Nhtmcp Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh Phú



Thọ

2.1.2.8. NHTMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Phú


Được thành lập từ tháng 7/2004, đến 31/12/2012, tổng tài sản của chi nhánh

đạt 601,5 tỷ đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 563,6 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 504 tỷ đồng.

Tổng số cán bộ nhân viên là 65 người được chia thành 13 phòng ban (ban giám đốc, 8 phòng giao dịch, phòng kế toán - ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự, phòng kinh doanh tín dụng, phòng quản lý rủi ro). Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ được thể hiện trong sơ đồ 2.8.

Sơ đồ 2.8: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ


Ban giám đốc



Phòng quản lý rủi ro


8

PGD


Phòng kế toán - ngân quỹ


Phòng kinh doanh tín dụng


Phòng hành chính nhân sự

Các loại sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng: huy động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, thẻ ATM...

2.1.2.9. NHTMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì

Được thành lập từ tháng 6/2008, đến 31/12/2012, tổng tài sản của chi nhánh đạt 1.303,7 tỷ đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 1.245 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 783,4 tỷ đồng.


Tổng số cán bộ nhân viên là 80 người được chia thành 9 phòng ban (ban giám đốc, 3 phòng giao dịch, phòng kế toán - ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro). (xem sơ đồ 2.9)


3

PGD


Phòng kế toán - ngân quỹ


Phòng quản lý rủi ro

Ban giám đốc

Sơ đồ 2.9: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì






Phòng

Phòng


Phòng


khách

khách


hành


hàng

hàng


chính


doanh


nhân


nhân

nghiệp


sự



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 7

Các loại sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng: ngoài các sản phẩm truyền thống như huy động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, thẻ ATM, thẻ quốc tế; chi nhánh còn có các sản phẩm Internet banking, dịch vụ tin nhắn SMS...

2.1.2.10. NHTMCP Hàng Hải chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ (MSB Chi nhánh Phú Thọ) được thành lập ngày 16/7/2009. MSB Chi nhánh Phú Thọ hiện có 04 Phòng Nghiệp vụ (gồm: Trung tâm KHDN; Trung tâm KH cá nhân; Bộ phận Kế toán; Bộ phận Hành chính) và 02 Phòng giao dịch trực thuộc (Phòng GD Tiên Cát và Phòng GD Lâm Thao).

Đến thời điểm 31/12/2012 tổng số cán bộ nhân viên tại chi nhánh là 35 người. Tổng tài sản của chi nhánh đạt 528,6 tỷ đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 506,8 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 158,7 tỷ đồng. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Hàng Hải chi nhánh Phú Thọ được thể hiện trong sơ đồ 2.10.



2

PGD


Phòng kế toán - ngân quỹ

Ban giám đốc

Sơ đồ 2.10: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Hàng Hải chi nhánh Phú Thọ



Trung




Trung

tâm


Phòng


tâm

khách


hành


khách

hàng


chính


hàng

doanh


nhân


nghiệp


sự


nhân

Các loại sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng: ngoài các sản phẩm truyền thống như huy động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, thẻ ATM, thẻ quốc tế; chi nhánh còn có các sản phẩm Internet banking, dịch vụ tin nhắn SMS...

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN 31/12/2012

2.2.1. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của VCB Việt Trì:

Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của VCB Việt Trì

được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Việt Trì

Đơn vị: tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu


Thực hiện năm 2011


Thực hiện năm 2012


KH 2012

Thực hiện năm 2012

% So với năm 2011

% So với kế hoạch

1

Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND)

HĐV VNĐ

HĐV ngoại tệ

128,6

105,5

23,1

341,05

297,45

43,6

257,0

265,2%

281,9%

188,7%

132,7%



2

Tổng dư nợ cho vay

440,6

742,8

630,0

168,6%

118%


Dư nợ phân theo nhóm:







Nhóm 1

354,5

680





Nhóm 2

81,7

15,7





Nhóm 3

3,9

0





Nhóm 4

0

21,8





Nhóm 5

0,5

25,2





Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)

4,4

47





Tỉ lệ nợ xấu (%)

1,45%

6,34%

1,2%



3

Lợi nhuận (tỷ VND)

-6,6

-15




(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của VCB Việt Trì)

2.2.1.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Trì mới được thành lập vào đầu tháng 08/2011 trên cở sở tách từ Chi nhánh Vĩnh Phúc. Với xuất phát điểm nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chỉ có 64 tỷ quy VND. Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 341,05 tỷ VND được phân chia theo cơ cấu:

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:

- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 175,35 tỷ quy VND chiếm khoảng 51% nguồn vốn huy động từ khách hàng.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 165,7 tỷ quy VND chiếm 49% nguồn vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.1a

Bảng 2.1a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB Việt Trì

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

So sánh (+/-)

VND

USD

VND

USD

VND

USD

Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND


105,5


23,1


297,45


43,6


+ 182%


+88,7%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của VCB Việt Trì)


Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đã có sự cân bằng với huy động vốn từ dân cư, tuy nhiên nguồn vốn này chủ yếu là lượng tiền gửi không kỳ hạn, không mang tính bền vững.

Như vậy, chi nhánh phải sử dụng vốn cấp trên để phục vụ nhu cầu cho vay là 401,8 tỷ đồng.

2.2.1.2. Chất lượng tín dụng

Năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả kèm theo các chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, tuy nhiên vẫn đạt được những kết quả nhất định. Dư nợ đến 31/12/2012 là 742,8 tỷ quy VND phân theo thời hạn vay, loại tiền vay được trình bày trong bảng 2.1b.

Bảng 2.1b: Dư nợ tín dụng của VCB Việt Trì phân theo thời hạn và loại tiền vay

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012 (31/12/2012)

Quy VND

742,8

- VND

619,6

- Ngoại tệ

123,2

- Ngắn hạn

602,45

- Trung, dài hạn

140,35

- Tỷ lệ nợ xấu

6,34%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của VCB Việt Trì)

Nợ nhóm 1 là 680 tỷ đồng, chiếm 91,5% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ.

Nợ nhóm 2 là 15,7 tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ có nhiều khả năng chuyển thành nợ xấu; khách hàng đã quá hạn trả nợ gốc, lãi từ 10 –


90 ngày hoặc là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. (Trong đó điển hình là CTCP XD Quảng Phát sản xuất gạch nung gần Cầu Việt Trì, dư nợ 2,5 tỷ đồng; nguyên nhân phát sinh nợ nhóm 2 là Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc đột ngột qua đời vào năm 2010, giám đốc mới chưa có kinh nghiệm nên hoạt động sản xuất của công ty bị ảnh hưởng trong thời gian dài; bên cạnh đó, tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm vừa qua rất khó khăn, sản phẩm làm ra tồn kho lớn). Năm 2011, nợ nhóm 2 của chi nhánh là 81,7 tỷ đồng chiếm 18,5%. Điều này cho thấy có một số khách hàng thuộc nợ nhóm 2 đã chuyển sang nợ nhóm 4, nhóm 5 trong năm 2012.

Nợ nhóm 3 không có vào thời điểm 31/12/2012. Nhưng năm 2011 loại nợ này có số dư 3,9 tỷ đồng. Như vậy có thể số nợ này đã chuyển sang nợ nhóm 4, nhóm 5 hoặc quay trở lại nhóm 1, nhóm 2 hoặc khách hàng đã trả hết nợ trong năm 2012.

Nợ nhóm 4 là 21,8 tỷ đồng của CT TNHH TM Sơn Ngọc. Đây là một trong 3 doanh nghiệp thuộc nhóm khách hàng liên quan CT TNHH TM Sơn Ngọc – CTCP ôtô Hàn Việt – CTCP XNK và du lịch Á Châu, đứng tên chủ doanh nghiệp là 2 vợ, chồng và anh trai chồng. Tổng dư nợ của nhóm khách hàng liên quan này tại 8 TCTD trên địa bàn là trên 150 tỷ đồng. Nguyên nhân của nợ xấu: đầu tư kinh doanh dàn trải (kinh doanh khách sạn, đại lý bán xe ôtô, xây dựng trường đào tạo lái xe, góp vốn xây nhà văn phòng cho thuê, góp vốn kinh doanh khai thác cát sỏi…) không kiểm soát được dẫn đến thất thoát vốn; cộng với áp lực tài chính phải trả lãi với số tiền lớn (bình quân trên 2 tỷ đồng /tháng). Từ đó dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, vay của TCTD này để trả nợ TCTD khác, rủi ro rất cao. NHNN đã cảnh báo các TCTD phối hợp giám sát tập trung thu hồi nợ và một số TCTD đã xử lý TSĐB thu hồi vốn.

Nợ nhóm 5 là 25,2 tỷ đồng của 4 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc tiếp tục hoạt động ở mức cầm cự; nguyên nhân do sản xuất kinh doanh thua lỗ, thiếu hiểu biết về lĩnh vực sản xuất:

- CT TNHH SX&TM Linh Anh 3,4 tỷ đồng (sản xuất chè tại Thanh Miếu – Việt Trì, đã ngừng hoạt động, thua lỗ do chủ doanh nghiệp thiếu hiểu biết về ngành chè);


- CT CPĐT Việt Nhật Quang 4,4 tỷ đồng (sản xuất vàng mã xuất khẩu tại Tiên Kiên - Lâm Thao, dư nợ 1,8 tỷ đồng nhóm 4 tại NHCT tỉnh);

- CTCP VLXD Nam Sơn 17 tỷ đồng (sản xuất gạch Tuynel tại Trung Hà – Tam Nông; nguyên nhân bị ảnh hưởng bởi tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế: suy giảm kinh tế, lãi suất vay vốn cao, lạm phát, nguồn vốn vay ngân hàng bị hạn chế, vốn đầu tư công cắt giảm… dẫn đến hàng hóa khó tiêu thụ, cộng với thường xuyên thay đổi bộ máy quản lý, năng lực quản lý yếu kém dẫn đến thất thoát vốn, mất cân đối về tài chính, nguồn vốn kinh doanh co kéo);

- CT TNHH công nghệ Nasa 0,5 tỷ đồng (sản xuất nước lọc tại Thanh Hà – Thanh Ba, đã ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ chốn).

* Như vậy, Nợ xấu của chi nhánh 47 tỷ đồng, chiếm 6,34% tổng dư nợ (vượt ngưỡng an toàn của NHNN quy định là 5%). Tỷ lệ nợ xấu cao (kế hoạch của VCB giao cho chi nhánh là 1,2% và năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh cũng chỉ ở mức 1,45%). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh bị giảm sút.

Số dư trích DPRR đến 31/12/2012 là 33,3 tỷ đồng (DP cụ thể 28,8 tỷ đồng, DP chung 4,5 tỷ đồng); riêng trong năm 2012 số tiền trích DPRR là 27,6 tỷ đồng (DP cụ thể 25,4 tỷ đồng, DP chung 2,2 tỷ đồng). Số tiền trích dự phòng cụ thể của 5 doanh nghiệp nợ xấu là 28,1 tỷ đồng. Điều này đã dẫn tới kết quả: năm 2012, chi nhánh lỗ 15 tỷ đồng.

2.2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Vietinbank Phú Thọ:

Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Thọ được thể hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHTMCP Công thương chi nhánh Phú Thọ

Đơn vị: tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu


Thực hiện năm 2011


Thực hiện năm 2012


KH 2012

Thực hiện năm 2012

% So với năm 2011

% So với kế hoạch



1

Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND)

1597

1689

2800

105,7%

60,3%


HĐV VNĐ

1314

1482,8





HĐV ngoại tệ

283

206,2




2

Tổng dư nợ cho vay

1686

2012,5

2000

119,3%

100,6%


Dư nợ phân theo nhóm:







Nhóm 1

1647,6

1966,8





Nhóm 2

38,4

40





Nhóm 3

0

0





Nhóm 4

0

5,7





Nhóm 5

0

0





Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)

0

5,7





Tỉ lệ nợ xấu (%)

0%

0,29%




3

Lợi nhuận (tỷ VND)

73,7

61,4




(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank Phú Thọ)

2.2.2.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương

Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 1.689 tỷ VND được phân chia theo cơ cấu:

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:

- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 402,8 tỷ quy VND chiếm khoảng 23,8% nguồn vốn huy động từ khách hàng.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.286,2 tỷ quy VND chiếm 76,2% nguồn vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.2a

Bảng 2.2a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank Phú Thọ

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

So sánh (+/-)

VND

USD

VND

USD

VND

USD

Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND

1314

283

1482,8

206,2

+12,8%

-27,1%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank Phú Thọ)

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí