Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Và Định Hướng Ptnl Cho Ngành Đóng Tàu Khu Vực Hải Phòng Đến 2030, Tầm Nhìn 2045

khoảng 200 tàu/năm, tương ứng với tổng trọng tải khoảng 3.000.000 DWT/năm, tỷ lệ nội địa hóa đạt 95 %.

4.2. Mục tiêu PTNL ngành ĐT khu vực Hải Phòng đến 2030, tầm nhìn 2045

4.2.1. Phân tích các yếu tố tác động và định hướng PTNL cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng đến 2030, tầm nhìn 2045

Trên cơ sở một số dự báo môi trường, thị trường, và định hướng chiến lược phát triển của ngành ĐT nói chung tác giả đưa ra một số yếu tố tác động đến PTNL ngành ĐT khu vực Hải Phòng từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045 như sau:

Thứ nhất, về tạo lập đội ngũ NL: xây dựng tiêu chuẩn cho đội ngũ NL phù hợp với yêu cầu thực tế trong từng giai đoạn phát triển của ngành ĐT khu vực Hải Phòng; tạo dựng nguồn NL có chất lượng cao;

Thứ hai, về chiến lược sử dụng NL: phân công công việc phù hợp với năng lực sở trường của NL, đảm bảo hệ thống phân cấp quản lý toàn diện, tỉ lệ hợp lý giữa đội ngũ quản lý với đội ngũ lao động; quan tâm phát triển điều kiện làm việc và môi trường lãnh đạo; nhanh chóng xây dựng hệ thống khuyến khích, tạo động lực cho đội ngũ NL nói chung và các nhà quản trị nói riêng dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì đổi mới doanh nghiệp.

Thứ ba, về chiến lược giữ gìn và PTNL: tích cực, chủ động xây dựng hệ thống trách nhiệm hài hòa về vật chất & tinh thần; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NL; nghiêm túc xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá, kiểm soát NL.

Thứ tư, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ; ưu tiên xây dựng nguồn ngân quỹ cho PTNL.

Tác giả thực hiện phân tích SWOT để xác định các yếu tố tác động tới việc thực hiện chiến lược PTNL cho ngành ĐT khu vực Hải Phòng để các doanh nghiệp có thể xác định một cách chính xác những điểm mạnh để phát huy, hạn chế và khắc phục những điểm yếu của mình từ đó khai thác, tận dụng một cách

triệt để các cơ hội cũng như đối mặt, hạn chế và khắc phục những đe dọa đến từ môi trường bên ngoài như sau:

Bảng 4.1. Phân tích SWOT


Đe dọa

1.Những ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế đến ngành ĐT thế giới, Việt Nam và Hải Phòng cũng không ngoại lệ.

2. Những khó khăn bất ổn của nền kinh tế đe dọa khả năng tiếp cận nguồn lực đầu vào của ngành ĐT Hải Phòng

3. Sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài ngành cũng như trong nước và quốc tế.

4. Những vướng mắc trong cơ chế, chính sách quản lý nhà nước, thành phố với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn.

5. Hậu quả tiêu cực trong việc xử lý tài sản, cơ cấu và nguồn nhân lực.

Cơ hội

1.Tiềm năng phát triển kinh tế biển của Việt Nam là rất lớn.

2. Chính phủ quan tâm hỗ trợ và đổi mới quản lý nhà nước với ngành ĐT phục vụ phát triển chiến lược biển Việt Nam từ việc khắc phục, rút kinh nghiệm từ những yếu kém, sai lầm trong thời gian vừa qua.

3. Sự phát triển của khoa học công nghệ tàu thủy và sự phát triển của hoạt động đào tạo nhân lực ngành đóng tàu Hải Phòng, Việt Nam và thế giới.

4. Hội nhập kinh tế thế giới mở ra cơ hội học hỏi, liên kết trong ngành đóng tàu Hải Phòng.

5. Sự phát triển của xu thế coi quản trị là một nghề mở ra cơ hội cho các DN

có thể thuê NL với chất lượng cao.

Điểm yếu

1.Năng suất lao động thấp do chưa khai thác, quản lý và sử dụng tốt nguồn NL.

2. Chất lượng NL ngành ĐT Hải Phòng còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp được sự phát triển của khoa học kỹ thuật

ngành đóng tàu.

Điểm mạnh

1.Rút kinh nghiệm sau thời gian khủng hoảng của đóng tàu Hải Phòng vừa qua để tập trung vào PTNL theo hướng đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

2.Lãnh đạo các DN đã nhận thức được

tầm quan trọng của PTNL đối với chiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng - 17

lược phát triển bền vững của DN.

thấp.

3.Đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm,

4. Thương hiệu của các DN trong

chuyên môn, lòng yêu nghề.

ngành ĐT Hải Phòng giảm sút về mặt

4.Chất lượng nhân lực nói chung ngày

uy tín nên làm giảm sức hấp dẫn đối

càng được nâng cao.

với nguồn nhân lực.

5.Quyết tâm vực dậy ngành đóng tàu

5. Chiến lược nhân lực trong các doanh

của lãnh đạo các DN và thành phố.

nghiệp chưa được chú trọng thực hiện


nên hiệu suất của chiến lược thấp.


3. Năng lực cốt lõi, đặc thù đạt điểm


4.2.2. Mục tiêu PTNL

Phải đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng; có phẩm chất, năng lực phục vụ cho sự phát triển của ngành ĐT khu vực Hải Phòng, đáp ứng yêu cầu xây dựng ngành công nghiệp tàu thủy là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

- Xây dựng đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng được những yêu cầu thực tế đòi hỏi

- Xây dựng các quy chế, chính sách cho NL thật rõ ràng cụ thể và thống nhất trong toàn ngành ĐT khu vực Hải Phòng.

- Đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô và hiện đại hoá các cơ sở đào tạo; chủ động đào tạo được đội ngũ NL có trình độ, tay nghề, có khả năng quản lý, tổ chức sản xuất tại các DNĐT; nghiên cứu, thiết kế được các sản phẩm tàu thủy có kích thước lớn và có yêu cầu kỹ thuật cao; từng bước nội địa hoá, tự chủ về công nghệ trong lĩnh vực đóng tàu.

- Xây dựng đội ngũ NL gắn bó với ngành ĐT, chuyên nghiệp và có trình độ tương đương những nước phát triển cao về công nghiệp tàu thủy.

- Từ kết quả khảo sát, tác giả đề xuất tiếp tục nâng cao chất lượng NL theo thang đo Likert như trong bảng 4.2, 4.3

Bảng 4.2. Chỉ tiêu định lượng về chất lượng cho lao động quản lý nghiệp vụ


TT

Chỉ tiêu

Đến 2030

Tầm nhìn 2045

1

Tâm lực

3,6 ÷ 3,8 điểm

> 4 điểm

2

Trí lực (năng lực chuyên môn,

năng lực tổng quát)

3,3 ÷ 3,5 điểm

3,8 ÷ 4,0 điểm

3

Thể lực

3,3 ÷ 3,5 điểm

3,8 ÷ 4,0 điểm

Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả

Bảng 4.3. Chỉ tiêu định lượng về chất lượng cho lao động sản xuất



TT

Chỉ tiêu

Đến 2030

Tầm nhìn 2045

1

Tâm lực

3,3 ÷ 3,5 điểm

3,5 ÷ 3,8 điểm

2

Trí lực

3,6 ÷ 3,8 điểm

3,8 ÷ 4,0 điểm

3

Thể lực

3,3 ÷ 3,5 điểm

3,8 ÷ 4,0 điểm

Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả

4.3. Các giải pháp PTNL cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng

Qua nghiên cứu thực trạng về NL và các hoạt động PTNL ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng cho thấy số lượng và chất lượng NL chưa đáp ứng được yêu cầu của DN nói riêng và của ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng nói chung đó là thiếu NL có trình độ, chuyên môn cao, hoạt động đào tạo chưa gắn kết với thực tế sản xuất của DN, chưa xây dựng được mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và DN trong việc đào tạo cũng như sử dụng lao động đã được đào tạo, NL chưa có tác phong làm việc công nghiệp, đồng thời có sự biến động lớn về nhân lực sau tái cơ cấu và tái cấu trúc ngành đóng tàu. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp PTNL cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng như sau:

4.3.1 Xử lý hài hòa, hiệu quả số lượng NL dôi dư

Sau tái cơ cấu, rất nhiều DNĐT khu vực Hải Phòng bị dư thừa ra một lượng lớn NL, do đó các DN cần có một chính sách riêng vừa có tình vừa có lý để giải quyết số NL dôi dư này như sau:

Một là, nếu số lượng NL dôi dư này vẫn cần cho DN (qua đánh giá lại chất lượng theo tiêu chí mới), có thể bố trí, sắp xếp vào cơ cấu tổ chức mới sau tái cơ cấu và xây dựng lực lượng dự bị chiến lược cho quá trình phát triển của DN đóng tàu sau này. Tác giả đã tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho từng đội ngũ LĐ QLNV và LĐSX như sau:

i. Đối với LĐ QLNV

Qua nghiên cứu tác giả đề xuất tiêu chuẩn chung cho LĐ QLNV như sau:


Phẩm chất chính trị

- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động sáng tạo, tận tụy với công việc, yêu ngành, yêu nghề, tuân thủ các chính sách pháp luật của nhà nước.

- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có lối sống lành mạnh, trong sạch.

Trình độ quản lý

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với chức danh l;nh đạo hoặc gần với công việc chính.

- Có hiểu biết sâu sắc về quan điểm, đường lối chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước, có kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức quản lý doanh nghiệp, hiểu biết về khoa học công nghệ, chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong hoạt

động kinh doanh.

Năng lực l;nh đạo

- Có khả năng nắm bắt và dự báo tình hình, đề ra mục tiêu, chương trình ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Có năng lực tổ chức, sắp xếp bộ máy cán bộ, bố trí đúng người, đúng việc phát huy được năng lực của nhân viên.

- Có năng lực nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt

động sản xuất kinh doanh.

- Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Được đa số nhân viên, cán bộ chủ chốt tín nhiệm.

Hiệu quả về công việc


Riêng đối với đội ngũ quản lý: tiêu chuẩn cho đội ngũ quản lý ngoài những tiêu chuẩn chung, tác giả qua nghiên cứu cho rằng cần thiết phải cụ thể hóa thêm các tiêu chuẩn cho 3 nhóm công việc chủ yếu: tài chính; marketing, kinh doanh và công nghệ, sản xuất.

Như vậy mỗi nhà quản trị đều cần có năng lực quản lý và năng lực chuyên môn 1 trong 3 công việc trên (xem bảng 4.4).

Bảng 4.4. Bộ tiêu chuẩn các chức danh quản trị



i1. Tiêu chuẩn cho các chức danh QT làm marketing và kinh doanh:

1. Xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng

2. Nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm và tạo sự khác biệt cho sản phẩm của DN so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

3. Đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới cho DN

4. Xây dựng chiến lược giá linh hoạt theo nhu cầu thị trường

5. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trước, trong và sau bán hàng

6. Xây dựng và mở rộng kênh kênh phân phốithông suốt kịp thời và có độ bao phủ thị trường cao

7. Định vị và nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp

8. Tăng thị phần và khai thác lợi thế từ tiềm năng tăng trưởng thị trường

9. Tiếp cận và xâm nhập thị trường mới

10. Xây dựng mối quan quan hệ tốt với nhà cung ứng và các trung gian marketing

i2. Tiêu chuẩn riêng cho các chức danh quản trị làm công việc tài chính, kế toán:

1. Huy động vốn phục vụ cho các nhu cầu của DN

2. Nâng cao tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

3. Nâng cao tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROI)

4. Quản trị tốt rủi ro

5. Duy trì sự ổn định, lành mạnh về tài chính và các công cụ đòn bẩy

6. Xây dựng chính sách giá riêng cho thị trường trong nước và xuất khẩu đảm bảo được yếu tố cạnh tranh

8. Quản trị hiệu quả chi phí kết quả mọi hoạt động của doanh nghiệp

9. Xử lý tài chính kịp thời, hiệu quả tránh tổn thất đáng kể khi thu hẹp hoạt động hoặc rút khỏi thị trường

10. Tận dụng tối đa những ứng dụng của khoa học công nghệ vào quản lý tài chính và trong thanh toán.

i3. Tiêu chuẩn riêng cho các chức danh quản trị định hướng công nghệ sản xuất và tác nghiệp:

1. Phát huy, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu đã đạt được của DN và bên ngoài vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp để cải tiến hoạt động và nâng cao hiệu quả

2. Đề cao vai trò kiến tạo tri thức và sở hữu trí tuệ

3. Tiếp cận, đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường

4. Lập trình hóa quá trình sản xuất, tiến tới sử dụng nhiều máy móc thiết bị và robot thay thế cho con người để đảm bảo tính chính xác trong quá trình vận hành đóng và sửa chữa tàu

5. Tinh giảm hóa quá trình sản xuất

7. Kiểm soát việc áp dụng thực hiện các quy trình trong quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu rào cản kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đặc biệt trong đóng mới tàu xuất khẩu)

8. Kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ

9. Cải tiến quy trình quản lý chất lượng ISO cho phù hợp với các tiêu chuẩn

kỹ thuật thương mại khu vực và quốc tế

10. Nâng cao hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng trong sản phẩm đóng mới và sửa chữa tàu biển của DNĐT


ii. Tiêu chuẩn cho đội ngũ LĐSX

Để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho LĐSX phải có phương pháp đúng đắn, khoa học, làm từng bước thận trọng công việc đánh giá đội ngũ này. Phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cho mỗi công việc cụ thể.

Đánh giá LĐSX phải đặt họ trong phạm vi hẹp, với những điều kiện cụ thể và khi đánh giá, cần xem xét cả quá trình làm việc, đánh giá toàn diện công việc, đồng thời có quan điểm lịch sử cụ thể.

Tùy theo từng công việc khác nhau mà yêu cầu về năng lực, kỹ năng, trình độ cũng khác nhau. Sau đây là bảng tiêu chuẩn năng lực, kỹ năng, trình độ cho LĐSX mà tác giả đề xuất.

Phẩm chất chính trị

- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động sáng tạo, tận tụy với công việc, yêu ngành, yêu nghề, tuân thủ các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của doanh nghiệp.

- Có lối sống lành mạnh, trong sạch.

Trình độ

- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp với chuyên ngành phù hợp hoặc gần với công việc chính hoặc có chứng chỉ nghề nghiệp, tay nghề theo yêu cầu của từng công việc cụ thể.

- Có hiểu biết sâu sắc về công việc, về khoa học công nghệ, chính sách pháp

luật trong hoạt động kinh doanh.

Năng lực

- Có khả năng làm việc nhóm, cùng nhau tổ chức thực hiện công việc có hiệu quả.

- Có khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản

Hiệu quả về công việc

- Luôn hoàn thành công việc được giao.

- Được tín nhiệm.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí