Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 6


biệt hiện tượng tự tương quan cũng đã được khắc phục khi hệ số Durbin – Watson là 1.88. Trong mô hình này, các biến SIZE, PRO, COLL đều có ý nghĩa ở mức 1%; biến MTB, DIV cũng có ý nghĩa ở mức 5%. Vì vậy có thể cho rằng mô hình này khắc phục tự tương quan tốt hơn sử dụng phương pháp Durbin – Watson 2 bước trên, vì đã khắc phục tốt tự tương quan mà mô hình vẫn có ý nghĩa giải thích các vấn đề nghiên cứu.

4.3 Kết quả nghiên cứu tổng thể

4.3.1 Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MTB)

Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách chỉ được kiểm định ở mô hình L2 và mô hình hiệu ứng cố định, cũng như khắc phục tự tương quan của mô hình L2. Trong mô hình L2 đầu tiên biến MTB có tương quan thuận (+) với đòn bẩy tài chính, tuy nhiên mô hình này xảy ra hiện tự tương quan. Sau khi khắc phục tự tương quan, biến MTB vẫn có tương quan thuận (+) với đòn bẩy tài chính nhưng ở mức ý nghĩa 10%. Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy vẫn chưa đủ thời gian để thật sự ổn định, bên cạnh đó các ngân hàng niêm yết cũng chỉ mới được niêm yết trong giai đoạn gần đây. (niêm yết sớm nhất là ACB và STB năm 2006, đến năm 2009 thì mới có thêm CTG, EIB, SHB, VCB; năm 2010 NVB niêm yết; đến năm tận năm 2011 thì MBB mới niêm yết), nhưng việc các nhà đầu tư đánh giá các triển vọng tương lai của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở năm trước cũng đã tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng ở năm nay, tuy nhiên chưa phải ở mức ý nghĩa thật tốt. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ebru Çağlayan (2010).

4.3.2 Quy mô (SIZE)

Từ các kết quả hồi quy trên ta thấy rằng biến quy mô có Prob rất nhỏ và luôn bé hơn 0.01. Điều này suy ra biến quy mô có ý nghĩa trong việc giải thích tác động đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng niêm yết cũng như chưa niêm yết với mức ý nghĩa 1%. Và kết quả trên cho thấy rằng quy mô có tương quan thuận (+) với đòn bẩy tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc quy mô năm trước của ngân hàng thương mại càng tăng thì đòn bẩy tài chính năm nay càng tăng. Đối với ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, nên việc huy động vốn của ngân hàng


là một hình thức vay mượn tiền mà không có tài sản đảm bảo, vì vậy sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng điều quan trọng nhất. Vì thế ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ càng nhận được sự tín nhiệm cao hơn, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ dễ dàng trong việc đi vay trong tương lai hơn. Do đó quy mô tác động tương quan thuận lên đòn bẩy tài chính là điều hợp lý. Và điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới trước đây của Gropp & Heider (2009), Monica Octavia & Rayna Brown (2008), và Ebru Çağlayan (2010) khi nghiên cứu về cấu trúc vốn của các ngân hàng. Đồng thời cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006) về nghiên cứu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

4.3.3 Lợi nhuận (PRO)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Nhìn vào các bảng kết quả trên, biến lợi nhuận có Prob cũng khá nhỏ, và tổng quan xét ở mức ý nghĩa 5% thì có thể kết luận rằng biến lợi nhuận có tương quan nghịch (-) đối với đòn bẩy tài chính.

Kết quả này phù hợp với các lý thuyết trật tự phân hạng, nhưng công ty có tỷ suất sinh lợi cao ở năm trước thì ở năm nay có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên trong hơn là nguồn vốn bên ngoài. Một lần nữa, kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới trước đây của Gropp & Heider (2009), Monica Octavia & Rayna Brown (2008), và Ebru Çağlayan (2010) khi nghiên cứu về cấu trúc vốn của các ngân hàng. Đồng thời cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006) về nghiên cứu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 6

4.3.4 Tài sản thế chấp (COLL)

Kết quả của biến tài sản thế chấp không thật sự rò nét, trong mô hình L1 xét tổng thể các NHTMCP thì biến COLL không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên nếu chỉ tính trên các NHTMCP niêm yết như mô hình L2 thì biến COLL có ý nghĩa thống kê. Trong các mô hình nghiên cứu mà biến COLL có ý nghĩa thì biến COLL có tương quan thuận (+) đến đòn bẩy tài chính. Kết quả này phù hợp với các lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại ở năm


trước tăng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng nợ ở năm nay một cách dễ dàng hơn. Do đó biến tài sản thế chấp phải tương quan thuận với đòn bẩy tài chính. Và điều này được chứng minh trong nghiên cứu của Huỳnh Hữu Mạnh (2010) khi nghiên cứu về các cấu trúc vốn của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu thực nghiệm của Monica Octavia & Rayna Brown (2008), và Ebru Çağlayan (2010), Trần Đình Khôi Nguyên (2006) thì tài sản thế chấp có tương quan nghịch (-). Điều này có thể được giải thích rằng ở các NHTMCP niêm yết việc càng có nhiều tài sản thế chấp càng tạo được lòng tin ở các chủ nợ để đạt được các khoản nợ dễ dàng hơn. Vì vậy các ngân hàng niêm yết có thể tận dụng việc có các tài sản có tính thanh khoản cao để tăng thêm nguồn vốn vay giống như tác động của quy mô.

4.3.5 Cổ tức (DIV)

Dựa vào các kết quả hồi quy trên, biến cổ tức có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tuy nhiên ở 2 mô hình thì biến DIV lại có tương quan khác nhau. Ở mô hình L1, khi xem xét ở tổng thể các NHTMCP thì biến DIV có tương quan thuận (+) với đòn bẩy tài chính. Còn ở mô hình L2 đối với các NHTMCP niêm yết thì biến DIV lại có tương quan nghịch (-). Nên có thể kết luận chính sách cổ tức có tác động đến đòn bẩy tài chính tuy nhiên hướng tác động của cổ tức cần phải xem xét nhiều hơn ở các bài nghiên cứu sau.

Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Gropp & Heider (2009). Trong nghiên cứu của Gropp & Heider (2009) thì biến DIV cũng tác động dương khi xem xét đòn bẩy sổ sách và tác động âm khi xem xét đòn bẩy thị trường.

4.3.6 Rủi ro (Risk)

Tương tự như biến MTB, biến rủi ro chỉ được kiểm định ở mô hình L2 và mô hình hiệu ứng cố định, vì lý do khách quan chỉ ở các NHTMCP niêm yết mới có thể tính đô lệch chuẩn của biến động giá. Vì ở mô hình điều chỉnh tự tương quan, khi tác giả lấy số liệu của năm thì biến RISK do có tương quan cao với biến MTB nên đã được đưa ra, và mô hình 5 biến (khuyết biến RISK) có mức ý nghĩa tốt hơn. Vì


vậy có thể cho thấy do các NHTMCP niêm yết, do lịch sử giá vẫn rất biến động không theo 1 quy luật nào cả. Vì vậy có thể cho rằng rủi ro từ việc biến động giá không có tác động rò ràng đến cấu trúc vốn của các NHTMCP niêm yết.

5. Kết luận‌

5.1 Kết luận

Xuất phát từ các nghiên cứu khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến CTV doanh nghiệp phi tài chính cũng ảnh hưởng lên CTV ngân hàng. Trong luận văn này, tác giả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng hưởng đến cấu trúc vốn của các NHTMCP ở Việt Nam. Luận văn nghiên cứu trên tổng thể các NHTMCP nói chung và các NHTMCP được niêm yết nói riêng. Luận văn tập trung vào mô hình hồi quy đồng thời sử dụng hiệu ứng cố định (Fixed Effect) để nghiên cứu. Và rút ra kết luận: CTV doanh nghiệp được xác định là đòn bẩy tài chính được tính bằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến CTV doanh nghiệp là giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, quy mô, tài sản thế chấp, lợi nhuận và cổ tức.

Kết quả của luận văn đã xác định được các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của NHTMCP và đồng thời kiểm định tác động cụ thể của từng biến qua các mô hình nghiên cứu. Mặc dù chưa thật sự hoàn hảo, nhưng kết quả của mô hình vẫn luận văn góp phần khẳng định các NHTMCP Việt Nam cũng bị tác động bởi các nhân tố giống như các nghiên cứu thực nghiệm về các ngân hàng trên thế giới.

5.2 Gợi ý

Thông qua các nội dung đã trình bày ở những phần trước, bài nghiên cứu đã cho thấy rằng cấu trúc vốn có vai trò rất quan trọng trong việc tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn tối ưu sẽ tối đa hóa giá trị của cổ đông và tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu cũng đã đề ra và chứng minh được những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đối với cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại. Do đó, việc điều chỉnh hay tác động vào những nhân tố này sẽ giúp cho ngân hàng đạt được một cấu trúc vốn tối ưu.

Thứ nhất, từ kết quả của mô hình biến giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có tác động thuận (+) lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng niêm yết, tác giả cho rằng


việc nhà đầu tư đánh giá cao các triển vọng của ngân hàng thương mại niêm yết sẽ tác động làm cho các ngân hàng có xu hướng đi vay nhiều hơn. Vì vậy các ngân hàng thương mại cổ phẩn niêm yết có thể tận dụng việc thị trường đang đánh giá cao ngân hàng để có thể huy động thêm nợ, và từ việc sử dụng hiệu quả khoản nợ huy động thêm ngân hàng có thể hiện thực hóa kỳ vọng cao của thị trường. Việc đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của nhà đầu tư lại làm cho giá thị trường của ngân hàng tăng cao hơn. Và cứ như thế sẽ làm cho ngân hàng có thể làm tăng giá trị trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, từ kết quả của mô hình biến quy mô và biến tài sản thế chấp có tương quan thuận (+) đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại, tác giả cho rằng ở thị trường Việt Nam lòng tin của khách hàng đối với các ngân hàng thương mại rất quan trọng, vì thế có các ngân hàng có quy mô lớn có thể tận dụng quy mô lớn của mình để tăng các khoản nợ lên. Đồng thời các ngân hàng nhỏ khi gặp khó khăn trong việc huy động thêm từ bên ngoài thì cần đầu tư nhiều hơn về quy mô tài sản hoặc ít ra phải tăng thêm giá trị thương hiệu để tạo niềm tin, uy tín tốt đối với khách hàng trong việc huy động vốn.

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu biến lợi nhuận có tương quan âm (-) với đòn bẩy tài chính, tác giả cho rằng khi ngân hàng thương mại đang có tỷ suất sinh lợi cao thì có thể điều chỉnh lại cấu trúc vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng trong tương lai. Vì ngân hàng đang có lời nên việc huy động thêm vốn từ các cổ đông là điều không khó, và điều này có thể làm cho các ngân hàng nhỏ tăng thêm vốn điều lệ nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu khi cần thiết.

5.3 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do việc khó khăn trong việc thu thập số liệu, tiếp cận thông tin và do hạn chế về thời gian, do đó không thể đánh giá tất cả các nhân tố tác động đến CTV của ngân hàng vào trong mô hình. Luận văn chỉ kiểm định lại các nhân tố đã được nghiên cứu trên thị trường Việt Nam, chứ chưa có bổ sung thêm


các nhân tố mới đặc trưng của Việt Nam. Đồng thời luận văn chỉ nghiên cứu trên các ngân hàng thương mại cổ phần, chứ không phải là tất cả các ngân hàng và các định chế tài chinh nói chung. Vì vậy cần có các nghiên cứu sau sẽ bổ sung và hoàn thiện đề tài tốt hơn.


Tài liệu tham khảo:

Tiếng Việt:

1. Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự, 2007. Giáo trình Kinh tế lượng. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Huỳnh Hữu Mạnh (2010), Bằng chứng thực nghiệm về những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

3. Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về sửa đổi một số điều trong Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

4. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

5. Nguyễn Hoàng Châu (2011), Nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

6. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Trọng Hoài, 2005. Dữ liệu bảng, Bài giảng chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

8. Trần Huy Hoàng – Chủ biên (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động.

9. Trần Ngọc Thơ – Chủ biên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Trường Đại học kinh tế TP.HCM, Nhà xuất bảng Thống Kê.


Tiếng Anh:

1. Diamond, D. and Rajan, R. (2000) A theory of bank capital, Journal of Finance 55. NBER Working Paper No. 7431 [Online] Available at http://www.nber.org/papers/w7431

2. Dzung Nguyen at el, Financial Development and the Determinants of Capital Structure in Vietnam. [Online] Available at http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2014834

3. Ebru Çağlayan (2010), The Determinants of Capital Structure: Evidence from the Turkish Banks, Marmara University Istanbul, Turkey Journal of Money, Investment and Banking, ISSN 1450-288X Issue 15 (2010), Euro Journals Publishing, Inc. 2010

4 Le Thi Lanh at el, Financial development and the determinants of capital structure in Vietnam, Statistics and its Interaction with Other Disciplines (SIOD 2013), pp. 178-191

5. Marsh, Paul (1982), “Sự chọn lựa giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu: Một nghiên cứu thực nghiệm”, Tạp chí Tài chính (Số 37). [The choice between equity and debt: An empirical study, Journal of Finance 37]

6. Monica Octavia và Rayna Brown (2008), Determinants of Bank Capital Structure in Developing Countries: Regulatory Capital Requirement versus the Standard Determinants of Capital Structure, Department of Finance The University of Melbourne, Victoria 3010, AUSTRALIA. [Online] Available at http://www.findanexpert.unimelb.edu.au/individual/publication149426

7 Reint Gropp and Florian Heider (2009), The determinants of bank capital structure, European Central Bank. [Online] Available at http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=967417

8. Tran Dinh Khoi Nguyen (2006) “Capital structure in small and medium- sized enteprises: the case of Vietnam”, ASEAN economic bulletin. - Singapore, ISSN 0217-4472, ZDB-ID 8569551. - Vol. 23.2006, 2, p. 192-211

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí