hợp đồng. Kết quả là gây cho khách sự bất bình. Công ty có thể hạn chế rủi ro này bằng cách thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Cần phải cho họ thấy giá trị của sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau trong kinh doanh du lịch bằng cách tạo ra hoặc hứa hẹn tạo ra cho họ những lợi ích nhất định. Ví dụ như công ty thường xuyên cung cấp một lượng khách lớn, ổn định và quảng cáo cho họ... Với những biện pháp như vậy, công ty sẽ tạo ra mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp.
Các hoạt động kiểm tra, thẩm định nhà cung cấp phải được tiến hành theo một trình tự nhất định. Căn cứ vào sự không đồng đều về chất lượng của các dịch vụ khác nhau, ở các khu vực khác nhau. Nhiệm vụ này có thể giao cho phòng điều hành thực hiện vì họ là những người chuyên về chuẩn bị các dịch vụ cho chương trình, do vậy họ luôn nắm vững thông tin về các nhà cung cấp. Về mặt tổ chức thực hiện, công ty có thể duy trì cách thức tổ chức phòng điều hành theo hình thức phân công phân nhiệm từng nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên với những phạm vi kiểm soát nhất định, nhằm đem đến cho du khách chất lượng dịch vụ tốt nhất, an toàn nhất và hiệu quả kinh tế nhất.
1.2.2 Đa dạng hoá các chủng loại dịch vụ
Ngày càng đa dạng hoá các chủng loại dịch vụ một mặt tránh tâm lí nhàm chán cho du khách tạo sức hấp dẫn, mặt khác kéo dài thời gian đi du lịch mang lại doanh thu lớn cho công ty. Cụ thể thông qua các giải pháp sau:
-Khai thác các loại hình du lịch mạo hiểm: Leo núi, lặn biển, đi xuồng cao su vào đầu nguồn các con sông, những chuyến đi bộ mạo hiểm vào các vùng xa...
-Đa dạng hoá các loại hình vui chơi giải trí, đặc biệt khai thác loại hình giàu bản sắc dân tộc như.
-Khai thác mạnh nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, cho du khách thưởng thức sự đa dạng trong các món ăn truyền thống của ngưòi Việt Nam: bằng cách trong quá trình thực hiện chuyến đi phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng dân tộc truyền thống. Bên cạnh đó việc sáng tạo món ăn mới không mâu thuẫn với việc giữ gìn món ăn dân tộc, cũng mang lại sự đa dạng của chủng loại dịch vụ trong tour du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Thị Trường Khách Pháp Tại Công Ty: Theo Độ Tuổi
- Dự Báo Xu Hướng Vận Động Của Thị Trường Pháp Tại Công Ty.
- Hoàn Thiện Và Làm Phong Phú Các Chương Trình Truyền Thống
- Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 14
- Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
-Đặc biệt quan tâm chú trọng đa dạng các hình thức phục vụ trước, trong và sau chuyến đi du lịch: dịch vụ tư vấn, dịch vụ liên quan đến nhu cầu cần thiết hay nhu cầu tự phát sinh hàng ngày...tạo ra cho du khách cảm thấy bản thân mình được quan tâm, được tôn trọng...
Tóm lại việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chủng loại dịch vụ là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Đây có thể được xem như lời quảng cáo có hiệu lực nhất trong chiến lược ngày càng duy trì và mở rộng thị trường khách Pháp tại Việt Nam.
1.3 Tăng cường dịch vụ hướng dẫn
Trên thực tế, hoạt động hướng dẫn du lịch ngoài hoạt động của hướng dẫn viên du còn có một số công việc khác như: Xây dựng các chương trình, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chúng và ngay cả việc tổ chức hoạt động của các hướng dẫn viên du lịch...Song, hoạt động của các hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò chủ yếu, nó quyết định phần lớn chất lượng của công việc hướng dẫn du lịch. Do vậy nó là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm của công ty. Hướng dẫn viên cần hiểu biết về tính cách và tình cảm của ngưòi Pháp, thói quen và sở thích của họ, thành thạo tiếng pháp và đặc biệt phải là người lạc quan vui vẻ, khôi hài, nhiệt tình, lịch sự không định kiến và cầu tiến. Để tạo được một đội ngũ hướng dẫn viên như vậy, công ty phải thực hiện các giải pháp từ quản lý đến đào tạo:
-Đào tạo lại, bổ túc kiến thức với khoảng thời gian khác nhau cho các loại hướng dẫn viên khác nhau:
+Hướng dẫn viên tại điểm du lịch: Hoạt động trong một phạm vi nhỏ đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, không chỉ có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà có kiến thức về lịch sử, văn hoá, địa lý...đồng thời phải gắn các yếu tố đó cho phù hợp với từng đối tượng khách du lịch. Đây là hướng dẫn viên mà công ty thường sử dụng hướng dẫn viên tại địa phương, do vậy muốn thu hút được du khách, công ty cần có những biện pháp tích cực trong việc lựa chọn hướng dẫn viên hợp tác trong quá trình thực hiện tour.
+Hướng dẫn viên địa phương: Hoạt động trong phạm vi một vùng du lịch, một tỉnh hoặc thành phố... đòi hỏi lượng kiến thức chuyên sâu.
+Hướng dẫn viên quốc gia: Đòi hỏi khả năng ngoại ngữ cao, hiểu biết các dân tộc trên thế giới.
-Nội dung đào tạo, công ty nên áp dụng nhằm tăng cường hoạt động hướng dẫn như sau:
+Các kiến thức về kinh tế chính trị, kinh doanh du lịch, lữ hành
+Các kiến thức nghiệp vụ, qui trình, phương pháp hướng dẫn
+Các kiến thức về luật pháp, đối ngoại liên quan đến du lịch, tâm lý du lịch và nghệ thuật giao tiếp ứng xử.
+Các kiến thức về địa lý, lịch sử, văn hoá, xã hội, mỹ thuật...
Bên cạnh giải pháp đào tạo, nhằm tăng cường hoạt động hướng dẫn công ty cần có giải pháp tăng cường đội ngũ hướng dẫn viên chính thức và đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình và giỏi chuyên môn.
2.Chính sách khuyếch trương.
Sau khi đã xây dựng được một chương trình du lịch mới, việc đầu tiên đối với các nhà kinh doanh là phải làm sao đó thông tin đến khách hàng một cách chính xác, kịp thời về chương trình du lịch nhằm thu hút nhiều khách tham gia và tiêu dùng sản phẩm của công ty. Cụ thể ở ba phương thức chính sau:
2.1Thông tin và quảng cáo
Đây là khâu hết sức quan trọng trong việc cung cấp những tín hiệu cần thiết vào các thời điểm chính xác tới khách hàng thuộc thị trường mục tiêu nhằm khích lệ họ nhận thức và quyết định tiêu dùng sản phẩm của công ty. Muốn vậy, thông tin và nhất là quảng cáo cần nhằm vào đối tượng khách công vụ, khách du lịch đã có tuổi nghỉ hưu và khách thăm thân ở những đặc điểm sau: Chính xác - cụ thể - gợi mở - có giai đoạn và lặp đi lặp lại. Việc này có thẻ được tiến hành thông qua các phương tiện chủ yếu sau:
-Phân phát các tài liệu về chương trình du lịch như tờ gấp, quyển sách mỏng...nêu bật những mặt hấp dẫn đặc biệt của chương trình thông qua các hãng lữ hành Pháp mà công ty có quan hệ, những du khách đã tới Việt Nam hoặc những cơ quan có người Pháp làm việc.
-Tiến hành quảng cáo trên truyền hình hoặc báo chí bằng tiếng Pháp
-Thường xuyên tham gia các hội chợ trong và ngoài nước. Đặc biệt các hội chợ lớn tại Pháp như: DEAUVILLE, SALON MONDIAL UTOURIME... Đặc biệt là hội chợ TOP REASA là hội chợ lớn nhất dành cho ngành kinh doanh du lịch các nước nói tiếng Pháp. TOP RESA họp định kì mỗi năm một lần tại deaville Pháp (Cách Paris khoảng 300km). Thời gian hội chợ diễn ra khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10. Đây là hội chợ quan trọng đối với các hãng lữ hành Việt Nam nói chung và công ty du lịch Việt Nam Hà Nội nói riêng...nhằm tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh cũng như sản phẩm của công ty đến với công chúng Pháp. Hoặc ít nhất một lần du khách cũng được biết tới tên tuổi của công ty.
-Sử dụng mạng thông tin toàn cầu Internet để cung cấp các thông tin về du lịch Việt Nam và các chương trình của công ty cho khách, chi phí bỏ ra tuy lớn nhưng hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, một trong những biện pháp tuyên truyền quảng cáo hiệu quả nhất, là việc ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng và thoả mãn mọi nhu cầu chính đáng của khách, để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách Pháp vốn hào hoa và cởi mở. Chính họ sẽ là nguồn quảng cáo tin cậy nhất cho bạn bè và người thân của họ về uy tín hình ảnh và sản phẩm của công ty.
2.2.Quan hệ tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí trong và ngoài nước:
Để họ trực tiếp hoặc gián tiếp giới thiệu vể sản phẩm của công ty.
2.3. Khuyến mại
-Sử dụng mức giá ưu đãi cho khách mục tiêu của công ty trong thời gian thích hợp.
-Tổ chức các chuyến đi làm quen cho các đại lí lữ hành bên Pháp, phí tổn do công ty đài thọ.
-Miễn phí một số dịch vụ cho khách du lịch quay lại Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng chương trình của công ty như xe đón tại sân bay và một số dịch vụ khác.
-Với những đoàn khách lớn, sử dụng chính sách 15+1 (trên 15 người có một người được miễn dịch vụ trừ visa).
-Có hình thức tặng quà lưu niệm mang hình ảnh của công ty cho mỗi du khách sau khi kết thúc tour du lịch.
Ngoài ba phương thức: Thông tin quảng cáo, quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng và khuyến mại. Công ty nên tạo ra nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm. Bởi vì, nhãn hiệu sản phẩm không chỉ là một cách hữu ích phân biệt được sản phẩm của công ty với sản phẩm của công ty khác mà còn là cách để tăng thêm nhận thúc của khách hàng đối với giá trị của sản phẩm. Qua nhãn hiệu xác định được sản phẩm của công ty và so sánh nó với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. ở Việt Nam, vấn đề về nhãn hiệu sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các công ty đều xây dựng biểu tượng riêng cho mình nhưng cần phải thấy rằng biểu tượng cuả công ty khác với biểu tượng cho mỗi sản phẩm. Tuy nhiên trong việc tạo ra hình ảnh chung của công ty, biểu tượng công ty vẫn được sử dụng là chính. Nhưng tao ra một nhãn hiệu tốt riêng cho mỗi sản phẩm cụ thể lại có ý nghĩa lớn đối với công ty và có ưu điểm lớn đối với hoạt động Marketing:
-Nhãn hiệu giúp cho việc xác dịnh một sản phẩm: Mô tả sản phẩm và là hàng rào ngăn cản đối với các đối thủ cạnh tranh.
-Nhãn hiệu có quan hệ chặt chẽ với các lợi ích đặc biệt của sản phẩm, nó gợi ý cho người mua trong quá trình ra quyết định mua, đồng thời chỉ rõ mức chất lượng của dịch vụ cung cấp trong sản phẩm.
-Nhãn hiệu là một công cụ chủ chốt trong chiến lược phân đoạn thị trường, nó quan hệ mật thiết với giai đoạn đặc biệt của thị trường và có thể giúp cho việc mở rộng phần thị trường của công ty khi mà toàn bộ thị trường đối với một sản phẩm đã bão hào.
-Giúp khách hàng tránh được sự mạo hiểm, đặc biệt với các sản phẩm vô hình như tour du lịch.
Tóm lại, có thể bằng hình thức này hay khác, công ty khuyếch trương sản phẩm của mình ra thị trường, muốn thành công trong việc mở rộng thị trường, nhất thiêt thông tin phải mang tính chính xác, trung thực. Đó mới là điều đích thực nhất mang lại uy tín và danh tiếng của công ty trên thị trường trong và ngoài nước đặc biệt là thị trường Pháp.
3. Chính sách giá cả.
Chính sách giá cả hợp lí là nhân tố quyết định đến sự thành công của chương trình du lịch. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mức giá tương ứng với chất lượng dịch vụ là điều kiện tốt giúp công ty tạo lập được thị trường khách hàng cho riêng mình.
Giá cả của chương trình du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Số lượng điểm du lịch có trong chương trình, các dịch vụ cung cấp cho du khách...là một công ty lớn có mối quan hệ rộng rãi có uy tín đối với các nhà cung cấp, hơn nữa công ty có đội xe riêng và khách sạn trực thuộc nên việc đưa ra mức giá mềm dẻo linh hoạt là điều hoàn toàn có thể của công ty.
Đặc biệt công ty nên áp dụng chính sách giá thấp, giá phân biệt đối với các chương trình du lịch mới hoặc tại thời điểm vắng khách; giá ưu đãi cho các đối tượng khách nằm ở 3 phân đoạn thị trường trên; Khách đi với số lượng lớn...
Muốn làm được điều này, thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trực thuộc trong công ty, các nhà cung cấp đặc biệt là mối quan hệ với khách sạn Sofitel Metropole (Nơi thường xuyên đón rất nhiều khách Pháp đến lưu trú).
3.1 Biện pháp chính để giảm giá tour trong điều kiện giữ nguyên chất lượng phục vụ:
-Tích cực tìm kiếm đối tác vừa đảm bảo chất lượng dịch vụ, vừa có mức giá hạ hơn các nhà cung cấp khác. Đây là một trong những giải pháp tốt giúp doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá cạnh tranh trên thị trường. Trong điều kiện hiện nay, cung lớn hơn cầu, vì vậy công ty có thể áp dụng nhằm thu hút lượng khách đến Việt Nam.
-Công ty giảm phần trăm lợi nhuận, đưa ra mức giá hợp lí. Đây là phương án không mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt, nhưng sẽ được đền bù xứng đáng trong tương lai. Trên thực tế, giảm lợi nhuận trên 1 tour du lịch, số tour bán ra nhiều dẫn tới chỉ tiêu tổng lợi nhuận vẫn có thể tăng mà uy tín và hình ảnh của công ty càng được khẳng định trên thị trường.
3.2 Ap dụng chính sách giảm giá tương đối thông qua việc nâng cao chất lượng phục vụ trong khi mức giá không thay đổi. Giữ nguyên mức giá không chỉ tránh gây tâm lí hoang mang, lo lắng cho du khách về chất lượng dịch vụ, mà điều quan trọng hơn nó còn tạo niềm tin cho đội ngũ nhân viên trong quá trình làm việc. Thực tế đây là một trong những biện pháp tối ưu trong điều kiện môi trường cạnh tranh lành mạnh. Bởi chất lượng phục vụ phụ thuộc vào nhân viên, nghĩa là chất lượng nằm trong tầm tay kiểm soát của các nhà quản lí. Vấn đề là làm sao cho nhân viên của mình nhận thức được rằng: Thu hút khách hàng hàng là vấn đề sống còn, liên quan tới chính bản thân họ trong vấn đề thu nhập. Nhân viên là yếu tố có sẵn trong công ty, một cử chỉ, hành vi nhỏ cũng có thể đem lại mức chất lượng hoàn hảo, đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thông qua việc sử dụng triệt để nguồn nhân viên với mức chất lượng tương xứng sẽ đem lại khả năng cạnh tranh lớn cho công ty.
Tóm lại, nhằm duy trì và ngày càng mở rộng thị trường khách Pháp, công ty nên đưa ra một mức giá linh hoạt áp dụng cho từng đối tượng, từng thời điểm và từng thời kỳ khác nhau...Tuy nhiên, vấn đề mang tính chất cốt lõi là phải luôn luôn đảm bảo mức phục vụ tối đa, có như vậy công ty mới có khả năng mở rộng thị trường thu hút khách.
4. Chính sách phân phối.
Chính sách phân phối góp phần quan trọng tạo ra hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua việc kích thích tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thực tế, phần lớn các chương trình du lịch của công ty được bán thông qua 2 kênh: Hãng lữ hành quốc tế và bán lẻ cho du khách. Do đó, để nâng cao hiệu quả của chính sách phân phối, cần sử dụng các biện pháp sau:
-Tạo lập mối quan hệ với các hãng lữ hành quốc tế thông qua các hội chợ triển lãm du lịch, các cuộc hội thảo, hội nghị về du lịch...
-Thắt chặt mối quan hệ với các hãng du lịch lữ hành mà công ty đã và đang quan hệ bằng cách tổ chức các chuyến du lịch khảo sát, tìm hiểu về du lịch, tổ chức các hội nghị khách hàng của công ty.
-Đặc biệt có chính sách ưu đãi hợp lí đối với các hãng lữ hành có quan hệ lâu năm như chính sách giá. Cụ thể: giảm giá, kéo dài thời hạn thanh toán...
-Tăng cường kí kết hợp đồng ngắn và dài hạn với các hãng lữ hành gửi khách lớn tại thị trường Pháp trên cơ sở hợp tác nhằm xây dựng các tour du lịch hấp dẫn.
-Ngoài ra, công ty nên mở một van phòng đại diện tại Pháp, nhằm thông tin cho khách hàng, thực hiện các chương trình quảng bá và bán sản phẩm. Đây là giải pháp đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn nhưng hiệu qủa kinh tế cao, tạo dựng uy tín và hình ảnh của công ty trên thị trường Pháp.
Như vậy, chiến lược Marketing - Mix tập trung vào 3 phân đoạn thị trường: Khách công vụ, khách có tuổi đã nghỉ hưu và khách thăm thân... đã vạch ra cho công ty định hướng trong vấn đề duy trì và ngày càng mở rộng thị trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến thị trường khách Pháp. Tuy nhiên, muốn áp dụng thành công chiến lược này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, điều quan trọng hơn nữa là sự quan tâm của đảng và nhà nước, sự phối hợp cùng thực hiện giữa các ban ngành có liên quan.
Khuyến nghị.
Không thể phủ nhận rằng, trong mấy năm vừa qua, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, hiệu quả mà ngành du lịch đem lại vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch của nước nhà. Để hoạt động du lịch lữ hành nói riêng và hoạt động kinh doanh du lịch nói chung thực sự đem lại hiệu quả cao, đòi hỏi các cấp, ngành có liên quan đưa ra những chính sách, cơ chế hợp lí, tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển. Sau một thời gian đi khảo sát thực tế và nghiên cứu đề tài: “Các biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách Pháp tại công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội” tôi xin mạnh dạn nêu ra một số khuyến nghị sau:
1. Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch.
1.1 Chính Phủ: