Đại học Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao, hay Bảo tàng Lịch sử Hà Nội... đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác...làm nổi bật tính cách dân tộc.
-Lĩnh vực giao thông: Xây dựng hệ thống đường bộ, hệ thống đường sắt, những cây cầu lớn ngày càng được kéo dài, cầu Long Biên là một ví dụ điển hình.
2.1.3 Trên bình diện văn hoá tinh thần:
Khi truyền đạo cho người Việt Nam các giáo sỹ Bồ Đào Nha, Y, Pháp... đã dùng bộ chữ cái la tinh thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt. Chữ quốc ngữ ra đời công lao lớn nhất thuộc về linh mục Pháp Alexandre De Rhodes (1951-1966). Tuy chữ quốc ngữ ban đầu chỉ là công cụ truyền đạo của các giáo sỹ nhưng có ưu điểm là dễ học nên đã được các nhà nho tiến bộ tích cực truyền bá để phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí.
Sự thâm nhập của văn hoá Pháp đưa lại sự ra đời của báo chí. Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thức tỉnh ý thức dân tộc và tăng cường tính năng động của người Việt Nam. Sự tiếp xúc với Phương Tây còn làm nẩy sinh trong lĩnh vực văn học thể loại tiểu thuyết hiện đại. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng vào cả lĩnh vực có truyền thống lâu đời như thơ, dẫn đến sự bùng nổ của dòng thơ mới với những tên tuổi như: Thế Lữ, Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu...
Sự tiếp xúc với Phương Tây cũng khiến cho tiếng Việt có biến động mạnh: hàng loại từ ngữ được vay mượn để diễn tả những khái niệm mới đã đi vào đời sống hàng ngày. Pháp đã truyền bá hệ thống giáo dục kiểu Phương Tây vào Việt Nam giúp người Việt tiếp xúc với nền khoa học, khích lệ tinh thần dân tộc và lòng yêu nước... Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng tìm hiểu, chắt lọc cái hay của văn minh Phương Tây để giải phóng dân tộc là Nguyễn ái Quốc.
Tóm lại, mặc dù Pháp có thời kỳ xâm lược nước ta tuy nhiên không thể phủ nhận được những đóng góp của Pháp trong việc làm phong phú nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Hiện nay Pháp thuộc khối các nước Tây Âu, trong khi Việt Nam thuộc Châu á, nhưng những nét tương đồng về văn hoá không bị bài xích, ngược lại dân tộc Việt Nam luôn biết chắt lọc và tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá Phương Tây, góp phần thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn: “Tiếp thu có chọn lọc, xây dựng một nền văn hoá tiên tiến và đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc”
2.2 Quan hệ ngoại giao Việt-Pháp
Ngày nay, Pháp là nước Tư Bản Chủ Nghĩa phát triển cao, có tiềm năng lớn, có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế ở Châu Âu và thế giới. Trong quan hệ với Việt Nam, Pháp luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt. Chính phủ Pháp đã kiên trì ủng hộ việc cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với các Tổ chức tài chính quốc tế và với Liên minh Châu Âu. Về phần mình, Việt Nam cũng rất coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, đồng thời đánh giá cao sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của chính phủ và nhân dân Pháp.
2.2.1 Lịch sử mối quan hệ Pháp-Việt.
-Ngày 20/12/1954, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã chấp nhận cho chính phủ Pháp lập cơ quan Tổng đại diện thương mại tại Hà Nội.
-Tháng 3/1956 Pháp đồng ý cho lập cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại
Paris.
-Tháng 8/1966 quan hệ 2 nước được xây dựng trên cơ sở bình đẳng ở cấp tổng đại
diện ở thủ đô mỗi nước.
-Ngày 29/8/1963, tổng thống De Gaulle ra tuyên bố về lập trường của Pháp đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam với mong muốn được thấy: “Một Việt Nam độc lập với bên ngoài, hoà bình và thống nhất bên trong, hoà hợp với các nước láng giềng”.
-Tháng 4/1964, tại cuộc họp hội đồng của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam á (SEATO), Pháp đã đề nghị trung lập hoá Nam Việt Nam, trái với chính sách đang theo đuổi của Mỹ.
-Ngày 1/9/1966 Tổng thống Pháp De Gaulle, trong một tuyên bố tại Campuchia về chiến tranh tại Việt Nam đã cho rằng chính sự can thiệp của Mỹ là nguồn gốc gây ra chiến tranh và đòi Mỹ chấm dứt mọi hành động chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam.
-Năm 1968 Chính phủ Pháp đã đồng ý cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại Paris.
-Ngày 12/4/1973, 2 nước đã nâng mức quan hệ lên hàng đại sứ tại Hà Nội và Paris. Năm 1997, chuyến đi thăm chính thức đầu tiên của chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm
Văn Đồng tại cộng hoà Pháp đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa 2
nước. Việt Nam và Pháp đã ký hiệp định hợp tác kinh tế và công nghiệp, hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học-kỹ thuật. Nhờ vậy, sự hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đào tạo, giảng dậy tiếng Pháp bắt đầu được thúc đẩy, quan hệ kinh tế song phương cũng có những bước chuyển biến.
Từ năm 1977 đến năm 1979 quan hệ 2 nước tạm bị gián đoạn do có vấn đề Campuchia.
Hợp tác 2 nước được nối lại vào cuối năm 1980 và ngày càng phát triển đa dạng kể từ năm 1989, đặc biệt từ năm 1991, khi Việt Nam bước đầu dành được những thành tựu quan trọng trong chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Năm 1989, 2 nước đã ký hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế thay thế các hiệp định đã ký kết trước đây, làm cơ sở cho hợp tác song phương trong giai đoạn mới. Pháp đã thực hiện chính sách thúc đẩy quan hệ với Việt Nam coi đây là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại ở khu vực. Với chính sách đó Pháp mong muốn phát triển ảnh hưởng của mình tại bán đảo Đông Dương thuộc Pháp cũ và hy vọng Việt Nam đóng vai trò cầu nối về sự hợp tác giữa Pháp và các nước trong khu vực. Thủ tướng Pháp Alain Juppe’, trong một chuyến thăm Việt Nam tháng 11/1994 khi còn là bộ trưởng ngoại giao đã tuyên bố: “Nước Pháp nằm giữa lục địa Châu Âu đang ngày càng trở nên thống nhất và nước Việt Nam nằm giữa
lục địa Châu á đã được hoà giải và đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, 2 nước chúng ta có thể cùng nhau làm nền nhiều việc lớn”. Tháng 7/1995 chính phủ Pháp đã hoan nghênh việc Việt Nam ra nhập ASEAN.
Quan hệ giữa 2 nước về các mặt, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, tài chính, tín dụng, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, hành chính đã có những bước tiến chuyển mạnh nhất là sau chuyến đi thăm chính thức của tổng thống Pháp F.Mitterrand tại Việt Nam (3/93) và của thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Pháp (Tháng 6/93). Kể từ đó 2 nước đã thường xuyên trao đổi các đoàn đi thăm và làm việc cấp chính phủ và quốc hội nhằm triển khai và thúc đẩy quan hệ hợp tác về các mặt:
-Về phía Pháp phải kể tới chuyến thăm Việt Nam của thị trưởng thành phố Paris Jacques Chirac (nay là tổng thống Pháp) vào tháng 1/1994 và của nhiều bộ trưởng trong
chính phủ. Tháng 1/1996 2 đoàn nghị sỹ Pháp đã thăm và làm việc tại Việt Nam: Đoàn nghị sỹ quốc hội “Uỷ ban sản xuất và traođổi”,đoànthượngnghịsỹ...
-Về phía Việt Nam, chủ tịch Lê Đức Anh đã nhận lời mời của Tổng thống Pháp F.Mitterrand đi dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng phát xít Đức và thăm Pháp vào đầu tháng 5/95. Phó thủ tướng Nguyễn Khánh thăm Pháp vào tháng 11/95 nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tổ chức UNESCO. Chủ tịch quốc hội Nông Đức Mạnh thăm chính thức Pháp tháng 10/1993. Gần đây nhất, tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhận lời mời chính thức của thủ tướng Pháp sang thăm và kí quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực vào ngày 21/5/2000.
Quan hệ hợp tác song phương giữa các ngành cũng đã phát triển trong đó đặc biệt là hợp tác về du lịch quốc phong, nội vụ, hải quan...
2.2.2 Quan hệ kinh tế Pháp-Việt Hợp tác về tài chính:
Pháp coi Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Pháp ở Châu á, đi đầu trong việc nối lại viện trợ phát triển, tăng cường và mở rộng quan hệ với Việt Nam, hỗ trợ giải toả quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài trợ quốc tế, ủng hộ Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với EU.
Viện trợ tài chính của Pháp cho Việt Nam được thực hiện thông qua Nghị định thư tài chính được ký kết hàng năm giữa 2 nước. Khoản viện trợ này được tăng đều hàng năm, dưới các dạng khác nhau: Viện trợ không hoàn lại, cho vay với điều kiện ưu đãi của kho bạc và của quỹ phát triển Pháp (CFD)
Viện trợ của Pháp cho Việt Nam trong khuôn khổ nghị định thư tài chính từ năm 1990-1995
1990 | 1991 | 1992 | 1993 1994 | 1995 | |
Viện trợ của Pháp cho Việt Nam (Tr FF) | 45 | 95 | 180 | 250 425 | 410 |
Trong đó viện trợ cho không (Tr FF) | 45 | 95 | 180 | 100 70,8 | 60,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 1
- Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 2
- Xu Hướng Vận Động Của Thị Trường Khách Pháp.
- Sức Hấp Dẫn Của Việt Nam Trong Việc Thu Hút Thị Trường Khách Du Lịch Là Người Pháp.
- Những Sản Phẩm Du Lịch Việt Nam Thu Hút Được Thị Trường Khách Pháp.
- Xu Hướng Vận Động Của Thị Trường Khách Pháp Tới Việt Nam.
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nguồn: “Cộng hoà Pháp bức tranh toàn cảnh”
Ngoài ra, thông qua quỹ phát triển (CFD), chính phủ Pháp cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam để thực hiện một số dự án môi trường, phát triển nông thôn. Tháng 7/1996 quỹ phát triển Pháp đã cùng chính phủ Việt Nam kí nghị định thư chấp thuận về chương trình tín dụng nông nghiệp, cho Việt Nam vay ưu đãi 75 Triệu FF nhằm phát triển một số chương trình nông nghiệp.
Chuyến đi thăm chính thức nước ta của tổng thống Pháp và Hội nghị cấp cao lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội tháng 11/1997 đã đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước. Trong năm 1997, hai bên đã ký nhiều thoả thuận quan trọng như: Nghị định thư tài chính, Hiệp định viện trợ không hoàn lại 2900 tấn lương thực, thoả thuận CFD về phát triển cây Cafê, chè... Pháp tiếp tục ủng hộ và vận động các nước khác ủng hộ nỗ lực của Việt Nam hội nhập quốc tế, tăng cường quan hệ với EU trên nhiều phương diện và ra nhập WTO.
Về kinh tế, Pháp là nước tài trợ lớn thứ 2 cho Việt Nam sau Nhật bản. Kể từ năm 1990 đến 1998, Pháp đã tài trợ gần 400 triệu đô, trong đó 37% là viện trợ không hoàn lại, 52% là vay nhẹ lãi, 11% là tín dụng hỗn hợp ưu đãi. Pháp đã xoá 50% nợ cho Việt Nam, viện trợ nhân đạo 11,5 Triệu USD trong 5 năm.
Đầu tư của Pháp tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam và Pháp đã chú ý khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào Việt Nam thông qua việc ký kết hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư tại Việt Nam vào năm 1992.
Pháp là 1 trong 8 nước đầu tư sớm nhất vào Việt Nam kể từ khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài. Năm 1996, với tổng số 79 dự án, tương đương với 633,5 triệu đô, Pháp là nước đứng thứ 10 trong tổng số các nước đầu tư vào Việt Nam. Năm 1997 Pháp trở thành quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất trong các nước Châu Âu đầu tư vào Việt Nam và chỉ đứng hàng thứ 6 sau các nước Châu á như: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản; với 89 dự án có tổng số vốn đầu tư 1,406 tỷ USD. Kể từ ngày 1/1/1998 đến ngày 31/12/1998 Pháp đã có thêm 17 dự án đầu tư vào Việt Nam được cấp giấy phép tương ứng với số vốn đầu tư là 84,34 triệu USD, đứng thứ 10 về số vốn đầu tư vào Việt Nam năm 1998.
Đầu tư của Pháp tại Việt Nam
Vốn đầu tư (USD) | Năm | Vốn đầu tư (USD) | |
1988 1989 | 3316667 49822500 | 1994 1995 | 15784400 128891797 |
1990 | 2750000 | 1996 | 633500000 |
1991 | 22553725 | 1997 | 1406000000 |
1992 | 108273929 | 1998 | 84340000 |
1993 | 187687751 | 1999 | 723360000 |
Nguồn :-Thời báo kinh tế Việt Nam, ngày 17/7/1997
-Ngoại thương ngày 16/12/1999.
-Những vấn đề kinh tế thế giới số tháng 6/1999
Biểu đồ tổng số vốn đầu tư hàng năm
Đơn vị (Triệu USD)
Phần lớn các dự án của Pháp nằm dưới hình thức liên doanh, 64% ở miền Nam, 2,8% ở Hà Nội, 9% ở miền Trung. Hiện nay có khoảng gần 100 văn phòng đại diện của giới đầu tư Pháp được mở tại Việt Nam. Trong 2 năm 97 và 98 vị trí của Pháp được củng cố tại Việt Nam, nhờ vào các giấy phép đầu tư cho phép các công ty Pháp tham gia thực hiện các dự án quan trọng như: Dự án nước do hãng tín dụng LYON thực hiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh với số vốn 110 triệu USD dưới dạng BOT, dự án BCC với số vốn 470 triệu USD ký với
France Telecom... Việc thực hiện các dự án này cho phép củng cố hơn nữa quan hệ kinh tế giữa 2 nước trong những năm tới.
Quan hệ thương mại Pháp-Việt.
Về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp trong những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Kết quả xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp từ năm 1992 đến năm 1998 như sau:
1992 | 1993 | 1994 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | |
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Pháp. | 292,2 | 362,4 | 356,4 | 445,7 | 261,8 | 753 | 688 |
Trong đó: -Xuất khẩu | 132,3 | 95,0 | 116,8 | 169,1 | 145 | 392 | 307,4 |
-Nhập khẩu | 159,9 | 267,4 | 329,6 | 276,6 | 116,8 | 361 | 308,6 |
Cán cân thương mại | -27,6 | -127,4 | -122,8 | -107,5 | 28,2 | 31 | -73,2 |
Nguồn
-Báo cáo hợp tác kinh tế giữa Pháp và Việt Nam của đại sứ quán Pháp.
-Niên giám thống kê các năm 1995, 1996, 1997, 1998.
-Báo cáo của tổng cục Hải Quan 1998.
Bảng trên cho ta thấy, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Pháp hầu như âm. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 96 giảm sút đột biến (41,3% so với năm 95) nguyên nhân chủ yếu do nhập khẩu của Việt Nam với Pháp giảm mạnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp năm 98 cũng giảm mạnh (21,6%). Đây là tình hình chung trong kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, nguyên nhân do chịu ảnh hưởng khá nặng nề của giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng lên.
Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Pháp chủ yếu là:
cafê, cao su, gạo, hải sản... Khối lượng các hàng xuất khẩu ngày càng tăng đều qua các năm và dần dần các mặt hàng này đã có tác động đến một nhóm sản xuất và người tiêu dùng tại Pháp.
Từ năm 1995 trở lại đây xuất khẩu của Việt Nam và Pháp tăng lên khá nhanh, trung bình là 17% trên năm thời kỳ 92 đến 98. Về thương mại Pháp là bạn hàng Châu Âu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, trugn bình 10% trên năm. Năm 1995 Pháp đưa Việt Nam từ nhóm 4 lên nhóm 3 (nhóm nước ít rủi ro) trong tỷ suất bảo hiểm tín dụng nhập khẩu trung và dài hạn của cơ quan bảo hiểm ngoại thương Pháp (COFACE).
Các hợp đồng thương mại lớn được ký kết trong một vài năm gần đây là động lực thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ, vì chủ yếu nó giúp cho sự hoạt động của các khu công nghiệp quan trọng.
Quan điểm của Pháp khá rõ ràng trong chiến lược xuất khẩu: Tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thiết bị và công nghệ. Trong những năm tới Pháp tập trung:
-Tiếp tục duy trì thị phần ở Việt Nam trong lúc các đối thủ cạnh tranh Châu Âu xuất hiện ngày càng nhiều và trong tương lai gần Hoa Kỳ sẽ mở rộng kinh tế với Việt Nam.
-Thiết lập thị trường mới mà ở đó môi trường kỹ thuật về tài chính vẫn chưa được thiết lập: Vệ tinh, các hợp đồng dưới dạng BOT.
2.2.3 Hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật.
Quan hệ hợp tác văn hoá, KHKT giữa 2 nước được chính thức thiết lập từ năm 1997 và được thực hiện thông qua các cuộc họp 2 năm 1 lần của uỷ ban hỗn hợp Việt-Pháp về hợp tác văn hoá, KHKT. Kể từ đó đến nay, mối quan hệ này ngày càng trở nên đa dạng và không ngừng phát triển.
Pháp luôn chú ý đầu tư thích đáng cho mối quan hệ hợp tác này với Việt Nam. Từ năm 1989 đến 1994, ngân sách cho lĩnh vực này tăng lên gấp 3,5 lần lớn nhất so với các nước ở Châu á.
Hợp tác về khoa học kỹ thuật chủ yếu tập trung vào đào tạo cán bộ quản lý, lĩnh vực nông nghiệp, y tế... Hiện nay có khoảng Hà Nội 600 cán bộ Việt Nam đang nghiên cứu và học tập tại Pháp.
Trong lĩnh vực văn hoá, 2 nước đã tăng cường các cuộc trao đổi văn hoá, biểu diễn nghệ thuật để tìm hiểu và giới thiệu bản sắc văn hoá mỗi nước. Pháp cũng có nhiều cố gắng trong việc hỗ trợ xuất bản các sách nghiên cứu, tiểu thuyết văn học Pháp dịch ra tiếng Việt.