Xu Hướng Vận Động Của Thị Trường Khách Pháp Tới Việt Nam.


- Giải trí: người Pháp đa số thích xem rối nước, xem múa hát cung đình Huế, những chương trình âm nhạc truyền thống. Vào những bữa ăn sáng, họ thích nghe bản nhạc êm dịu từ Stereo phát ra. Ngoài ra họ cũng thích xem những tiết mục võ thuật dân tộc, múa sạp...

3.3. Xu hướng vận động của thị trường khách Pháp tới Việt Nam.

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế nhộn nhịp, sôi động, có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam còn là quốc gia có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và độc đáo hấp dẫn đối với du khách nước ngoài. Rất ít nước trên thế giới có bờ biển dài, đẹp với nhiều bãi tắm tuyệt vời như: Trà Cổ, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu...; những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như Vịnh Hạ Long, Bái tử Long, Động Hương Sơn, Chùa Non Nước, Đà Lạt, Sa Pa... Hơn nữa Việt Nam được đánh giá là nước giàu bản sắc dân tộc với kho tàng giá trị văn hoá to lớn của quá trình lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Du lịch văn hoá mở ra cho mỗi người một thế giới chưa từng bắt gặp, với nhiều điều kỳ thú, làm thư thái tâm hồn và mở mang đầu óc; điều quan trọng hơn là được giao lưu, kết bạn, được sống với nhân loại rộng lớn, hoà bình và hữu nghị... Vì vậy trong những năm gần đây, lượng khách Pháp đến Việt Nam không ngừng tăng:

Năm 1993: 73935. Năm1997: 81513.

Năm 1994:126557. Năm 1998: 83371

Năm 1995: 137890 Năm 1999: 86026

Năm 1996: 87795.


Biểu đồ: Lượng khách Pháp đến Việt Nam

Đơn vị: Triệu lượt khách Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam.



160000

140000

120000

100000


Lượng khách Pháp đến Việt Nam có xu hướng tăng trong tương lai. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi xu hướng vận động luồng khách Pháp sang Việt Nam như sau:

- Người dân Pháp từ nhu cầu rời khỏi nhà máy, công xưởng đi nghỉ cuối tuần nhằm thư giãn phục hồi sức khoẻ thì nay đã chuyển sang hình thức nhu cầu du lịch mới: tìm thú vui và các trò tiêu khiển mà họ thích dùng các ngày nghỉ làm thí nghiệm, nghiên cứu, khai phá những gì chưa biết để cùng nhau thưởng ngoạn, gặp gỡ những người chưa quen biết và thư giãn trong một khung cảnh thiên nhiên đầy ấm áp, vui tươi, trong lành, kỳ thú và mới lạ. Du lịch kết hợp với hoạt động kinh tế và thương mại. Du lịch kết hợp với mở rộng tầm nhìn nâng cao tri thức, hiểu biết xã hội. Du lịch kết hợp với nghiên cứu, trao đổi văn hoá, khoa học kỹ thuật tạo ra khả năng sáng tạo mới. Du lịch kết hợp với công tác từ thiện, thăm thân nhân gia đình... Sự phân cực giữa nghỉ ngơi thư giãn với công việc không rõ ràng và có sự xen kẽ hợp lý. Hai hình thức du lịch đó được coi là những nhu cầu du lịch hiện đại đang phát triển mạnh. Việt Nam là đất nước có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch kiểu loại này.

- Việt Nam nằm trong khu vực Châu á, đây là khu vực được đánh giá có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao và phát triển mạnh; gây sự chú ý, hấp dẫn với nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đó có du khách Pháp.


Chính sách mà Việt Nam đang theo đuổi là hoà bình và hợp tác phát triển kinh tế, cải cách và mở cửa nền kinh tế, trong đó ổn định hoà bình và phát triển kinh tế là nền tảng của các chính sách đối nội, đối ngoại.

- Tiềm năng du lịch của Việt Nam phong phú và hấp dẫn. Nhiều vùng nguyên sơ chưa được khai thác trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và du lịch ngày càng được quan tâm cải thiện và phát triển mạnh, nó không còn là những trở ngại đối với hành lang lưu thông liên kết du lịch giữa Việt Nam và thế giới.

- Đặc biệt là trong thời gian qua quan hệ Viêt-Pháp ngày càng được củng cố và mở rộng.

Với Chương trìh hành động quốc gia về du lịch như:

+ Chương trình quảng bá tuyên truyền du lịch.

+ Chương trình du lịch văn hoá gắn với lễ hội.

+ Chương trình phát triển nâng cấp các khu, điểm du lịch.

+ Chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

+ Chương trình tạo thuận lợi, khuyến khích hoạt động du lịch.

+ Chương trình tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý về du lịch.

Góp phần không nhỏ trong việc tạo môi trường hấp dẫn thu hút nguồn khách Pháp vào Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp Việt kiều Pháp. Sự hợp tác Việt-Pháp trong quá trình tổ chức Festival Huế-2000 vừa qua (từ ngày 8-4-2000 đến ngày 19-4-2000) không chỉ củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, đồng thời nó còn là sự kiện góp phần quảng bá rộng rãi đất nước và con người Việt Nam đến đông đảo nhân dân Pháp.


Kết luận: Trong bối cảnh hợp tác quan hệ Việt-Pháp ngày càng được duy trì và phát triển. Xu hướng khách du lịch Pháp chuyển sang thị trường Châu á. Trong khi môi trường chính sách Việt Nam thuận lợi... Có thể xem đây là cơ hội hiếm có mà Việt Nam cần phải chớp lấy thời cơ, đồng thời phải chuẩn bị mọi lực lượng cần thiết và có những chính sách cụ thể nhằm biến Việt Nam trở thành một cái nôi của du lịch Châu á. Tăng cường hoạt động với mục tiêu duy trì và ngày càng mở rộ0ng thị trường khách Pháp được khẳng định như một hướng ưu tiên hàng đầu của các cấp, các ngành có liên quan, đặc biệt là các hãng lưu hành lớn như Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội.


chương 2:

Thực trạng khách du lịch Pháp

tại Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội.


1.Khái quát về công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội.

1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

- Ngày 9-7-1960 Chính Phủ ban hành Nghị định 26CP quyết định thành lập Công ty du lịch Việt Nam trực thuộc phủ thủ tướng, thực chất là cục KĐ6 thuộc bộ công an bao gồm các thành viên sau:

+ Trước khi Miền Nam giải phóng có:

*Công ty du lịch HN.

*Khách sạn du lịch Tam đảo.

*Đoàn xe du lịch.

*Công ty du lịch và cung ứng tàu biển Hải Phòng.

*Công ty du lịch và cung ứng tàu biển quảng Ninh.

*Khách sạn du lịch cửa lò.

+ Sau Miền Nam giải phóng có:

*Công ty du lịch du lịch dịch vụ giàu khí Việt Nam.

*Công ty du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng .

*Công ty du lịch Nghĩa Bình.

*Công ty du lịch thuộc các tỉnh còn lại.

- Ngày 27-6-1978 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành 282-NQQH KG về việc thành lập Tổng cục du lịch Việt Nam là một cơ quan ngang bộ trực tiếp thuộc chính phủ, có trách nhiệm thống nhất quản lý du lịch trên địa bàn cả nước với hai chức năng cơ bản sau:

+ Quản lý trực tiếp các đơn vị nêu trên.

+ Quản lý về mặt nhà nước các công ty du lịch còn lại thuộc các tỉnh, các nghành.

- Ngày 31-3-1990 Tổng cục du lịch nhập vào bộ Văn Hoá-Thông Tin -Thể Thao và Du lịch theo nghị quyết số 244 - NQ HĐNN 8, cuối năm 1991 Vụ du lịch thuộc bộ Thương mại và du lịch.

-Ngày 9-4-1990 theo Nghị định số 119 - HĐBT Tổng công ty du lịch Việt Nam ra đời trên cơ sở bộ máy Tổng cục du lịch cũ bao gồm các thành viên sau:

+ Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch.

+ Công ty vận chuyển khách du lịch.


+ Công ty thiết bị vật tư du lịch.

+ Công ty xây dựng chuyên ngành du lịch.

+ Công ty tuyên truyền quảng cáo du lịch.

+ Công ty du lịch Hà Nội.

+ Công ty du lịch Hải Phòng.

+ Công ty du lịch Quảng Ninh.

+ Khách sạn du lịch Tam Đảo.

+ Công ty du lịch Nghệ Tĩnh.

+ Công ty du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng.

+ OSC Việt Nam.

- Ngày 26-10-1992 Tổng cục du lịch được thành lập trên cơ sở của Cục chuyên gia và Vụ du lịch của Bộ Thương mại và Du lịch bởi nghị định số 05CP, lấy trụ sở mới tại 80 quán sứ Hà Nội.

- Ngày 5-1-1993 theo Nghị số 02 CP giải thể tổng công ty du lịch Việt Nam.

- Ngày 26-3 1993 theo QĐ TCCB 79 của Tổng cục du lịch, công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội được thành lập trên cơ sở cơ quan của Tổng công ty du lịch Việt Nam đã bị giải thể.

Như vậy: Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, trực thuộc Tổng cục du lịch, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng theo thể chế của nhà nước Việt Nam, được mở tài khoản tại ngân hàng-kể cả tài khoản ngoại tệ.

Địa chỉ:

Tại Hà Nội:

+ Địa chỉ: 30A Lý Thường Kiệt.

+ Tel: 04 8255552 / 826408

+ Fax: 84-4-57583

Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:

+ Địa chỉ: 138 Nam kỳ khởi Nghĩa

+ Tel: 08 8242765 / 08 8242764


+ Fax: 08.8242845

Chi nhánh tại Huế :

+ Địa chỉ: 12 Hùng Vương

+ Tel: 848 8242764 / 8242765

1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty

1.2.1 Nhiệm vụ

- Căn cứ vào chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, các chỉ tiêu pháp lệnh trên giao để xây dựng kế hoạch kinh doanh kể cả các kế hoạch khác có liên quan (dài hạn và từng năm) của Công ty và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước khách hàng việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã kí kết.

- Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch. Trực tiếp giao dịch và kí kết hợp đồng với các tổ chức, hãng du lịch nước ngoài. Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã kí. Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển,khách sạn và các dịch vụ bổ sung đáp ứng yêu cầu của khách du lịch và các đối tượng khach quốc tế khác.

- Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng phục vụ. Tham gia nghiên cứu, đề xuất với Tổng cục các định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế quản lý của nghành.

- Căn cứ định hướng pháp triển du lịch trong từng thời kỳ, lập các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng sản xuất-kinh doanhcủa Công ty trong khuôn khổ luật pháp hiện hành.

- Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng cán bộ đúng chính sách của Nhà nước và của Nghành. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch công tác cán bộ. Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của Công ty.

- Căn cứ chính sách kinh tế và pháp lệnh kế toán-thống kê của Nhà nước, tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên.


1.2.2 Quyền hạn:

- Trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài để đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho công dân Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài. Đựơc trực tiếp liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư xuất nhập khẩu nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, yêu cầu về hàng hoá, vật tư chuyên dùng.

- Được tham gia các tổ chức du lịch mang tính chất thương mại của thế giới và khu vực nhằm tăng cường sự hiểu biết, phát triển và mở rộng thị trưòng quốc tế. Được đặt Đại diện công ty ở nước ngoài để tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch.

- Ra quyết định về sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, lên lương, khen thưởng, kỉ luật cán bộvà các mặt công tác khác.

- Được phép mở rộng các dịch vụ du lịch bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu chính đángcủa các đối tượng khách du lịch.

- Đựơc chủ động huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới kỹ thuật công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Phòng hướng dẫn

Chi nhánh tại TP Hồ

Chí

Chi nhánh tại Huế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 7

1.3 Tổ chức bộ máy của công ty :


Các bộ phận nghiệp vụ

Các bộ phận hỗ trợ và

Ban giám đốc

Các bộ phận tổng hợp

Phòng


Phòng


Phòng


Phòng






Đội

tài


hành


thị


điều






xe

chính


chính


trườn


hành







kế


và tổ


g









toán


chức
























Phòng TT

quốc tế I

Phòng TT

quốc tế II

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023