Thực Trạng Xử Lý Các Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam Hiện Nay

Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam. Theo đó, cơ quan chịu trách nhiệm chính việc thanh tra, giám sát các TCTD hiện nay là Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, được tổ chức thành hai cấp, trực thuộc NHNN trung ương và trực thuộc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, hiện nay, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 và Luật Thanh tra rất chậm được ban hành. Các văn bản pháp lý hiện còn thiếu như: Thông tư về trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng; Thông tư về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Thông tư về giám sát rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tỷ giá đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… Tình trạng này dẫn đến khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tra giám sát TCTD còn rất nhiều khoảng trống.

* Về các chế tài xử lý áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh các quy định về xử phạt hành vi vi phạm CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh còn có các quy định về xử phạt vi phạm hành chính khác điều chỉnh nội dung trên. Trong số đó có thể kể đến Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (thay thế các Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 202). Theo các văn bản trên cùng với Dự thảo Nghị định, các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả. Các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; công khai mức phạt trên trang Thông tin điện tử Ngân hàng và Thời báo Ngân hàng theo quy định của NHNN; xử lý theo quy định tại khoản

12 Điều 4 và khoản 2 Điều 59 Luật NHNN Việt Nam (theo Khoản 3 Điều 9 Dự thảo Nghị định). Các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra; và các biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ. Nhưng nhìn chung, hình thức xử phạt chủ yếu là xử phạt hành chính, biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự chưa được chú ý nhiều. Bên cạnh đó, Điều 22 và Điều 25 Dự thảo Nghị định quy định về hình thức xử phạt cảnh cáo là chưa hợp lý vì mức độ ảnh hưởng của hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng thường rất lớn nên khó có thể áp dụng biện pháp xử phạt này.

* Về thủ tục xử phạt của thanh tra giám sát NHNN:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, mức phạt trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tín dụng tối đa là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng), mức phạt tiền tối đa của lĩnh vực này quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP là 1 tỷ đồng, trong khi đó, Dự thảo Nghị định về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cũng chỉ quy định là 100 triệu đồng. Theo quan điểm cá nhân, mức phạt như quy định tại Dự thảo Nghị định là quá thấp và chưa đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành. Mức xử phạt này cần cân đối với tình hình lợi nhuận của ngành nghề, lĩnh vực và mức độ thiệt hại đến kinh tế, xã hội để đảm bảo khả năng răn đe, cưỡng chế. Trong thời điểm hiện nay, lợi nhuận của ngành ngân hàng đem lại là không nhỏ, thu nhập trong ngành ngân hàng thuộc loại cao trong xã hội, nếu quy định mức xử phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng e rằng sẽ không có tính chất răn đe, bởi lẽ, lợi nhuận mà TCTD thu được từ hành vi CTKLM gấp nhiều lần so với số tiền bị phạt, hi sinh lợi ích bé cho lợi nhuận cao sẽ là môi trường thuận lợi cho các hành vi CTKLM tiếp tục sinh sôi. Đó là chưa kể đến thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra trong lĩnh vực ngân hàng

còn mang tính chất dây chuyền, gây nguy hiểm đến toàn bộ hệ thống. Khi mức phạt hành chính thấp so với thực tế, không đủ sức ngăn chặn và răn đe, các vi phạm có thể xảy ra là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Trong khi đó, các hình thức CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng biến tướng ngày một tinh vi hơn, các vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng nhiều. Do đó, việc tăng mức phạt tiền trong Dự thảo Nghị định về CTKLM là cần thiết để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 96/2014/NĐ-CP và việc tuân thủ pháp luật nghiêm túc hơn; đồng thời tạo điều kiện để công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tín dụng đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ hai, Luật các TCTD năm 2010 chưa tạo được cơ chế phối hợp giữa NHNN và Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Chưa kể trong tình hình hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh được quy định “ôm đồm” quá nhiều chức năng, từ điều tra xử lý các hành vi CTKLM, điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế. Có một thực tế là, không một cơ quan quản lý cạnh tranh nào trên thế giới được quy định nhiều chức năng, đặc biệt là bao gồm cả các chức năng thực thi pháp luật về các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế như Việt Nam. Điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh trong thời gian qua.

Do vậy, để bảo đảm thực thi tốt chức năng của Cục Quản lý Cạnh tranh và giảm tải số lượng công việc cho cơ quan này, NHNN cần phối hợp với Cục Quản lý Cạnh tranh trong việc quản lý hoạt động cạnh tranh và cơ chế chia sẻ thông tin về hoạt động quản lý cạnh tranh, nhất là việc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của các TCTD.

2.2.2.3. Thực trạng xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở những quy định của pháp luật về CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng và xử lý vi phạm, bước đầu, NHNN cũng đã có những biện pháp điều tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Những năm gần đây, NHNN đã phát hiện và xử lý hàng loạt những vụ việc vi phạm, thanh lọc môi trường ngân hàng lành mạnh hơn. Có thể kể đến một số sự việc tiêu biểu dưới đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Trước hoạt động khuyến mại của Techcombank, vào ngày 09/12/2010, NHNN đã có công văn số 9577/NHNN-CSTT yêu cầu Techcombank phải dừng ngay việc thực hiện sản phẩm tiết kiệm “03 ngày vàng” và công bố thông tin này trên các phương tiện truyền thông để ổn định thị trường tiền tệ. Đồng thời, Techcombank phải kịp thời rút kinh nghiệm, áp dụng lãi suất huy động vốn phải phù hợp với quy định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ và nội dung đồng thuận giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; không vì lợi ích riêng, gây xáo trộn thị trường tiền tệ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Vào năm 2011, thị trường ngân hàng trở nên sôi động bởi các cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng, hiện tượng này khiến lãi suất liên tục tăng cao, doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn rẻ dẫn tới lợi nhuận ít, nền kinh tế bị đe dọa với nguy cơ lạm phát tăng, phát triển không có tính bền vững… Trước tình hình đó, NHNN Việt Nam đã mạnh tay xử lý hành vi vi phạm này. Cụ thể như: Vào tháng 9/2011, theo thông báo của NHNN, có 2 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vi phạm trần lãi suất. Cụ thể: chi nhánh Ba Đình (tỉnh Thanh Hóa) đã xảy ra hiện tượng nhân viên dùng tiền cá nhân tặng cho khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng cho biết, tại chi nhánh Ba Đình, tỉnh Thanh Hóa, ngày 09/9, bà Nguyễn Thị Thủy gửi

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 11

tiền tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, số tiền 1 tỷ đồng với lãi suất 14% một năm. Do đó, ngân hàng này đã chủ động quyết định kỷ luật bằng hình thức, cảnh cáo, chuyển công tác khác, hưởng bậc lương thấp hơn đối với cá nhân tặng tiền cho khách hàng; khiển trách đối với lãnh đạo của chi nhánh. Ngoài ra, tại Phòng Giao dịch Tôn Đức Thắng chi nhánh Agribank Sài Gòn, ngày 09/9 cũng đã xảy ra trường hợp cam kết chi thêm ngoài mức lãi suất tiền gửi bằng Việt Nam đồng theo quy định của NHNN Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã quyết định cách chức Phó giám đốc Phòng giao dịch, cảnh cáo đối với Giám đốc Phòng giao dịch và khiển trách đối với Giám đốc chi nhánh Sài Gòn.

Ngày 15/9/2011, NHNN công bố quyết định xử phạt Chi nhánh Tây Ninh của Ngân hàng cổ phần Đông Á (DongA Bank) vì huy động lãi suất trên mức trần 14% hoặc khuyến mại, thường tiền cho khách ngoài lãi suất. Theo đó, miễn nhiệm chức vụ, đình chỉ công tác với Giám đốc chi nhánh, không được bố trí chức vụ quản lý, điều hành tại chính nhà băng này trong thời hạn 3 năm, buộc thôi việc một số cá nhân có liên quan. Đồng thời Thanh tra, giám sát ngân hàng còn có văn bản số 7235/NHNN-TTGSNH yêu cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á kiểm điểm nghiêm túc trong việc chỉ đạo điều hành trong toàn hệ thống về việc chưa chấp hành nghiêm quy định về mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam. Trong thời hạn một năm kể từ ngày 14/9, DongA Bank không được mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc.

Ngày 14/11/2011, NHNN đã ban hành công văn số 8839/NHNN- TTGSNH1 về việc xử lý vi phạm vượt trần lãi suất huy động tại Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank). Theo đó, căn cứ kết luận Thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng, hệ thống HDBAnk đã vi phạm trong việc chi hoa hồng môi giới tiền gửi tiết kiệm trái với quy định, vi phạm Chỉ

thị số 02 về huy động vốn vượt trần lãi suất 14%/năm đối với VND và 2%/năm đối với USD.Vì vậy, Thống đốc NHNN đã quyết định cảnh cáo đối với tập thể Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành và một số các nhân chủ chốt có liên quan của HDBank, đồng thời yêu cầu cách chức, buộc thôi việc hàng loạt lãnh đạo, cán bộ của Ngân hàng HDBank. Cùng với việc cắt chức hàng loạt cán bộ, Thống đốc NHNN còn yêu cầu Ban điều hành HDBank phải bãi bỏ các quy định về chi hoa hồng môi giới có nội dung trái với quy định; xuất toán khỏi chi phí 187,2 triệu đồng là khoản chi hoa hồng môi giới tiền gửi tiết kiệm bất hợp pháp, yêu cầu các cá nhân đã duyệt chi số tiền này phải bồi thường cho HDBank… Đồng thời, HDBank cũng phải tạm ngừng mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc trong thời hạn một năm kể từ ngày 20/11/2011. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng không quá 10% đối với HDBank.

Trước đó, NHNN có Chỉ thị 02/CT-NHNN (ngày 07/9/2011) về chấn chỉnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn cả nước. Đây được cho là một trong những động thái kiên quyết, rõ nét để lập lại trật tự thị trường khi suốt thời gian dài, lãi suất niêm yết hầu như chỉ "để cho vui", còn lãi suất thực đầu vào tại hầu hết các ngân hàng đều được đẩy lên cao ngất ngưởng. Chính điều này là nhân tố khiến cho lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp. Với việc xử lý mạnh tay trên, NHNN đang thể hiện sự quyết tâm lập lại kỷ cương trên thị trường ngân hàng. Việc làm này chắc chắn sẽ răn đe những ngân hàng đang có ý định huy động vốn ở mức lãi suất cao hơn cho phép.

Hay từ tháng 9/2012 đến nay, hiện tượng lách trần lãi suất bắt đầu xuất hiện trở lại và có xu hướng ngày càng lan rộng. Theo đó, lãi suất huy động USD đã tăng gấp đôi so với trần huy động, lên tới mức 4 - 5%/năm. Còn lãi

suất huy động tiền đồng kỳ hạn dưới 1 năm cũng đã vượt qua mức trần 9%/năm, lên tới 11 - 12%/năm, thậm chí là 13%/năm với các khoản tiền lớn. Theo Dự thảo Nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi lách trần lãi suất trên đây sẽ bị xử phạt tới 1 tỷ đồng. Trong khi tại dự thảo Nghị định về CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng, hành vi CTKLM về lãi suất chỉ bị phạt ở mức 20 đến 30 triệu đồng (điểm a Khoản 8 Điều 19 Dự thảo). Hơn nữa, theo một chuyên gia kinh tế, một khi đã áp dụng trần lãi suất (tức là áp dụng biện pháp hành chính) thì sẽ luôn có ngân hàng tìm cách lách. Vì vậy, ngoài việc tăng mức xử phạt còn phải đưa ra các quyết định mạnh tay, như cách chức người đứng đầu, đồng thời, NHNN cần thực hiện quyết liệt, triệt để hơn trong thời gian tới.

Để quản lý hoạt động kinh doanh của các TCTD, NHNN đã ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh. Tuy nhiên, việc triển khai tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng chưa được thường xuyên tiến hành là do lực lượng cán bộ thanh tra còn mỏng, thiếu sự phối hợp giữa thanh tra các bộ, ngành mặc dù hoạt động ngân hàng hiện nay đang chịu sự quản lý của nhiều đơn vị khác nhau.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua phân tích thực trạng pháp luật về các hành vi CTKLM của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng, nhìn chung, pháp luật đã có những quy định mang tính chất cơ bản, thống nhất về vấn đề này.

Với những quy định khá rõ ràng về các hành vi CTKLM và các chế tài xử phạt cụ thể ở Luật Cạnh tranh, Luật các TCTD và các văn bản pháp luật khác có liên quan, pháp luật đã hình thành một cơ chế chính sách mang tính

pháp lý, hành lang pháp lý để điều tiết quy luật cạnh tranh và bảo vệ kết cấu thị trường ngân hàng, hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã được bảo vệ và hưởng lợi trực tiếp từ chính sách pháp luật cạnh tranh khi tác động của cạnh tranh đã làm công tác chăm sóc khách hàng được các ngân hàng chú trọng và chất lượng, số lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện rõ rệt. Đây chính là mục tiêu và cũng là lợi thế để các doanh nghiệp cạnh tranh.

Một môi trường kinh doanh bình đẳng và có sức hút đối với các nhà đầu tư đã được hình thành. Sự đa dạng của các chủ thể cùng tham gia cung cấp dịch vụ đã tạo ra một môi trường cạnh tranh thực sự, đẩy lùi thời kỳ độc quyền dịch vụ ngân hàng. Các tổ chức mới tham gia thị trường đã được bảo vệ trong giới hạn nhất định, tao cơ hội kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường. Trên thực tế cho thấy quy mô, loại hình các thành phần kinh tế tham gia thị trường kinh doanh dịch vụ ngân hàng rất phong phú, trong những năm qua trên thị trường ngân hàng có nhiều hình thức sở hữu doanh nghiệp tham gia như: ngân hàng nhà nước, ngân hàng có vốn nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài… Bên cạnh việc hoàn chỉnh đồng bộ pháp luật ngân hàng để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng đầu tư kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào thị trường ngân hàng Việt Nam cũng như các ngân hàng Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt ưu điểm, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng còn có những bất cập cần giải quyết.

Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh chưa tạo ra cơ chế điều chỉnh pháp luật hiệu quả do pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam đều được xây dựng chung trong một đạo luật nên không tạo

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí