trong những ngày lễ này dân chúng đều được nghỉ và họ tận dụng thời gian để đi du lịch nước ngoài.
- 01-01: Nghỉ lễ năm mới.
- 06-01: Ngày lễ vua (ngày các vị vua tới thăm thành Giêsu).
- 02-02: Ngày lễ rước nến.
- Chủ nhật hoặc Thứ Hai (Vào tháng 3 hoặc tháng 4): Lễ phục sinh.
- 01-05: Ngày quốc tế lao động.
- 08-05: Nghỉ lễ chiến thắng phát xít Đức.
- Ngày Thứ Năm (Tháng Năm): Lễ thánh thăng thiên.
- Ngày Chủ Nhật hoặc Thứ Hai (Tháng 5 hoặc tháng 6): Nghỉ lễ hạ tuần.
- 14-07: Nghỉ ngày quốc khánh.
- 15-08: Nghỉ lễ quy thiên.
- 01-11: Lễ thanh minh.
- 25-12: Nghỉ lễ Nôen trong 2 tuần.
* Gia đình: Gia đình có giá trị truyền thống đặc biệt ở Pháp. Người Pháp coi gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội. Mọi người trong gia đình gắn bó với nhau thành một cộng đồng cùng chia sẻ công việc, tình cảm, vui chơi, giải trí...
*Văn hoá ẩm thực: Dân tộc Pháp là một dân tộc sành ăn uống, thích ăn ngon và có kỹ thuật nấu ăn nổi tiếng thế giới. Khẩu vị ăn uống của người Pháp thể hiện một phần nếp sống văn hoá, phong tục tập quán và là một trong những truyền thống đặc trưng của Pháp. Nghệ thuật ăn uống của người Pháp có từ rất lâu đời, phát triển theo thời gian do tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau. Người Pháp biết tận dụng các món ăn của người Roman, chọn lọc một vài rau quả đến từ Y (Atiso), từ Châu Mỹ (cà chua, đậu cove)...để biến chúng thành những món ăn phổ biến của nước Pháp.
Thông thường Pháp có 3 bữa ăn chính:
- Bữa sáng ( Khoảng từ 7 đến 8 giờ): Càfê sữa và bánh mỳ phết bơ hoặc bánh sừng bò, bánh ngọt có bơ.
- Bữa trưa (Khoảng từ 11 đến 13 giờ): Trước đây là bữa chính của gia đình, nay thường là bữa ăn nhẹ với thịt nguội hoặc thịt đông, kết thúc bằng fomat và trái cây.
- Bữa tối (Khoảng từ 19 đến 20 giờ): Đây là bữa ăn chính trong ngày được người Pháp hết sức coi trọng vì nó là lúc gặp mặt của các thành viên trong gia đình sau một ngày làm việc vất vả. Họ thường ăn xúp, thịt, cá với rau sà lách, fomat và tráng miệng bằng hoa quả, bánh ngọt, kem.
Nhìn chung, người Pháp có thói quen ăn rất lâu, chậm, vừa ăn vừa nói chuyện. Một bữa ăn truyền thống hoặc một bữa tiệc thường kéo dài 2 tiếng hoặc lâu hơn. Người Pháp rất thích ăn uống và tận dụng mọi dịp lễ để tổ chức ăn uống với nhau như dịp: sinh nhật, dạ hội, mừng nhà mới...Theo một cuộc thăm dò của INSEE (Viên nghiên cứu và thống kê Pháp) thì 71% dân Pháp nói là họ thích ăn các món ăn Pháp hơn các món ăn nước ngoài. Những người già và những người về hưu rất trung thành với món ăn truyền thống của dân tộc.
Xã hội
*Công ăn việc làm: Cơ cấu dân số ở tuổi lao động.
Chỉ số | Đơn vị | 1970 | 1980 | 1993 | |
1 | Tổng dân số ở tuổi lao động | Nghìn | 21574 | 23479 | 25131 |
2 | Lao động Nam | % | 64,5 | 60,3 | 55,4 |
3 | Lao động Nữ | % | 35,5 | 39,7 | 44,6 |
4 5 | Độ tuổi 15-24 Độ tuổi 25-49 | % % | 23,1 54,9 | 19,8 59,9 | 11,1 71,0 |
6 7 | Độ tuổi từ 50 trở lên Làm tại khu vực nông nghiệp | % % | 22,0 13,5 | 20,3 8,7 | 17,9 5,8 |
8 | Làm tại khu vực công nghiệp | % | 39,2 | 35,9 | 28,5 |
9 | Làm tại khu vực dịch vụ | % | 47,3 | 55,4 | 65,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 1
- Xu Hướng Vận Động Của Thị Trường Khách Pháp.
- Quan Hệ Kinh Tế Pháp-Việt Hợp Tác Về Tài Chính:
- Sức Hấp Dẫn Của Việt Nam Trong Việc Thu Hút Thị Trường Khách Du Lịch Là Người Pháp.
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nguồn INSEE, số liệu kinh tế Pháp 1994-1995
Cơ cấu lao động ở Pháp cho thấy một số nét đặc thù riêng. Số người làm công ăn lương không ngừng tăng lên. Trình độ văn hoá của người lao động được nâng lên rõ rệt theo thời gian, năm 1968 chỉ có 2,7% dân lao động có bằng cấp trên tú tài, thì tới năm 1997 có tới 7%. Lao đông nữ tăng lên nhiều, chủ yếu từ lứa tuổi 25-29. Năm 1962 lao động nữ chiếm 27,5%, năm 1992 tăng 44%.
Cơ cấu nghề nghiệp.
Tỷ lệ % năm 1992 | Tỷ lệ % dự kiến năm 2000 | |
1 Công nhân 2 Nhân viên văn phòng | 28,4 27,5 | 25,0 28,5 |
3 Người làm môi giới | 20,2 | 22,2 |
4 Cán bộ quản lí | 10,3 | 12,4 |
Nông dân | 5,8 | 3,7 |
6 Thương gia, chủ XN nhỏ | 7,8 | 8,2 |
Tổng | 100% | 100% |
Theo tạp chí Cam Intere sse số 136.
Cơ cấu nghề nghiệp có nhiều thay đổi trong vòng 40 năm qua. Số người làm nghề nông giảm đi nhiều từ 3,9 triệu người năm 1954 xuống còn 0,99 triệu người năm 1990. Những người làm nghề thủ công buôn bán và chủ xí nghiệp cũng giảm từ 2,3 triệu (năm 1954) xuống còn 1,7 triệu (1990). Số công nhân, sau khi tăng nhiều vào thập kỷ 1970, hiện nay cũng giảm đi. Trong khi đó, ở các nghề tự do, cán bộ, tri thức cao cấp, nhân viên...số người làm tăng lên.
Xu hướng năm nay (2000) số lượng lao động chân tay giảm đáng kể, thay vào đó là sự gia tăng số lượng các nhân viên hành chính như ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, thương mại...
* Điều kiện sống:
Mức sống của người Pháp đã được cải thiện rõ rệt trong 30 năm tăng trưởng mạnh về kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, thu nhập bình quân tính theo đầu người trong thời gian từ năm 1960 đến năm 1978 đã tăng lên gấp đôi. Cho tới 1975 tiêu thụ ở Pháp tăng mạnh, nhất là đối với đồ dùng lâu bền (xe cộ, thiết bị cao cấp gia đình...). Năm 1985 mức tiêu dùng các nhân tính theo đầu người là 10859 USD và năm 1995 là 11778 USD chỉ đứng sau Mỹ, Nhật, Đức. Dự kiến mức tiêu dùng tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo, cụ thể:
Tiêu dùng cá nhân tính theo đầu người.
1985 | 1995 | 2005 | 2010 |
14206 | 17888 | 20997 | 23614 | |
Nhật | 9215 | 12920 | 16475 | 19740 |
Đức | 8181 | 11272 | 14199 | 16990 |
Pháp | 10859 | 11778 | 12644 | 13378 |
Anh | 8896 | 11525 | 14184 | 16490 |
Nguồn:Tạp chí Ngoại thương số 28/99
Có thể thấy, nhu cầu tiêu dùng của dân chúng ngày càng tăng. Sau khi đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở... người dân có nhu cầu cao hơn về văn hoá, giải trí... Sự phát triển của tiêu thụ đã dẫn đến sự phát triển tương đối đồng đều về điều kiện sống của các tầng lớp dân chúng trong xã hội.
1.2 Con người Pháp.
Người Pháp hiện đại mang trong mình cả những tính cách của người Pháp xưa và nay, nhiều khi trái ngược nhau.
Nếu như quả thực ảnh hưởng của đầu óc nông dân còn khá nặng nề trong họ: gắn bó với quê hương, làng xóm, truyền thống, thủ cựu, đầu óc thực tiễn, tiết kiệm và thận trọng; thì họ cũng là những người mang trong mình những tính cách hiệp sỹ tràn đầy lí tưởng và hào hiệp, sẵn sàng hết lòng lao vào cuộc, bột phát hành động và cá nhân.
Nếu như về cá tính họ là những người vui tính, sôi nổi, lạc quan thích rượu và thích ăn ngon, dí dỏm hay châm biếm, biết điều, hồ hởi, quan hệ rộng rãi và biết xoay xở trong cuộc sống. Đồng thời họ cũng là người thích tranh luận, hùng biện, trình bày quan điểm mạch lạc, rõ ràng, cá tính bất thường, hay tò mò, thông minh, lịch thiệp và rất khéo léo trong lĩnh vực tiếp xúc.
1.2.1 Thu nhập và phân bố chi tiêu
Năm 1986, tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người của nước Pháp là 25860 USD, xếp thứ 5 trên thế giới (sau Thuỵ Sỹ, Nhật, Mỹ, Singapore). Tổng sản phẩm quốc nội (GND) năm 1994 đạt 7354,4 tỷ frăng, chi tiêu 4433,1 tỷ frăng, chiếm 60,3% GDP; trong đó chỉ tính riêng mức chi tiêu cho du lịch chiếm gần 7,5% GDP, và chiến tới 13,2% tổng quỹ chi tiêu:
Cơ cấu chi tiêu toàn quốc
Các nhu cầu | Năm 1994 (Tỷ FF) | Tỷ lệ % | Năm 1987 % | |
1 | Ăn uống | 810,2 | 18,3 | 20,1 |
2 | Quần áo, giầy dép | 252,0 | 5,7 | 7,0 |
3 | Nhà ở, thắp sáng | 945,3 | 21,3 | 18,9 |
4 | Trang thiết bị, nhà cửa | 330,7 | 7,5 | 8,3 |
5 | Vệ sinh y tế | 453,4 | 10,2 | 8,9 |
6 | Giao thông liên lạc | 727,4 | 16,4 | 16,8 |
7 | Văn hoá, giải trí | 329,3 | 7,4 | 7,3 |
8 | Du lịch | 548,8 | 13,2 | 12,8 |
Tổng | 4433,1 | 100% | 100% |
Nguồn INSEE 1995-1996
Qua bảng cơ cấu tiêu dùng của người Pháp cho các nhu cầu từ thiết yếu đến cao cấp của năm 1994 so với năm 1978, ta có thể thấy:
*Về ăn uống: Chỉ chiếm 18,3% trong tổng chi tiêu trung bình hàng tháng của một người dân Pháp, giảm đi 1,8% so với năm 1987. Theo INSEE, hiện nay người Pháp có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn cả sau rau tươi, rượu nhẹ và các món ăn nhanh.
*Về quần áo, giầy dép: Giảm từ 7% (1987) xuống 5,7% (1994). Người Pháp có xu hướng ngày càng giảm may đo quần áo và tiêu thụ nhiều quần áo may sẵn, phổ biến là quần Jean áo phông vì sự tiện lợi và thoải mái của nó. Ngoài ra trung bình mỗi người Pháp mua 5 đôi giầy /1 năm.
*Về nhà ở và trang thiết bị: Chiếm 28,8% (1994). Người Pháp được đánh giá là sống tiện nghi vào loại bậc nhất Châu Âu. Hơn 72% dân số có nhà ở đầy đủ tiện nghi và sang trọng.
*Về vệ sinh, y tế: Người Pháp càng ngày càng coi trọng yếu tố sức khoẻ trong cuộc sống. Năm 1994 chi 11540 frăng/người, chiếm 10,2% tổng chi tiêu hàng tháng.
*Về giao thông liên lạc: Hàng năm có hơn 30 triệu lượt người sử dụng tàu siêu tốc, 57 triệu lượt người đi máy bay. Ngoài ra, họ còn sử dụng các phương tiện công cộng
như: tàu điện ngầm, xe buýt để di chuyển trong thành phố. Xu hướng không dùng xe hơi do hiện tượng tắc nghẽn giao thông.
*Về văn hoá giải trí: Theo INSEE thú giải trí được người Pháp ưa thích được xếp theo thứ tự sau:
- Thứ nhất : Đi xem phim, kịch.
- Thứ hai : Đi thăm bảo tàng (giới nữ chiếm 30%).
- Thứ ba : Nghe nhạc (70% giới trẻ 15-19 tuổi có máy nghe nhạc bỏ túi) Ngoài ra thể thao cũng là trò giải trí được đông đảo người Pháp yêu thích. Có tới 53%
số người già từ 65-75 tuổi tham gia chơi một môn thể thao nào đó.
*Về du lịch: Đây là loại hình giải trí đặc biệt được thực hiện trong kỳ nghỉ hè và nghỉ đông. Người Pháp ngày càng có xu hướng chi tiêu nhiều cho loại hình giải trí này, từ 12,8% tổng chi tiêu năm 1987 đã lên tới 13,2% tổng quỹ chi tiêu năm 1994, và dự báo còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới.
- Vào mùa hè đa số người Pháp đi du lịch trong nước về các vùng biển như: Côte d’Azun, Bordeaux, Lyon, Manseille...
-Vào mùa đông họ thích đi du lịch vùng núi Pyre’ne’eo, Alpeo, Jura...
Người Pháp cũng rất hay đi du lịch nước ngoài và xu hướng lượng khách ra nước ngoài trong thời gian tới sẽ tăng lên.
1.2.2 Quỹ thời gian nhàn rỗi.
Thời gian làm việc trong tuần của người lao động Pháp ngày càng giảm đi. Năm 1946: 60 giờ, năm 1979 còn 50 giờ và kể từ năm 1982 cò 39 giờ. Hiện nay công đoàn và công nhân đang đòi giảm giờ làm xuống còn 35 giờ/ tuần.
*Về thời gian nghỉ trong khi làm việc: Từ năm 1906 ở Pháp có quy định nghỉ 1 ngày trong 1 tuần làm việc. Ngày nay đa số người làm công ăn lương được nghỉ 2 ngày trong tuần. Một số xí nghiệp áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần. Cụ thể:
- 60% được nghỉ 2 ngày.
- 10% được nghỉ hơn 2 ngày.
- 6% được nghỉ 1,5 ngày.
- 17% được nghỉ 1 ngày.
- 7% không được nghỉ ngày nào.
*Về chế độ nghỉ phép trong năm: Thời kì mặt trận bình dân đã ra một đạo luật (20/06/1936) quy định người lao động được nghỉ phép có lương mỗi năm 2 tuần. Năm 1956 thời gian nghỉ phép năm được tăng lên ba tuần, năm 1969 lại tăng lên 4 tuần. Kể từ năm 1982, người lao động được hưởng 5 tuần nghỉ phép trong 1 năm. Ngoài ra, người làm công ăn lương còn được nghỉ vào những ngày lễ trong năm hoặc khi bận công việc gia đình, con cái; được nghỉ bù khi làm việc quá giờ (nghỉ 1/5 số thời gian làm quá giờ). Cụ thể:
- 48% được nghỉ 5 tuần.
- 12% được nghỉ 4 tuần.
- 17% được nghỉ 7 tuần hoặc hơn.
- 7% được nghỉ 6 tuần.
- 4% được nghỉ 3 tuần.
- 5% được nghỉ 2 tuần.
- 11% được nghỉ 1 tuần.
*Chế độ hưu trí: Năm 1983, tuổi hưu trí được quy định cho những người là công ăn lương là 60, với điều kiện đã làm việc và tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí chung trong 37,5 năm.
Như vậy, quỹ thời gian rỗi của Pháp là tương đối đáng kể. Đặc biệt đối với những người đã về hưu, tính tới năm 1993 tuổi thọ trung bình của nam là 73,3 tuổi và nữ là 81,5 tuổi. Sau khi nghỉ hưu khoảng thời gian nhàn rỗi trung bình >15 năm/ 1 người. Đây là cơ sở tốt cho các nhà kinh doanh du lịch thu hút khách Pháp hướng tới thị trường của mình.
1.2.3 Tập quán du lịch của người Pháp.
Pháp là nước có nền kinh tế phát triển, đi du lịch đã trở thành truyền thống của dân. Là một trong số 7 thị trường gửi khách đứng đầu thế giới, trung bình mỗi năm trong thời kỳ 1985-1994 lượng khách Pháp đi ra nước ngoài khoảng 17 triệu lượt khách với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 7,4%. Thu nhập bình quân đầu người là 18.000 USD/Năm, trong đó chi tiêu cho du lịch bình quân 219USD/ người, chiếm khoảng 1,22% thu nhập.
Thông thường mục đích chuyến đi của người Pháp là nghỉ ngơi và tìm hiểu. Người Pháp luôn đề cao văn hoá, coi trọng văn hoá dân tộc mình nhưng không bài sích các nền văn
hoá khác, ngược lại họ rất thích tìm hiểu các nền văn hoá khác để khám phá những điều bí ẩn trong cuộc sống.
Người Pháp đi du lịch thường lấy thông tin từ bè bạn và người thân đã từng đến nơi
đó.
Phương tiện giao thông mà người Pháp thường sử dụng là phương tiện giao thông công
cộng như: xe buýt, tầu điện ngầm (nếu đi quanh thành phố), máy bay và ôtô (nếu phải di chuyển xa).
Về lưu trú người Pháp có thói quen sống tiện nghi, ưa chuộng sự sạch sẽ, lịch sự, chất lượng phục vụ cao, phần đông thích nghỉ ở các khách sạn nổi tiếng quen thuộc.
Về ăn uống: Thích được thưởng thức đặc sản của vùng tham quan, những vẫn giữ thói quen uống rượu vang và những món ăn truyền thống Pháp, đặc biệt không thích ngồi ăn cùng bàn với người lạ.
Về tham quan du lịch: Thích vùng xa xôi, lạ và đẹp. Đánh giá cao hướng dẫn viên tiếng Pháp, thông minh, hài hước, nhiệt tình.
Không thích con số 13, kỵ hoa cúc và không thích hoa cẩm chướng.
1.2.4 Khả năng truy cập thông tin.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc nắm bắt thông tin nhanh, kịp thời và chính xác trở thành yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động, trong đó không loại trừ hoạt động đi du lịch của con người. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin, con người có đủ khả năng tự tìm kiếm những thông tin cần thiết. Công nghệ thông tin, điều kiện truy nhập thông tin về điểm du lịch của người Pháp hiện nay ngày càng thuận lợi hơn. Bởi Pháp có hệ thống thông tin khá đa dạng và phong phú
Báo ra đời ở Pháp rất sớm, tờ báo tin tức có từ năm 1630. Nền báo chí hiện đại của Pháp được hình thành kể từ cuộc cách mạng 1789 và không ngừng phát triển. Hiện nay tổng số báo hàng ngày và tạp chí, báo thường kỳ lên đến 15000 loại. Nếu tính tỷ lệ báo in trên đầu người, Pháp đứng hàng 22 trên thế giới với 157 tờ/1000 dân...Người Pháp rất chú ý theo dõi tin tức trên báo chí: 50,8% đọc báo hàng ngày, 1/4 gia đình đặc mua báo thường xuyên. Ngoài các cơ quan báo chí, các cơ quan thông tấn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tin