Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 8

các đối tác nước ngoài như: đối tác nước ngoài mua cổ phần, ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ… khiến cho khách hàng lầm tưởng vào khả năng tài chính, khả năng kinh doanh của TCTD.

Để khẳng định TCTD có hành vi CTKLM này trên thực tế, cần chứng minh được có việc TCTD lợi dụng các đặc tính để nhận biết về dịch vụ có uy tín đang có trên thị trường của TCTD khác, sử dụng trên sản phẩm dịch vụ của TCTD mình. Dấu hiệu này phản ánh bản chất không lành mạnh của hành vi sử dụng các chỉ dẫn gây nhầm lẫn, đồng thời, cũng đặt ra cho luật pháp cũng như các cơ quan, cán bộ hữu trách nhiều vấn đề cần giải quyết khi xác định hành vi và các đặc tính để nhận biết hàng hoá. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động ngân hàng, do chủ thể tham gia thị trường rất hạn chế nên hành vi này hầu như không xảy ra.

* Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của các TCTD: Theo khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh, thì bí mật kinh doanh là thông tin thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Không phải là hiểu biết thông thường và đạt được bằng cách thông thường; (ii) Giúp người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn những người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó; (iii) Được người chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Xuất phát từ quy định chung này, bí mật kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm những bí mật liên quan đến hoạt động kinh doanh của TCTD (trừ những bí mật mà theo qui định của pháp luật phải công khai), bí mật liên quan đến tài khoản của khách hàng. Những thông tin liên quan đến chiến lược phát triển của TCTD, các hợp đồng, giao dịch, tình hình tài chính… đều được coi là những bí mật kinh doanh. Ngoài ra, những thông tin liên quan đến khách hàng gửi tiền (ví dụ số dư tiền gửi của khách hàng, các giao dịch phát sinh trên tài khoản của khách hàng) cũng được coi là thông tin

mật và pháp luật ngân hàng ràng buộc trách nhiệm của TCTD phải giữ bí mật thông tin này trừ trường hợp phải tiết lộ theo yêu cầu của cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Điều 14 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 đã dành riêng quy định về bảo mật thông tin, theo đó:

(1) Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(2) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (3) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng [28, Điều 14].

Từ các quy định trên, các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của TCTD có thể bao gồm:

- Tiếp cận thông tin, phá hệ thống bảo mật của TCTD nhằm chiếm đoạt những thông tin bảo mật của TCTD;

- Tiết lộ những thông tin thuộc bí mật kinh doanh của TCTD mà không được phép;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

- Lừa gạt, mua chuộc, lợi dụng lòng tin của nhân viên bảo mật của TCTD cạnh tranh nhằm thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của TCTD này;

- Tiếp cận thông tin, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của TCTD khi TCTD này làm các thủ tục hành chính nhà nước, (ví dụ đăng ký thêm loại hình dịch vụ ngân hàng), hoặc dùng các biện pháp thâm nhập hệ

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 8

thống thông tin bảo mật của cơ quan nhà nước để chiếm đoạt thông tin về TCTD khác nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh của mình [12].

* Hành vi ép buộc trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng: Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác hoặc không giao dịch với doanh nghiệp đó (Điều 42). Hành vi ép buộc khách hàng xảy ra khi doanh nghiệp lạm dụng vị trí của mình để đưa ra những yêu cầu không hợp pháp đối với khách hàng nhằm ràng buộc khách hàng chỉ giao dịch với mình. Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ngành đã có sự cạnh tranh giữa các dịch vụ, sản phẩm, tuy nhiên, những lĩnh vực mà trước đây có nhiều doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi ép buộc trong kinh doanh vẫn diễn ra phổ biến hơn, ví dụ như ngành ngân hàng, bưu chính viễn thông... Trong hoạt động ngân hàng, hành vi ép buộc khách hàng có thể ở nhiều hình thức và diễn ra thường xuyên, bao gồm các hành vi như sau:

- Đặt ra chỉ tiêu huy động tiền gửi cho các phòng ban, nhân viên không có chức năng, nhiệm vụ huy động tiền gửi như tiêu chuẩn để trả lương, thưởng hoặc các hình thức khác;

- Ép buộc khách hàng gửi lại một phần tiền vay khi khách hàng vay vốn tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào;

- Đưa vào hợp đồng với khách hàng điều kiện cản trở khách hàng sử dụng dịch vụ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.

- Thay đổi mức phí cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, phí uỷ thác và các loại phí khác tuỳ tiện gây bất lợi cho khách hàng;

- Ép buộc hoặc dùng ảnh hưởng của mình yêu cầu TCTD cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, các hoạt động ngân hàng khác không đúng quy định của pháp luật.

- Áp dụng các loại phí không phù hợp với quy định hiện hành để mua, bán ngoại tệ với khách hàng vượt biên độ tỷ giá theo quy định của NHNN;

- Các hành vi ép buộc trong kinh doanh khác theo quy định tại Điều 42 Luật Cạnh tranh [12].

Hành vi của ngân hàng trong những trường hợp này bị coi là vi phạm quyền lợi của khách hàng trong việc lựa chọn dịch vụ mình cần cũng như vi phạm quyền tự do kinh doanh của các TCTD khác.

* Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác: Theo quy định của Điều 43 Luật Cạnh tranh, gièm pha các doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu tới uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn quá rộng và đòi hỏi phải có sự cân nhắc cẩn trọng trong từng trường hợp.

Trong hoạt động ngân hàng, hành vi gièm pha các TCTD khác là hành vi nhằm gây thiệt hại đến uy tín, lợi ích của các đối thủ cạnh tranh, dẫn đến hệ quả cuối cùng là loại trừ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, có thể được thể hiện như: Nói xấu TCTD khác, tung tin không chính xác về tình hình tổ chức hoặc hoạt động kinh doanh của TCTD khác nhằm gây khó khăn cho hoạt động của tổ chức này.

Để rõ hơn về định nghĩa này, NHNN có thể tham khảo thêm định nghĩa về “gièm pha các doanh nghiệp khác” quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012:

Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

… 7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng

kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác [29, Điều 8].

So với sự cạnh tranh giữa các loại hình doanh nghiệp khác thì hành vi cạnh tranh theo kiểu này giữa các TCTD có tính nguy hiểm cao hơn rất nhiều. Bởi lẽ, uy tín và lợi ích của mỗi TCTD có tác động, ảnh hưởng trực tiếp và mang tính dây chuyền đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội. Tính nhạy cảm cao và sự ảnh hưởng mang tính chất dây chuyền của hoạt động ngân hàng đối với hệ thống các quyền lợi khác nhau trong xã hội chính là mối lo thường trực của những cơ quan công quyền có chức năng quản lý cạnh tranh ở mọi quốc gia trên thế giới [38]. Chỉ cần một thông tin thất thiệt về một TCTD nào đó được tung ra trước công luận, cũng đủ để cho tổ chức này lâm vào tình trạng khốn đốn do bị khách hàng rút tiền hàng loạt và hệ quả kéo theo là cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế bị ảnh hưởng.

* Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Theo Điều 44 Luật Cạnh tranh, gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hành vi này trên thực tế trong lĩnh vực ngân hàng hiếm khi xảy ra. Mặc dù vậy, có thể kể đến ví dụ như chi nhánh của một ngân hàng có hành vi cản trở hoạt động bình thường của một chi nhánh khác trên địa bàn thông qua các hành động như: Cản trở hoặc trì hoãn

giao dịch thanh toán với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác; thuê người đứng ở tại chi nhánh đó và cản trở khách hàng vào giao dịch với chi nhánh đó, hoặc tìm cách làm phá hoại hệ thống máy tính nối mạng của chi nhánh đó khiến việc thanh toán qua chi nhánh đó bị gián đoạn hoặc không thực hiện được [12]. Những hành vi này nếu ở mức độ nhẹ xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh, nếu nặng thì sẽ bị xử lý hình sự.

* Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhcó thể là hành vi quảng cáo sai sự thật về mình. Đối với một tổ chức kinh doanh thông thường, hành vi này có thể gây lầm lẫn và dẫn đến hậu quả không nhỏ đối với một bộ phận khách hàng. Tuy nhiên, hậu quả của quảng cáo sai sự thật của một TCTD sẽ lớn hơn nhiều, bởi lẽ, số lượng khách hàng lớn hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn và cao hơn hết là có thể dẫn đến sự mất niềm tin của khách hàng vào cả hệ thống ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, hành vi quảng cáo sai sự thật có thể được thể hiện như:

- Quảng cáo sai, không trung thực hoặc không rõ ràng gây nhầm lẫn về lãi suất, điều kiện, thời hạn, hạn mức, các khoản phí vay vốn;

- Quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc sai lệch với quy định về tính năng, tiện ích của thẻ tín dụng;

- Quảng cáo sai, không trung thực về các chương trình quà tặng, khuyến mại;

- Cung cấp thông tin sai sự thật về các chiến lược trong tương lai với các đối tác nước ngoài như: đối tác nước ngoài mua cổ phần, ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ… khiến cho khách hàng lầm tưởng vào khả năng tài chính, khả năng kinh doanh của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác;

- Hành vi so sánh dịch vụ mình cung cấp với dịch vụ của các TCTD khác theo hướng làm giảm uy tín của các TCTD khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng để nhằm mục đích làm giảm lượng khách hàng của các TCTD này.

- Bắt chước sản phẩm quảng cáo của một TCTD khác làm cho khách hàng nhầm lẫn với dịch vụ mà khách hàng đã biết và tín nhiệm trước đó do TCTD khác cung cấp.

Trong số các hoạt động kể trên, sự so sánh và đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp lý thực thi Luật Cạnh tranh không có hướng dẫn chi tiết nào về vấn đề này.

* Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Hoạt động khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại bình thường của các TCTD. Thực tế thời gian qua cho thấy, trong cuộc chiến lãi suất, nhiều ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi (bắt thăm trúng thưởng) hoặc tặng quà nhằm thu hút người gửi tiền. Mặc dù vậy, vẫn có những hoạt động khuyến mãi có thể bị coi là CTKLM và bị pháp luật cấm. Trong Dự thảo Nghị định đã đưa ra nguyên tắc nhằm xác định thế nào là hành vi khuyến mại bất hợp pháp trong lĩnh vực ngân hàng, đó là hành vi thực hiện với hình thức thưởng tiền, hiện vật và các hình thức khuyến mại khác trong hoạt động huy động dẫn đến tổng thu nhập từ lãi cao hơn trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN và các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh khác được dẫn chiếu đến Điều 46 Luật Cạnh tranh.

Điều 46 Luật Cạnh tranh đưa ra một số hình thức khuyến mại bị cấm. Bên cạnh đó, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP về xúc tiến thương mại cũng quy định những hình thức khuyến mãi thương nhân được phép tiến hành. Trên cơ sở các quy định trong hai văn bản này, có thể rút ra các hành vi bị cấm sau có thể hiện diện trong lĩnh vực ngân hàng như sau:

- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng (ví dụ: tổ chức khuyến mãi không được phép, không công khai, không có sự hiện diện của đại diện Sở Công thương, tổ chức khuyến mãi mà những người trúng thưởng toàn là người nhà của nhân viên ngân hàng);

- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa để lừa dối khách hàng; (ví dụ: khuyến mãi phát hành thẻ thanh toán miễn phí nhưng không giải thích rõ cho khách hàng khiến khách hàng tưởng lầm thẻ tín dụng);

- Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại (ví dụ: các chi nhánh đưa ra các mức thưởng khác nhau);

- Cung ứng dịch vụ trong chương trình khuyến mãi với giá rẻ hơn giá thành với thời gian vượt quá 45 ngày. Đây có thể là hiện tượng bán phá giá dịch vụ, nếu kéo dài trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng có ít khả năng tài chính hơn [12].

Những hành vi khuyến mãi này cản trở hoạt động cạnh tranh bình thường giữa các TCTD và phải bị coi là CTKLM.

* Hành vi lạm dụng cơ chế chính sách trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ ngoại hối nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Khác với các hành vi kể trên, đây là hành vi CTKLM chỉ có trong hoạt động ngân hàng, bao gồm một trong các hoạt động sau:

- Đưa ra lãi suất huy động cao hơn lãi suất huy động có tính toán hiệu quả kinh tế hoặc thoả thuận lãi suất huy động thực tế cao hơn mức lãi suất trần huy động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay có lợi hơn cho khách hàng nhưng không phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Cấp tín dụng cho khách hàng để khách hàng sử dụng như khoản tiền gửi tối thiểu để mở một tài khoản;

- Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất vay có tính toán hiệu quả kinh tế và vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

- Áp dụng các hình thức huy động vốn không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành có liên quan như nhận uỷ thác của tổ chức và cá nhân để

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí