hàng ngày. Hãng AFP là cơ quan thông tấn lớn nhất ở Pháp, thành lập từ năm 1944, có khoảng 100 chi nhánh, văn phòng tại các địa phương ở Pháp và 150 chi nhánh đặt tại nước ngoài. Đây là 1 trong 10 hãng thông tấn lớn nhất thế giới. Ngoài ra ở Pháp còn có hãng thông tấn báo chí Trung Ương (ACP) và cơ quan Tổng thông tin (AGI).
Truyền hình: phát suốt ngày với 2 chương trình thời sự chính trong ngày, các chương trình văn hoá, giáo dục, giải trí... Hiện nay ở Pháp có 5 triệu gia đình đã đấu nối vào mạng bắt truyền hình qua cáp, có thể xem trên 30 kênh truyền hình của các nước trên thế giới. Người Pháp dành khá nhiều thời gian xem truyền hình. Trung bình mỗi năm dân Pháp bỏ ra 988 giờ để xem. Số người từ 15 tuổi trở lên xem truyền hình 3,7 giờ trong ngày.
Hệ thống đài phát thanh ở Pháp còn đa dạng hơn nhiều so với hệ thống truyền hình. Từ năm 1982, ngoài đài phát thanh nhà nước, các đài phát thanh của các nước lân cận với đa số cổ phần của Pháp, còn xuất hiện vô số các đài phát thanh tư nhân phát trên sóng FM.
Ngày nay Pháp đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ thông tin. Chính phủ Pháp một mặt tạo môi trường pháp lý mặt khác khuyến khích phát triển công nghệ thông tin thông qua các mục tiêu:
- -Phát triển xa lộ thông tin: Tháng 10.1994 chính phủ Pháp đã
- tuyên bố xây dựng con đường thông tin cao cấp, mục tiêu của nó là tới năm 2015 thì các công ty và người Pháp ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào đều có thể sử dụng xa lộ thông tin (Xa lộ thông tin nói chung là chỉ kỹ thuật thông tin trên cơ sở mạng lưới máy tính hiện đại, truyền dẫn các số liệu điện tử với số lượng lớn và tốc độ cao, nối thông 2 chiều ngang dọc toàn quốc với thế giới mà xương sống của nó là dây cáp quang).
- Phổ cập tin học.
- Thúc đẩy các phát minh sáng chế bằng cách miễn giảm các loại thuế cho các chương trình nghiên cứu. Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trên diện rộng. Trong tương lai Pháp sẽ phấn đấu miễn phí một số dịch vụ viễn thông và dịch vụ thông tin.
Năm 1990, thị trường của Pháp về máy tính khoảng 17 tỷ USD, những năm sau với tốc độ 43% một năm. Vị trí chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng nhanh là các máy tính nhỏ và vi tính.
Điện thoại: Năm 1995 ở Pháp 97% số hộ gia đình có điện thoại với tỷ lệ máy sử dụng là 683/1000.
Cáp đường dài: Số lượng cáp sợi quang chiếm 2,4% thị phần toàn cầu (Hoa Kỳ 6%). Cáp ngầm: Pháp là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và tiêu dùng cáp ngầm dưới
biển.
Mạng Minitel: Có khả năng cung cấp 24000 dịch vụ. Hiện nay có khoảng 1/3 số dân
Pháp sử dụng mạng này để tra cứu các thông tin về mọi lĩnh vực.
Dịch vụ của France Telecom: Đây là hệ thống viễn thông tiên tiến và có độ tin cậy cao nhất trên thế giới.
1.3 Xu hướng vận động của thị trường khách Pháp.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch trở nền một nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của con người. Pháp là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Do vậy, du lịch trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được với mỗi người dân. Năm 1996 Pháp là một trong 5 nước (Đức, Mỹ, Nhật, Anh, Pháp) gửi khách đứng đầu thế giới.
Hiện nay, sự phát triển của thị trường khách Pháp đang diễn ra theo 2 xu hướng cơ bản
sau:
1.3.1 Xu hướng 1: Du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến của người dân Pháp.
Đời sống của người dân Pháp ngày càng được cải thiện, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Người ta đi du lịch không chỉ với mong muốn được thoát ra khỏi cuộc sống thường nhật, được hít thở bầu không khí mới lạ, mà cao hơn nữa là những mong muốn được hội nhập, được tiếp xúc và tìm hiểu nền văn hoá dân tộc, được nâng cao trí thức và những kinh nghiệm sống. Hàng năm, số lượng người Pháp đi du lịch nước ngoài không ngừng tăng lên.
Biểu đồ lượng khách đi du lịch nước ngoài
Đơn vị: triệu lượt khách
Số lượt khách | Năm | Số lượt khách | |
1992 | 16.9 | 1996 | 18.6 |
1993 | 16.4 | 1997 | 21.45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 1
- Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 2
- Quan Hệ Kinh Tế Pháp-Việt Hợp Tác Về Tài Chính:
- Sức Hấp Dẫn Của Việt Nam Trong Việc Thu Hút Thị Trường Khách Du Lịch Là Người Pháp.
- Những Sản Phẩm Du Lịch Việt Nam Thu Hút Được Thị Trường Khách Pháp.
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
16.7 | 1998 | 22.1 | |
1995 | 17.2 | 1999 | 23.3 |
Nguồn: WTO
Nhìn vào biểu đồ lượng khách đi du lịch nước ngoài chúng ta nhận thấy xu hướng ngày càng gia tăng số lượng khách đi du lịch nước ngoài. Chỉ tính riêng năm 1996, Pháp chi 17746 triệu USD cho nhu cầu đi du lịch, chiếm 4,7% trong tổng chi tiêu về du lịch trên toàn thế giới (Theo những vấn đề về kinh tế thế giới- số 6 (1999)). Đó là một con số không nhỏ, tuy nhiên, xu
hướng tiếp tục gia tăng trong những năm tới bởi các nguyên nhân sau:
Quỹ thời gian nhàn rỗilà điều kiện cần biến nhu cầu đi du lịch thành cầu du lịch thực sự. Hiện nay xu thế thời gian nhàn rỗi ngày một tăng lên, với 2 lý do cơ bản sau:
- Thứ nhất là do thời gian dỗi ngày một chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng quỹ thời gian, trong khi thời gian dành cho du lịch thể thao và nghỉ ngơi ngày một chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thời gian nhàn rỗi. Trên cơ sở xu hướng phát triển của thời gian làm việc, thời gian ngoài giờ làm việc và thời gian nhàn rỗi, các chuyên gia đã dự đoán số ngày làm việc bình quân một ngày sẽ không vượt quá 200 ngày.
- Thứ hai là do sự trợ giúp của trí tuệ, khoa học kỹ thuật cũng như tiến bộ của công nghệ thông giúp con người ngày càng sử dụng hợp lí hơn quỹ thời gian nhàn rỗi của mình.
Kết quả là nhờ sắp xếp, sử dụng có khoa học, quỹ thời gian nhàn rỗi sử dụng cho mục đích đi du lịch tăng lên. Đó là điều kiện thực tế và khả năng tăng số ngày nghỉ phép trong năm, cho phép các tổ chức du lịch thu hút được thêm nhiều khách đến các cơ sở của mình. Các hãng lữ hành sẽ trở thành nguồn tiết kiệm thời gian nhàn rỗi và là tiền đề vật chất cho việc kéo dài thời gian nhàn rỗi của khách du lịch. Các cơ sở ấy đóng vai trò trung tâm trong việc kích thích sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lí nhằm thoả mãn nhu cầu về thể chất và tinh thần..
Khả năng thanh toán cao:là điều kiện đủ biến nhu cầu du lịch thành cầu thực sự. Như đã phân tích ở trên Pháp là một trong những nước có thu nhập bình quân trên đầu người vào hàng cao trên thế giới. Theo dự báo năm nay (2000) tốc độ tăng trưởng GDP của Pháp đạt khoảng từ 2,25 đến 2,75%.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Pháp
1980 | 1985 | 1990 | 1995 | Dự kiến 1997 2000 | |
GDP (Tỷ USD) | 665 | 523 | 1195 | 1263 | 1394 |
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) | 1,1 | 1,9 | 2,5 | 2,2 | 2,3 2,25- 2,75 |
Nguồn: Tạp chí ngoại thương số 10-1999
Có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Pháp không ngừng tăng lên, phản ánh đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu du lịch từ chỗ là nhu cầu cao cấp đã trở thành nhu cầu bình thường hàng ngày và không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Du lịch ngày càng trở nên nhu cầu thiết yếu trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, kỳ nghỉ hàng năm để giúp mọi người phục hồi sức khoẻ, lấy lại cân bằng sinh thái của nhịp sống đã bị phá vỡ do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Du lịch đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, học hỏi, khám phá thế giới xung quanh thông qua các loại hình du lịch như: Du lịch văn hoá, du lịch thám hiểm và du lịch sinh thái...
Hơn nữa, Pháp còn là nước có nguồn dân số tương đối già. Phần lớn trong số họ có thời gian sống và làm việc ở Việt Nam, có khả năng thanh toán cao và quỹ thời gian nhàn rỗi lớn... Đây là điều kiện và cơ sở tốt cho việc thực hiện chuyến đi du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế.
Điều kiện thuận lợi của môi trường xã hội
Chính phủ Pháp thường xuyên khuyến khích người dân đi du lịch nước ngoài. Bởi du lịch không chỉ nâng cao tầm hiểu biết xã hội; không chỉ là bức thông điệp của tình hoà bình hữu nghị mà trong đó nó góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu lợi nhuận từ các nước khác trên thế giới.
Ngày nay, xu hướng của các nước trên thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác cùng có lợi. Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học-kỹ thuật, văn hoá giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế ngày một phát triển và mở rộng.
Hệ thống thông tin và giao thông vận tải.
Thông tin và giao thông vận tải là một trong những tiền đề kinh tế quan trọng góp phần tích cực trong vấn đề thúc đẩy người dân Pháp đi du lịch nước ngoài. Nhờ mạng lưới thông tin và giao thông vận tải hoàn thiện, du lịch ngày càng phát triển với tốc độ nhanh và trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến.
Như đã phân tích ở trên Pháp là nước có hệ thống thông tin đa dạng, phong phú và hiện đại. Hệ thống thông tin này góp phần tạo điều kiện cho người dân Pháp có những hiểu biết nhất định về thế giới. Đó là cơ sở cho việc hình thành nhu cầu du lịch, tìm kiếm thông tin và biến nhu cầu thành quyết định thực sự của chuyến du lịch.
Nếu như thông tin giúp cho con người có một quyết định chính xác về tuyến điểm du lịch thì hệ thống giao thông vận tải phát triển biến nhu cầu tiềm năng trở thành nhu cầu đi du lịch thực sự. Từ xưa, giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch. Ngày nay, giao thông đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, giao thông vận tải Pháp nói riêng và toàn thế giới nói chung không chỉ phát triển về mặt số lượng mà còn phát triển về mặt chất lượng như: Tốc độ, an toàn, sự tiện lợi và giá cả. Tạo điều kiện cho con người có thể di chuyển
một cách nhanh chóng, thuận tiện bằng phương tiện giao thông hiện đại: Tàu hoả cao tốc với tốc độ trên 200Km/giờ, tàu chạy trên đệm từ, máy bay phản lực hiện đại tốc độ trên 2000Km/giờ.
Ngoài ra, tiến bộ của vận chuyển hành khách còn thể hiện trong sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển. Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi ở các điểm giữa tuyến, tiết kiệm thời gian đi trên đường, tăng khoảng thời gian dành cho tham quan, giải trí... Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nghành du lịch.
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng trong tương lai xu hướng lượng khách Pháp đi du lịch nước ngoài sẽ gia tăng. Anh hưởng của cuộc sống công nghiệp, quĩ thời gian nhàn rỗi, khả năng thanh toán và môi trường chính trị lành mạnh...sẽ là những nhân tố tích cực trong việc đẩy mạnh nhu cầu du lịch. Thực tế Pháp sẽ là thị trường gửi khách đầy triển vọng với các nhà kinh doanh du lịch trên thế giới. Du lịch không còn phải là một nhu cầu thứ yếu mà ngày càng trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến.
1.3.2 Xu hướng 2: Sự thay đổi hướng đi của luồng khách Pháp.
Trước chiến tranh thế giới lần thứ 2, nguồn khách Pháp chủ yếu tập trung ở các nước ven bờ Địa Trung Hải, biển Đen, Hawai... ở các nước lân cận. Sau năm 1975 luồng khách di chuyển sang vùng Châu á Thái Bình Dương. Đặc biệt trong những năm gần đây lượng khách Pháp đến vùng Châu á tăng lên rõ rệt, nguyên nhân chính là do:
- Châu á là khu vực đáp ứng được trào lưu du lịch mới trong khi Châu Âu đã quá quen thuộc với đại bộ phận khách du lịch có nhiều tiền. Những năm đầu của thế kỷ 21 chắc chắn sẽ diễn ra một trào lưu du lịch mới “rộng” và “sâu”. Kiểu du lịch “Cưỡi ngựa xem hoa” sẽ dẫn chuyển sang một nền du lịch đi sâu vào các tầng văn hoá nhân văn cùng các nơi “Sơn cùng thuỷ tận” để nắm bắt đặc trưng lịch sử của các nền văn hoá khác nhau, đường nét kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, các thành tựu khoa học. Ví dụ như trước đây người Pháp đi du lịch để hưởng thụ cuộc sống xa hoa vật chất như nhà lầu, xe hơi, rượu Sâm banh... thì ngày nay luồng khách du lịch rẽ sang một hướng khác nhằm thoả mãn các yếu tố về mặt tinh thần. Họ muốn đến những ngọn nguồn sông suối, các đỉnh núi cao vào sâu trong rừng già, hang động, hoang mạc. Họ mong muốn tìm kiếm những di sản tự nhiên chưa ai biết tới; khám phá những nền văn hoá cổ xưa trên thế giới chưa từng được phát hiện; những kho tàng nghệ
thuật, văn hoá cổ cũng như thiên nhiên tạo hoá còn bí ẩn nằm trong lòng đất, dưới đáy biển hoặc trong rừng sâu... Từ thực tế này đương nhiên nguồn khách du lịch quốc tế nói chung và khách Pháp nói riêng chuyển hướng đến Châu á như một tất yếu khách quan.
- Châu á Thái Bình Dương liên tục trong 3 thập kỷ qua là khu vực kinh tế phát triển năng động và vững chắc. Hiện nay và trong tương lai sang thế kỷ 21, nơi đây vẫn là khu vực kinh tế có nhịp độ tăng trưởng dẫn đầu thế giới và hoạt động rất nhộn nhịp, thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Nhiều người dự đoán, sang thế kỷ 21 Châu á Thái Bình Dương sẽ trở thành trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của thế giới. Nơi chứa đựng môi trường kinh doanh hấp dẫn thu hút các thương gia trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư. Du lịch công vụ đã và đang phát triển mạnh tạo điều kiện thu hút một lượng khách quốc tế nói chung và khách Pháp nói riêng đến Châu á.
Như vậy, Châu á không chỉ là nơi đáp ứng được trào lưu du lịch “rộng” và “sâu” mà còn là môi trường thuận lợi cho phép các chuyên gia kinh tế tìm đối tác trong quá trình hợp tác cùng có lợi. Thế giới hiện đang tiến vào Châu á, Châu á sẽ là nơi thu hút nhiều khách du lịch lớn nhất ở thế kỷ 21.Trong điều kiện đó, khách du lịch quốc tế nói chung và khách Pháp nói riêng sẽ trở thành một thị trường lớn và đầy triển vọng đối với ngành du lịch Châu á trong đó không thể không nhắc tới Việt Nam.
2. Mối quan hệ giữa Cộng hoà Pháp và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.1 Nét tương đồng trong lịch sử văn hoá dân tộc.
Việt Nam có mặt giữa lòng nhân loại từ lâu đời, được coi là 1 trong 34 nền văn minh gốc của loài người. Văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng, giầu tính nhân văn, vừa cởi mở hoà đồng, vừa giầu bản sắc. Nó là điểm giao thoa nhiều nền văn hoá, nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần, thiên nhiên và xã hội, lại có cốt cách bản địa bền vững, nơi chứa đựng nhiều biến đổi lịch sử có ý nghĩa lớn vì vậy từ lâu đã giành được mối quan tâm của nhân dân thế giới... Qua mấy thập kỷ tiếp xúc, văn hoá Phương Tây nói chung và văn hoá Pháp nói riêng đã ảnh hưởng một cách sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của văn hoá Việt Nam. Đó là quá trình thâu hoá linh hoạt, tiếp nhận những gì có ích và biến đổi cho phù hợp.
2.1.1 Trên phương diện tôn giáo.
Thiên Chúa Giáo là một bộ phận quan trọng của văn hoá Pháp. Trước cách mạng năm 1789 nhà thờ giữ một vị trí quan trọng, chi phối các hoạt động của quốc gia. Thiên Chúa Giáo được coi là quốc giáo, các vị vua tự xưng là con cả của nhà thờ. Năm 1905 Quốc hội Pháp mới thông qua đạo luật tách biệt vai trò của nhà nước và nhà thờ. Tuy vậy ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo còn đậm nét trong đời sống nhân dân: những ngày nghỉ lễ ở Pháp hầu hết là những ngày lễ thánh; lễ thành hôn, lễ tang được tổ chức tại nhà thờ; đa số trẻ em được làm lễ rửa tội, nhập làng đạo; mỗi thôn xóm đều có nhà thờ riêng; nền giáo dục tôn giáo vẫn tồn tại song song với giáo dục công...
Việt Nam chiụ ảnh hưởng sâu sắc của đạo Thiên Chúa Giáo. Trải qua quá trình tiếp xúc dân tộc Việt Nam tiếp nhận dưới góc độ những gì có ích và biến đổi cho phù hợp. Ví dụ như: Nếu ở Pháp đạo Thiên Chúa Giáo với ngôi nhà thờ nổi tiếng theo lối kiến trúc cao vút có đỉnh tháp nhọn hoắt, thì ở Việt Nam một trong những nhà thờ đầu tiên là nhà thờ Phát Diệm lại xuất hiện dưới dạng kiến trúc dân tộc thấp, trải rộng và có mái cong; do truyền thống trọng nữ, người Việt Nam thường đưa Đức mẹ Maria lên vị trí sùng kính đặc biệt mà ở Phương Tây không gặp; do tinh thần dân tộc truyền thống của mình, người Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam ngày nay đã và đang thực sự hoà mình với dân tộc, ở trong dân tộc, vì dân tộc, xây dựng cho mình một truyền thống kính Chúa, yêu nước và đề cao tinh thần “ Sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
2.1.2.Trên bình diện văn hoá vật chất.
Anh hưởng quan trọng nhất trong phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông đây là các lĩnh vực phát triển mạnh ở Phương tây.
-Lĩnh vực đô thị: Từ cuối thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm chính trị đã chuyển sang phát triển theo mô hình đô thị công-thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế. Ơ các đô thị lớn dần hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc, nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời. Các đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần phát triển.
-Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách Phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam. Chẳng hạn toà nhà của trường