Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Về Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam Hiện Nay

đầu tư, nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất thả nổi, ấn định lãi suất huy động, lãi suất vay vốn không phù hợp với quy định của pháp luật.

- Cung ứng dịch vụ ngoại hối không có xác nhận đăng ký hoặc không có xác nhận đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá quy định; thu phí giao dịch không đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ vào quy định trên, nhận thấy rằng, hành vi CTKLM đặc thù của lĩnh vực ngân hàng chủ yếu tập trung vào 03 hoạt động chủ yếu của các TCTD, đó là: huy động vốn, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ ngoại hối.

* Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội: Hiện nay, các tổ chức kinh tế được tự do thỏa thuận thành lập các hiệp hội nghề nghiệp để giúp nhau hoạt động và bảo vệ cho quyền lợi của mình. Ở Việt Nam đã có Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, trong tương lai có thể có các hiệp hội khác nữa trong lĩnh vực ngân hàng. Hiệp hội là diễn đàn tập hợp những thương nhân có nhiều điểm chung, dù không hoạt động kinh doanh trực tiếp, nhưng hành vi, quyết định của hiệp hội nhiều khi có ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh. Điều đặc biệt quan trọng là các hiệp hội này phải không được có những hoạt động mang tính phân biệt đối xử với các TCTD. (Ví dụ: Không được từ chối TCTD gia nhập hội viên vì những lý do như quy mô vốn, lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động). Tất cả các TCTD là thành viên của các hiệp hội phải được đối xử bình đẳng như nhau. Nghiêm cấm việc hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các TCTD thành viên [12].

Theo Điều 47 Luật Cạnh tranh 2004 quy định:

Điều 47. Phân biệt đối xử của Hiệp hội

Cấm hiệp hội ngành nghề thực hiện các hành vi sau đây:

1. Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút

khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

2. Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên [25, Điều 47].

Cần phân biệt rõ khái niệm “phân biệt đối xử của hiệp hội” với hành vi “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, cản trở cạnh tranh”. Theo đó, hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội có chủ thể là các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội hành nghề tiến hành các biện pháp hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp thành ciên hoặc ngăn cản sự gia nhập hoặc rút lui của các doanh nghiệp có đủ điều kiện. Trong khi đó, hành vi phân biệt đối xử được xếp vào nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được tiến hành bởi “người” có vị trí thống lĩnh thị trường, dùng quyền lực kinh tế của mình mà phân biệt đối xử, cột chặt những đối tác trung thành lệ thuộc vào mình và tẩy chay những đối tác khác.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 9

2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1. Thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh thị trường ngân hàng đang dần bão hòa, việc áp dụng các hình thức cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng chính là lựa chọn như một cứu cánh để tồn tại. Do đó, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt và kéo theo là sự tính toán của các TCTD để có “chiêu thức” cạnh tranh hiệu quả nhất. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện các hành vi CTKLM vẫn tiếp tục diễn ra, khiến lòng tin của khách hàng bị giảm

sút và chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đối với sự phát triển bình thường của ngành ngân hàng.

Qua nghiên cứu thị trường ngân hàng trong những năm gần đây cho thấy, các hành vi CTKLM phổ biến nhất trong ngành ngân hàng là khuyến mại nhằm CTKLM, quảng cáo nhằm CTKLM và chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Tuy nhiên tỷ lệ vi phạm không quá cao, lần lượt là 45%, 35% và 25%. Trong đó, hành vi CTKLM đáng kể nhất được giới quản trị ngân hàng phản ánh nhiều nhất là khuyến mại không lành mạnh trong hoạt động huy động - cho vay của các ngân hàng. Nhiều ngân hàng do sức ép về huy động đã “lách” trần lãi suất huy động bằng cách “thưởng”, khuyến mại cho các khoản huy động vốn. Trong khi có thể góp phần mở rộng số lượng khách hàng trong ngắn hạn, hành vi này là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn tới an toàn tín dụng cũng như khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng trong dài hạn. Các hành vi gây rối trực tiếp hoặc gây nhiễu loạn thông tin (“gây rối hoạt động kinh doanh”, “ép buộc trong kinh doanh”, “gièm pha doanh nghiệp khác”) xảy ra với tỷ lệ thấp hơn trong Ngành Ngân hàng (10-15%). Chỉ một doanh nghiệp cho biết đã từng bị đối thủ “xâm phạm bí mật kinh doanh” [11].

Mặc dù cho tới nay, chưa có một vụ việc CTKLM nào được báo lên Cục Quản lý cạnh tranh để điều tra, xử lý. Tuy nhiên, có thể nhận diện một số hành vi CTKLM trong ngành ngân hàng như sau:

2.2.1.1. Hành vi lạm dụng cơ chế, chính sách trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ ngoại hối nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh

Trên thực tế, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng đang diễn ra rất phức tạp. Để tăng thị phần huy động vốn, các ngân hàng đua nhau nâng lãi suất huy động tiền gửi trong dân cư thậm chí không tính đến hiệu quả kinh tế. Hoặc, bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, dưới sức ép

của cạnh tranh và vì chạy theo lợi nhuận, các ngân hàng đã bỏ qua cả các quy định an toàn của NHNN gây thiệt thòi cho các ngân hàng tuân thủ đúng pháp luật. Cuộc đua lãi suất như vậy rất dễ gây ra mất ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng và khó có thể chấp nhận coi đó là những hành vi cạnh tranh lành mạnh.

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp, các TCTD cũng không phải là ngoại lệ. Các TCTD được quyền ấn định lãi suất kinh doanh của mình trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Mặc dù vậy, vẫn có thể xảy ra hiện tượng CTKLM thông qua việc lạm dụng cơ chế lãi suất mở. Cơ chế lãi suất gồm hai thành tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và quyết định hiệu quả hoạt động ngân hàng, đó là: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Bởi lẽ, phần lớn lợi nhuận ngân hàng của Việt nam hiện nay thu được đều từ sự chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong hoạt động ngân hàng truyền thống là đi vay để cho vay.

Thực tế thời gian qua cho thấy, các ngân hàng đã tham gia vào “cuộc chiến lãi suất tiền gửi” nhằm mục đích tăng thị phần huy động vốn của mình. Để thực hiện được điều này, các ngân hàng đua nhau nâng mức lãi suất huy động tiền gửi trong dân cư mà không cần hiệu quả kinh tế cao. Nếu việc đưa ra lãi suất huy động cao dựa trên cơ sở sự tính toán hiệu quả kinh tế và có lợi nhuận thì đây là cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên nếu lãi suất được đưa ra trên cơ sở TCTD chấp nhận lỗ để dành thị phần (đây được coi như bán dịch vụ dưới giá thành) thì lại là CTKLM.

CTKLM cũng có thể xảy ra trong hoạt động cho vay. Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, các ngân hàng dưới sức ép của cạnh tranh và vì chạy theo lợi nhuận mà có thể nới lỏng các điều kiện bắt buộc đối với khách hàng khi xem xét các đề xuất vay vốn, bỏ qua các quy

định an toàn của NHNN. Một ví dụ điển hình là việc NHNN đã có chỉ thị về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán nhưng một số ngân hàng vẫn chưa tuân thủ nghiêm túc hoặc vẫn tìm cách lách quy định này. Đây là một hành vi CTKLM bởi lẽ nó gây thiệt thòi cho các ngân hàng mà tuân thủ đúng các quy định của NHNN.

2.2.1.2. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Như chúng ta đều biết, tại thời điểm đầu năm 2008, khi nền kinh tế rơi vào lạm phát, lãi suất huy động và cấp tín dụng ngày càng leo thang. Ngay sau đó là việc NHNN yêu cầu các ngân hàng không được huy động đồng Việt Nam với lãi suất quá 12%/năm, và các thành viên Hiệp hội Ngân hàng thỏa thuận đưa ra mức trần lãi suất đồng Việt Nam không quá 11% năm thì tình hình thiếu vốn của các ngân hàng càng thêm trầm trọng. Một số ngân hàng ngay sau đó đã phá vỡ thỏa thuận cam kết, đồng thời đưa rất ra nhiều chương trình khuyến mãi lớn để lôi kéo khách hàng như gửi tiền tặng tiền mặt, khuyến mại bằng vật chất với một giá trị nhất định.

Điển hình cho loại vụ việc này là hành vi khuyến mại với sản phẩm tiết kiệm “Ba ngày vàng” của Ngân hàng cổ phần thương mại Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vào cuối năm 2010. Cụ thể, trong hai ngày (07 - 08/12/2010), Techcombank thực hiện lãi suất huy động bằng VND lên tới 17% thông qua sản phẩm tiết kiệm “Ba ngày vàng”. Tuy nhiên, lãnh đạo của Ngân hàng này khẳng định, Techcombank không tăng lãi suất tiết kiệm lên 17% đối với tất cả các loại hình tiền gửi, mà chỉ áp dụng một chương trình khuyến mại theo qui định pháp luật, được kéo dài trong 3 ngày từ 08 đến 10/12 với đối tượng khách hàng đặc biệt – sử dụng thẻ Techcombank. Theo đó, tất cả các chủ thẻ thanh toán hiện tại của ngân hàng và những người mới mở thẻ sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm thông thường 13,5% một năm, kèm các khoản ưu đãi khuyến mãi cộng thêm. Với hành vi này, tình hình lãi suất huy động trên thị trường

ngân hàng Việt Nam tăng đột biến lên mức 17 - 18% một năm, xuất hiện tâm lý lo ngại về sự bất ổn định trên thị trường tiền tệ [46].

Đến thời điểm hiện nay, hầu hết ngân hàng lớn nhỏ đều có các chính sách khuyến mãi theo hướng khách gửi nhiều tiền được ưu đãi lớn, người ít vốn cũng được tặng món quà nhỏ. Thậm chí, có ngân hàng còn treo giải cho khách là 3 chiếc xe Mercedes trị giá hàng tỷ đồng hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng... Đặc biệt, một số ngân hàng còn đánh vào tâm lý khách hàng là cứ gửi tiền sẽ nhận ngay thẻ cào trúng thưởng 100% với trị giá giải thưởng lên đến tiền triệu.

Một số chuyên gia cho rằng, cho dù đây là hình thức khuyến mại đã được Bộ Công thương cấp phép nhưng cũng có dấu hiệu của một cuộc đua CTKLM nhằm hút vốn của nhau. Theo TS. Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ngân hàng này đưa ra chương trình khuyến mãi hôm trước, một thời gian ngắn sau, ngân hàng đối thủ cũng đưa ra chương trình khuyến mại thậm chí hấp dẫn hơn. Kết quả là tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn diễn ra khá phổ biến trong thời gian tương đối dài, gây áp lực đến thanh khoản của hệ thống. Đại diện một ngân hàng cũng thừa nhận, kể từ khi cuộc đua lãi suất của các nhà băng bị "tuýt còi", khuyến mãi trở thành kênh duy nhất để họ kéo khách hàng về với mình [48]. Trên thực tế, hành động này thực chất là một hình thức làm lãi suất huy động vốn cao hơn so với quy định của Nhà nước, một mặt làm cho lãi suất thực âm, một mặt khiến cho cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên vô cùng gay gắt. Tuy nhiên, có một hạn chế rằng, theo quy định của Luật Cạnh tranh, thì hành vi này không đủ các dấu hiệu của hành vi khuyến mại nhằm CTKLM do đó không có cơ sở pháp lý để xử lý hành vi vi phạm này.

2.2.1.3. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác

Như đã phân tích ở trên, gièm pha các doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu tới uy

tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó. Trong thực tiễn, hành vi này có thể kể đến vụ ngân hàng ACB năm 2003 bị tung tin Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt bỏ trốn đã gây nên tâm lý hoang mang, hốt hoảng trên diện rộng, khiến khách hàng gửi tiền đồng loạt kéo đến ngân hàng đòi rút tiền và cuối cùng đích thân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lúc bấy giờ là ông Lê Đức Thúy đã phải đến ACB để bác bỏ tin đồn. Mặc dù chưa thể xác định được đây có phải là tin đồn do một ngân hàng khác đưa ra hay không, nhưng nếu các cơ quan chức năng xác định được điều này thì đây có thể coi là hành vi CTKLM thông qua việc gièm pha TCTD khác [12].

Vào đầu năm 2012, sau khi Thống đốc NHNN phân loại ngân hàng theo 4 nhóm chỉ tiêu tín dụng nhằm mục đích giám sát chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Để tránh những xáo trộn không đáng có, NHNN không công bố danh sách xếp loại này mà có văn bản gửi riêng để giao chỉ tiêu cho từng ngân hàng. Tuy nhiên, một số ngân hàng nhóm trên đã nhanh chóng công bố chỉ tiêu của mình, thậm chí còn ngấm ngầm "quảng bá" hộ hạn mức kém cỏi của các ngân hàng khác theo cách trên. Với những đồn đoán vụ "ngân hàng nhóm 4", mặc dù chưa thấy có ảnh hưởng nào rõ ràng nhưng chắc chắn sẽ có phần tác động tới hoạt động của một số ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng hoạt động tốt. Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần nói thẳng đây là hành vi CTKLM, cơ quan chức năng cần có biện pháp giải quyết thích đáng [43].

Sự kiện mới nhất đang rộ lên trong thời gian từ giữa tháng 08/2012 đến nay là vụ việc của NHTM cổ phần Á Châu (ACB) đã khiến thị trường ngân hàng Việt Nam lao đao. Vụ bê bối có liên quan đến một loạt các lãnh đạo, cổ đông của NHTM cổ phần có uy tín như Tổng Giám đốc ACB Lý Xuân Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB Trần Xuân Giá, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank Phạm Trung Cang… đang bị cơ quan chức năng điều tra do một số sai phạm trong quá trình quản lý. Trong khi thực hư câu chuyện chưa rõ ràng, thì trong hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung

đã xuất hiện nhiều tin đồn trái chiều nhằm làm giảm uy tín của các NHTM kể trên. Mặc dù chưa rõ có hành vi tung tin đồn sai sự thật, gièm pha TCTD khác trong thị trường ngân hàng, song sự kiện này đã gây nên những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ của các TCTD đó. Cụ thể, theo Phó tổng giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại cho biết, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng [49].

Tuy nhiên, việc làm xác định rõ TCTD nào có hành vi tung tin đồn thất thiệt, gièm pha doanh nghiệp khác không phải là điều dễ dàng do pháp luật cạnh tranh chưa có quy định cụ thể về cơ quan quản lý chức năng, về các biện pháp tiếp cận, nhận biết, điều tra thông tin trên thực tế, về chế tài xử lý phù hợp. Vì vậy, cơ quan quản lý có thẩm quyền gặp phải nhiều lúng túng khi xử lý các hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng.

Tóm lại, lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực dịch vụ đặc thù, có những khác biệt so với các lĩnh vực khác như chịu sự quản lý của Nhà nước thông qua các công cụ chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định như thắt chặt, nới lỏng tín dụng… Các hành vi CTKLM mặc dù diễn ra thường xuyên trong ngành ngân hàng nhưng các quy định của Luật Cạnh tranh dường như không phù hợp và không có ý nghĩa thực tiễn áp dụng như một số trường hợp cụ thể nêu trên. Hơn nữa, chưa có các quy định về CTKLM trong Luật các TCTD và không dẫn chiếu đến Luật Cạnh tranh, cho nên, càng khó có thể áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm. Bởi vậy cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi CTKLM trong hoạt động ngân hàng.

2.2.2. Thực trạng xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Trong thực tiễn nước ta, mặc dù pháp luật cạnh tranh đã ra đời được 10 năm, nhưng số lượng vụ việc xử lý cạnh tranh còn khiêm tốn. Trong lĩnh vực ngân hàng, xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt và thực tế đã chứng minh

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí