mối quan hệ giữa hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Bài viết khẳng định, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thì Việt Nam cần tập trung vào hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế đồng thời cần đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, đã có khá nhiều bài viết về rào cản của thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Các tác giả có sự thống nhất cao về các rào cản về thể chế kinh tế như: Rào cản về luật pháp, chính sách; Rào cản về tổ chức bộ máy quản lý; Rào cản đối với các chủ thể tham gia thị trường của tác giả (Đỗ Đức Bình & Võ Thế Vinh, 2017).

Bài viết “Rào cản về thể chế kinh tế ở Việt Nam và nguồn gốc (nguyên nhân) phát sinh” của tác giả Nguyễn Thị Luyến (2017) cũng chỉ ra năm rào cản lớn về thể chế kinh tế ở Việt Nam, trong đó có những hạn chế của hệ thống pháp luật, thể chế đất đai như:

- Một là, hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định, thường xuyên thay đổi gây bất lợi cho các chủ thể thị trường.

- Hai là, pháp luật về kinh doanh có điều kiện vẫn còn phức tạp, tạo rào cản hạn chế gia nhập thị trường của các nhà đầu tư, chủ thể kinh doanh và doanh nghiệp.


- Ba là, vẫn còn nhiều rào cản thể chế liên quan đến đất đai làm hạn chế tích tụ ruộng đất, phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn.

- Bốn là, vấn đề độc quyền, lạm dụng vị thế độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường vẫn tồn tại; chưa thiếp lập được đầy đủ thể chế thị trường cạnh tranh đối với ngành hạ tầng mạng, nhất là ngành năng lượng điện.

- Năm là, hoạt động của bản thân các chủ thể tham gia thị trường cũng còn không ít vấn đề nội tại.

Bài viết “Tháo gỡ các rào cản về thể chế kinh tế đòi hỏi bức xúc của phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Lê Du Phong và Lê Huỳnh Mai (2017) cũng phân tích những thành tựu của cải cách thể chế và chỉ ra các rào cản về thể chế như: Rào cản xuất phát từ hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước; Rào cản từ cơ chế hình thành và vận hành các loại thị trường; Rào cản đối với các tác nhân tham gia hoạt động trong nền kinh tế.

Nghiên cứu “Thể chế và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia châu Á’’ của Phạm Duy Linh và Nguyễn Đình An (2018) sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân cho bộ dữ liệu bảng để kiểm định tác động của chất lượng thể chế lên tăng trưởng kinh tế tại 11 quốc gia khu vực châu Á bao gồm cả Việt Nam. Kết quả cho thấy chất lượng thể chế cùng với một số yếu tố vĩ mô khác có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý chính sách để cải tiến chất lượng thể chế như: các giải pháp giảm tham nhũng; cái cách hành chính; hoàn thiện hệ thống pháp luật; duy trì ổn định chính trị; nâng cao quyền tự do dân chủ.

Một nghiên cứu khác sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu về tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN +3 có tên “Tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và AASEAN

+3” do tác giả Đặng Văn Cường (2018). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng thể chế tốt có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chi tiêu công cho giáo dục và FDI cũng mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu khẳng định tham nhũng là một trở ngại cho tăng trưởng tại các quốc gia được khảo sát.

Có thể thấy, mặc dù Việt Nam đã đẩy mạnh cải cách thể chế trong thời gian qua nhưng hiện vẫn còn nhiều rào cản về thể chế kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng chất lượng thể chế thấp đang là rào cản lớn đối với quá trình cải cách, tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2022