Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


Tóm tắt:

Lý thuyết cấu trúc vốn (CTV) hiện đại bắt nguồn từ bài viết của Modigliani và Miller (1958) với tên gọi là học thuyết MM. Hiện nay ngày càng có nhiều bài nghiên cứu về cấu trúc vốn của doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó, các bài viết nghiên cứu về cấu trúc vốn của Việt Nam chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính. Các bài nghiên cứu về cấu trúc vốn của các định chế tài chính trung gian nói chung và ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế về mặt số lượng. Bài nghiên cứu này cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Trong đó, mô hình tập trung vào các nhân tố chủ yếu tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại với các đặc thù riêng khác hẳn các loại hình doanh nghiệp còn lại. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp như quy mô, lợi nhuận, tài sản thế chấp, cổ tức cũng tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Riêng biến rủi ro biến động giá và giá trị sổ sách trên giá trị thị trường vì lý do khách quan của thị trường Việt Nam nên chưa thấy có tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP Việt Nam.


Từ khóa:Cấu trúc vốn, ngân hàng thương mại, đòn bẩy tài chính, quy mô, lợi nhuận, tài sản hữu hình, cổ tức, rủi ro.


1. Giới thiệu

Về mặt lý thuyết, có 2 trường phái lý thuyết nổi tiếng nhất về cấu trúc vốn là lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu của Modigliani – Miller (MM) và lý thuyết trật tự phân hạng. Lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn của MM trong môi trường có thuế và chi phí kiệt quệ tài chính cho rằng giá trị của doanh nghiệp không tăng mãi khi doanh nghiệp khi doanh nghiệp tăng nợ bởi lợi ích của tấm chắn thuế, bởi vì khi nợ gia tăng đồng thời làm phát sinh một chi phí được gọi là chi phí kiệt quệ tài chính. Vì vậy doanh nghiệp có thể đạt đến cấu trúc vốn tối ưu khi hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính bằng hiện giá của tấm chắn thuế. Khi đó, giá trị doanh nghiệp đạt mức tối đa và chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp là tối thiểu. Bên cạnh đó, lý thuyết trật tự phân hạng (Myers, 1984) dựa trên bất cân xứng thông tin cho rằng doanh nghiệp thích sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn (lợi nhuận giữ lại). Sau khi dùng hết lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Bắt đầu từ các chứng khoán nợ an toàn trước (nợ vay) sau đó mới đến chứng khoán lai tạp (trái phiếu có thể chuyển đổi). Khi dùng hết nợ, doanh nghiệp mới sử dụng đến vốn cổ phần thường. Và so với lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn, trật tự phân hạng tuy kém thành công trong việc giải thích sự khác biệt trong tỷ lệ nợ giữa các ngành, nhưng lại thành công trong việc giải thích sự khách biệt trong tỷ lệ nợ của các công ty trong cùng một ngành. Trật tự phân hạng giải thích tại sao trong cùng một ngành, các công ty có lợi nhuận cao thường có tỷ lệ nợ rất thấp (trái ngược với thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn là công ty có lợi nhuận càng cao thì khả năng vay mượn càng cao và lợi nhuận bị đánh thuế để được khấu trừ càng nhiều thì càng nên vay nợ để được hưởng lợi ích của tấm chắn thuế). Theo thuyết trật tự phân hạng, các công ty có lợi nhuận cao có thể tự tài trợ bằng nguồn vốn nội sinh của họ (lợi nhuận giữ lại) mà không cần đến tài trợ từ bên ngoài. Điều này giải thích cho mối tương quan nghịch trong ngành giữa khả năng sinh lợi và đòn bẩy tài chính.

Bắt đầu từ lý thuyết MM và lý thuyết trật tự phân hạng có rất nhiều bài nghiên cứu về lý thuyết cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên các bài nghiên cứu về cấu trúc vốn của các định chế tài chính trung gian, cụ thể như ngân


hàng thương mại (NHTM) thì không nhiều. Bài nghiên cứu này dựa vào các bài nghiên cứu thực nghiệm về các doanh nghiệp phi tài chính để giải thích cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Như chúng ta đều biết rằng, NHTM là một định chế tài chính trung gian, được thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên và chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán vì mục tiêu lợi nhuận và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế cho Nhà nước. Như vậy, NHTM ra đời là để kinh doanh, hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Đồng thời, NHTM cũng có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp và bình đẳng trong quan hệ kinh tế, tự chủ về tài chính và có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước như các loại hình doanh nghiệp khác. Vì vậy, NHTM cũng tồn tại một cấu

trúc vốn cho riêng mình như các doanh nghiệp khác1. Cụ thể NHTM là một loại

hình doanh nghiệp đặc biệt, được thể hiện qua các nội dung sau:

- Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực đặc biệt vì tiền tệ liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đồng thời, đây là một loại hình kinh doanh “nhạy cảm” đòi hỏi sự thận trọng trong điều hành hoạt động để tránh thiệt hại cho nền kinh tế xã hội. Hơn nữa, sản phẩm kinh doanh của ngân hàng là tiền và đây là công cụ do Nhà nước phát hành nhằm sử dụng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, nên được Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ.

- Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng sử dụng trong kinh doanh là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. VCSH của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp, chủ yếu được dùng để đầu tư các tài sản cố định.

- Hoạt động NHTM chịu sự chi phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ và các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- NHTM là một trung gian tín dụng, thực hiện huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nguồn này để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và tiêu dùng của xã hội.


1 PGS.TS Trần Huy Hoàng – Chủ biên (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động


Do đặc điểm của NHTM là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, loại hình kinh doanh đặc biệt, vốn và tiền vừa là phương tiện vừa là mục đích kinh doanh, đồng thời cũng là đối tượng kinh doanh của NHTM. Chính những đặc điểm trên làm cho cấu trúc tài chính ngân hàng có sự khác biệt so với doanh nghiệp thông thường:

- NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn người khác, vốn tự có của ngân hàng thương mại chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng vốn hoạt động. Hơn nữa việc kinh doanh của ngân hàng thương mại gắn liền với rủi ro với mức độ mạo hiểm nhất định như khả năng chi trả cho khách hàng, khả năng thu hồi nợ cho vay và những rủi ro trong đầu tư tài chính.

- Thông thường trong cấu trúc tài chính của ngân hàng nợ chiếm tỷ lệ rất lớn trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, một phần được dùng để kinh doanh trung dài hạn và được dùng để kinh doanh chứng khoán thuộc dạng đầu tư mạo hiểm có khả năng mang lại lợi nhuận cao trong ngắn hạn nhưng tìm ẩn rủi ro rất lớn. Do có những khác biệt với doanh nghiệp thông thường cũng như tác động lây lan toàn bộ hệ thống, ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào khi đỗ vỡ.

Do đó trong quá trình hoạt động các NHTM phải thường xuyên phân tích, đánh giá dự báo để có các biện pháp xây dựng chấn chỉnh cấu trúc tài chính hợp lý trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển có khả năng chịu đựng được rủi ro của mình.

Ngân hàng sẽ chịu nhiều rủi ro sau khủng hoảng khi các khoảng cho vay trước đây một số chuyển thành nợ xấu do doanh nghiệp bị tác động từ cuộc khủng hoảng. Đầu tư tài chính không sinh lời như dự kiến hoặc chuyển thành thua lỗ, những yếu kém trong chính sách tài chính trở thành gánh nặng cho ngân hàng.

Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại cổ phần phải làm sao xác lập cho mình một cấu trúc tài chính tối ưu không chỉ đơn thuần xem xét tăng giảm các con số tăng vốn chủ sở hữu hay giảm nợ mà phải soát xét lại bản chất của từng yếu tố cấu thành nên nó. Để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa quyền lợi cổ đông và các chủ nợ. Sau khủng hoảng việc đảm bảo các mục tiêu nền tảng và tính hiệu quả rất quan


trọng hơn chú trọng tới tốc độ tăng trưởng. Cần tìm nguồn vốn mang tính trung dài hạn, tận dụng tối đa lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cũng là hai trong nhiều biện pháp hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Luận văn này tiếp tục ước lượng tác động của những nhân tố đến cấu trúc vốn các NHTM Việt Nam với số liệu từ báo cáo tài chính quý năm 2007 đến năm 2012 bằng việc kết hợp sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Luận văn này nhằm mục tiêu sau: Xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Và sau đó, kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại cổ phần.

Phần còn lại của luận văn được tổ chức như sau: Phần kế tiếp giới thiệu tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu, phần 4 mô tả kết quả và phần 5 kết luận.

2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Bên cạnh những nghiên cứu nổi tiếng về cấu trúc vốn như các định đề MM, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lý thuyết trật tự phân hạng… thì cũng có nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp nói chung và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại nói riêng. Trong các bài nghiên cứu thực nghiệm không phải các nhân tố được khảo sát đều phù hợp với sự tác động đã được dự báo trước trong các bài nghiên cứu lý thuyết, mà đôi khi các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng có một vài kết quả ngược lại so với lý thuyết về mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn. Để có cơ sở mở rộng và tìm hiểu các nhân tố tác động lên CTV ngân hàng, đồng thời làm căn cứ vận dụng các nghiên cứu đó tại các NHTM Việt Nam, tác giả đặc biệt chú ý đến các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam và các ngân hàng thương mại trên thế giới. Qua đó, tác giả đã tìm thấy các công trình nghiên cứu thực nghiệm sau mang tính đại diện và có thể ứng dụng vào phân tích tại các NHTM Việt Nam. Cụ thể, các công trình nghiên cứu được tác giả tóm lược như sau:


Đầu tiên phải kể đến là các công trình nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên, Dzung Nguyen và Huỳnh Hữu Mạnh về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trần Đình Khôi Nguyên) và các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (Dzung Nguyen) và các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất (Huỳnh Hữu Mạnh) trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mô (SIZE) và rủi ro (RISK) có tương quan dương đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trần Đình Khôi Nguyên). Công trình nghiên cứu còn rút ra kết luận rằng tăng trưởng (GROW), và sở hữu nhà nước (STATE) có tương quan dương (+) với đòn bẩy tài chính cuả các doanh nghiệp niêm yết (Dzung Nguyen). Trong khi đó, công trình nghiên cứu còn chỉ ra rằng tài sản hữu hình (TANG) có tương quan âm (+) với đòn bẩy tài chính (Huỳnh Hữu Mạnh). Đối với nhân tố thanh khoản (LIQ) có tương quan âm (-) với đòn bẩy tài chính. (Dzung Nguyen). Và các kết quả khác không được thống nhất giữa các tác giả như nhân tố lợi nhuận (PRO) thì có Trần Đình Khôi Nguyên cho rằng không có tác động rò ràng lên đòn bẩy tài chính trong khi Dzung Nguyen và Huỳnh Hữu Mạnh nghiên cứu thấy có tương quan (-) đến đòn bẩy tài chính. Ngoài ra trong các nghiên cứu của mình, các tác giả trên cũng cho thấy có sự khác biệt trong việc tác động của các bản thân nhân tố đến đòn bẩy tài chính khi được xem xét trong ngắn hạn, dài hạn và đòn bẩy tổng thể như các nhân tố quy mô (SIZE) và tài sản hữu hình (TANG).

Sau đó, chúng ta không thể bỏ qua các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của các ngân hàng nổi tiếng trên thế giới. Trong đó nổi bật gần đây có công trình nghiên cứu của Rient Gropp và Florian Heider (2009) trong báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Châu Âu bàn về “Các nhân tố ảnh hưởng đến CTV ngân hàng”. Công trình nghiên cứu này dựa trên quy mô mẫu của hơn 200 ngân hàng đến các quốc gia phát triển: 15 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu và Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2004. Để đánh giá tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc, công trình nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính như sau:


Lict01MTBict-12Profict-13Ln(Sizeict-1)+β4Collict-15Divict+cc+ct+uict Lict01MTBict-12Profict-13Ln(Sizeict-1)+β4Collict-15Divict6Ln(Riskict-1)

+cc+ct+uict

(Trong đó: i là ngân hàng, c là quốc gia, t thời gian; cc là biến giả trong cho quốc gia, ct là biến giả cho thời gian))

Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích mô hình tuyến tính bình phương nhỏ nhất có kết hợp đánh giá tác động của ảnh hưởng cố định các nhân tố (fix effects) lên các biến của mô hình là biến thời gian, biến quốc gia. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các biến Cổ tức (DIV) và Rủi ro (RISK) có tương quan (-) đến đòn bẩy tài chính. Đối với các biến Quy mô (SIZE) và Tài sản thế chấp (COLL) có tương quan (+) đến đòn bẩy tài chính với mức ý nghĩa trong các mô hình là 5%. Đối với biến Lợi nhuận và Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) không có ý nghĩa thống kê khi đánh giá tác đòn bẩy tài chính dựa trên giá trị sổ sách.Đặc biệt khi sử dụng hiệu ứng cố định đươc sử dụng lên biến thời gian và quốc gia (mô hình FEM) thì mức độ giải thích của mô hình tăng lên. Điều này chứng tỏ sử dụng hiệu ứng cố định làm tăng sự phù hợp của mô hình hơn. Ngoài ra nhằm mở rộng nghiên cứu, công trình nghiên cứu đã bổ sung các biến vĩ mô vào mô hình: biến Tăng trưởng GDP, Lạm phát, Rủi ro thị trường chứng khoán. Kết quả cho thấy tăng trưởng GDP và lạm phát tác động cùng chiều với đòn bẩy tài chính và rủi ro thị trường chứng khoán thì tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính.

Tiếp theo nghiên cứu của Rient Gropp và Florian Heider là công trình nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến CTV ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển” và công trình nghiên cứu của Ebru Çağlayan (2010) nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến CTV bằng chứng từ các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ”. Hai tác giả đã sử dụng các biến độc lập, biến phụ thuộc và mô hình tương tự như trong nghiên cứu của Rient Gropp và Florian Heider, nhưng được áp dụng trên mẫu nghiên cứu khác là các quốc gia phát triển và Thổ Nhĩ Kỳ. Qua các kết quả nghiên cứu trên, một lần nữa khẳng định biến Quy mô (SIZE) có


tương quan (+) đến đòn bẩy tài chính và biến lợi nhuận (PRO) có tương quan (-) đến đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, các biến Cổ tức (DIV), biến Rủi ro (RISK) và (MTB), tài sản thế chấp (COLL) thì các nghiên cứu chưa thật sự có kết quả giống với nghiên cứu của Rient Gropp và Florian Heider.

Như vậy từ kết quả tìm hiểu về các công trình nghiên cứu CTV về các doanh nghiệp ở Việt Nam và các ngân hàng trên thế giới ta được kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV như sau:

Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến CTV ngân hàng





Nghiên cứu thực nghiệm

Các nhân tố/

kết quả của nghiên cứu

Trần Đình Khôi Nguyên (2006)

Dzung Nguyen (2012)

Rient Gropp và Florian Heider (2009)

Monica Octavia và Rayna Brown (2008)

Ebru

Çağlayan (2010)

Tăng trưởng (Growth)

?

+

?

+

?

Lợi nhuận (Profitability)

-

-

-

-

-

Quy Mô (Size)

+

+

+

+

+

Tài sán thê châp (Collateral)/

Tài sản hữu hình (Tangibility)

-

-

+

-

-

Tỷ sô giá trị thị trường trên sổ

sách (Market to book)

?

?

-

+

+

Cô tức (Dividends)

?

?

-

-

?

Rủi ro (Risk)

+

?

-

-

?

Dấu cộng “+”/trừ “-” thể hiện tác động đồng biến hay nghịch biến lên đòn bây tài chính

Dấu hỏi “?” thế hiện chưa có kết luận của biến từ các nghiên cứu này

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2

Từ các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên, ta nhận thấy rằng giữa CTV của doanh nghiệp và ngân hàng có những điểm tương đồng. CTV của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố giống doanh nghiệp như là lợi nhuận, quy mô, tài sản hữu hình, rủi ro… Đồng thời, so sánh kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ngân hàng trên, ta nhận thấy có sự khác biệt về hướng tác động của các nhân tố tác động lên CTV của ngân hàng ở các mô hình nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau. Do đó, chúng ta sẽ không sử dụng kết quả của các nghiên cứu trên mà chỉ sử dụng

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí