Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 2

luật của người nghèo ở Việt Nam, các giải pháp nhằm bảo đảm người nghèo ở Việt Nam luôn được tiếp cận với pháp luật.

Luận văn thạc sĩ "Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở Việt Nam" của Vũ Hồng Tuyến. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về người thực hiện trợ giúp pháp lý, từ đó có các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Luận văn thạc sĩ: "Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý " của Phan Thị Thu Hà. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền được trợ giúp pháp lý và các giải pháp nhằm bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dân.

Luận văn thạc sĩ: "Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở" của Đặng Thị Loan. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về các mô hình trợ giúp pháp lý ở cơ sở và đưa ra các giải pháp để phát triển các mô hình trợ giúp pháp lý ở cơ sở.

Có thể nói, các công trình đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của hoạt động trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, về vấn đề hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý" là rất cần thiết có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn góp phần tìm ra giải pháp, định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới.

3. Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các nội dung chính sau đây:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý về tổ chức, hoạt động, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện.

- Nghiên cứu các quan điểm đổi mới, hoàn thiện hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 2

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, thực trạng về tổ chức và hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam từ khi thực hiện Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 đến nay. Trên cơ sở đó có các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng về trợ giúp pháp lý. Các văn kiện của Đảng, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2001, các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý, các báo cáo kết quả hoạt động, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cũng được tham khảo và kế thừa có chọn lọc.

- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.

Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng các tư liệu thực tiễn để hoàn chỉnh luận văn.

7. Đóng góp của luận văn

Luận văn có ý nghĩa thiết thực cả về phương diện lý luận cũng như phương diện thực tiễn. Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận, pháp lý về hoạt động trợ giúp pháp lý, hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý; từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện những khó khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn có thể phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua.

Chương 3: Các quan điểm, giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM


1.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam‌

1.1.1. Khái niệm về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam

Thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ 20 xuất phát từ tiếng Anh là "Legal aid". Theo Từ điển Anh - Việt của tác giả Lê Khả Kế, Nxb Khoa học xã hội, 1997 thì "Legal aid" có nghĩa là "Trợ cấp pháp lý". Trong Từ điển pháp luật Anh - Việt, Nxb. Thế giới do Nguyễn Thành Minh chủ biên, 1998 thì "Legal aid" trong cụm từ "Legal aid schem" được dịch là "kế hoạch bảo trợ tư pháp".

Để có cơ sở lý luận xác định rò nội hàm của khái niệm "trợ giúp pháp lý", cần phải hiểu khái niệm "Trợ giúp". Theo Đại Từ điển tiếng Việt - Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa - Thông tin, 1999 thì "Trợ giúp" là "sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì, đem cho ai cái gì đang lúc khó khăn, đang cần đến". Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam - Nguyễn Lân, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh thì trợ giúp là góp sức hoặc góp tiền cho một người hoặc vào một việc chung, giúp làm hộ mà không lấy tiền công. Với Từ điển tiếng Việt của Nxb Khoa học xã hội, 1994 thì thuật ngữ "trợ giúp" được hiểu là "giúp đỡ". Thuật ngữ "giúp đỡ" lại được giải thích theo nghĩa tích cực là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái gì đó mà người ấy đang cần. Cái đang cần ở đây là "pháp lý" theo nghĩa rộng của từ này. Thuật ngữ "pháp lý" được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật.

Ngoài ra, trong một số tài liệu khác dịch "Legal aid" là "hỗ trợ pháp luật", "hỗ trợ pháp lý" hoặc "hỗ trợ tư pháp". Như vậy, có rất nhiều cách gọi khác nhau về thuật ngữ này.

Trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động phúc lợi xã hội đã có lịch sử trên 500 năm nay và được bắt nguồn tại Anh từ thế kỷ XV - XVI. Cùng với xu hướng phát triển của nhiều quốc gia châu Âu, tư duy về quyền được trợ giúp pháp lý trở thành trào lưu chung, trợ giúp pháp lý gắn với khái niệm "luật cho người nghèo". Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, quan niệm về trợ giúp pháp lý cũng có sự khác nhau, phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước. Theo pháp luật của Anh và xứ Wales thì "trợ giúp pháp lý là giúp đỡ pháp lý cho những người không có khả năng chi trả cho việc tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý". Điều 2 Đạo luật về đại diện và tư vấn pháp lý 1995 của Singapore cũng giải thích rằng "trợ giúp pháp lý là việc giúp đỡ những người không có khả năng chi trả cho các dịch vụ pháp lý". Người Úc cho rằng "trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ cho một người có được hoàn cảnh và điều kiện tương tự như người khác trong việc tiếp cận với pháp luật, tức là tạo ra sự công bằng khi tiếp cận với pháp luật". Dưới góc độ kinh tế theo quan niệm của Đức thì "trợ giúp pháp lý là giúp đỡ một phần hoặc toàn bộ tài chính cho những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước Tòa án" [41, tr. 14]. Nhấn mạnh đến tính pháp lý, nêu rò chủ thể thực hiện, nội dung thực hiện, pháp luật Hàn Quốc quy định "trợ giúp pháp lý là việc một luật sư hoặc một cán bộ pháp lý nhà nước cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện hoặc các dịch vụ trợ giúp khác có liên quan đến pháp luật". Tại Điều 1001 Đạo luật về công ty dịch vụ pháp lý được sửa đổi năm 1977 của Mỹ quy định: "trợ giúp pháp lý là tạo sự công bằng khi tiếp cận pháp luật của các cá nhân không thể thuê mướn luật sư, tạo cơ hội cho những người có thu nhập thấp".

Như vậy, ở các nước trên thế giới, thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được thể hiện qua ba tính chất: kinh tế, pháp lý và nhân đạo. Tính kinh tế và tính nhân đạo thể hiện ở chỗ hoạt động này nhằm giúp đỡ cho những đối tượng không có khả năng tài chính hoặc khó khăn về tài chính để chi trả cho các chi phí khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý. Tính pháp lý thể hiện thông qua sự

giúp đỡ, hỗ trợ về các vấn đề có liên quan đến pháp luật như tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích được pháp luật quy định.

Ở Việt Nam, thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được sử dụng trong sách báo từ năm 1995, khi bắt đầu có đầu tư nghiên cứu xây dựng Dự án về phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam và đã được sử dụng chính thức trong Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đến nay, đã có cả một hệ thống văn bản pháp luật nhắc đến thuật ngữ "trợ giúp pháp lý".

Nhìn chung, khái niệm trợ giúp pháp lý thể hiện được mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản, đối tượng phục vụ và tính chất đặc thù của hoạt động này nhằm phân biệt với các hoạt động nghiệp vụ pháp lý khác. Theo nghĩa rộng, trợ giúp pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ miễn phí các dịch vụ pháp luật của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được hưởng chính sách ưu đãi và một số đối tượng khác do pháp luật quy định thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc và tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Theo nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ các dịch vụ pháp luật miễn phí cho các đối tượng nhất định do các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước thực hiện theo lĩnh vực, phạm vi trợ giúp mà pháp luật quy định.

Luật trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 tại Điều 3 đã đưa ra khái niệm về trợ giúp pháp lý:

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp

luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật [34].

Có thể nói, khái niệm trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý đã thể hiện đầy đủ, toàn diện những thuộc tính chung, bản chất của hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

Một là, Nhà nước và xã hội cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý nhằm giúp họ có kiến thức pháp luật để tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ được pháp luật quy định hoặc sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Hai là, việc giúp đỡ đó là nhằm bù đắp cho những người được trợ giúp pháp lý những thiếu hụt trong cuộc sống do địa vị xã hội hoặc tình trạng pháp lý của họ mang lại. Mà chính địa vị xã hội hoặc tình trạng pháp lý mà họ không có khả năng tự mình thực hiện hoặc không có điều kiện tiếp cận với pháp luật.

Ba là, sự giúp đỡ đó được thực hiện xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, trách nhiệm của xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là nhóm các đối tượng yếu thế.

Từ việc nghiên cứu các khái niệm về trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới và ở Việt Nam, hoạt động trợ giúp pháp lý được hiểu là hoạt động của các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định nhằm cung cấp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

1.1.2. Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam

Để hiểu về hoạt động trợ giúp pháp lý cần tìm hiểu về chủ thể thực hiện hoạt động đó, đối tượng mà hoạt động đó hướng đến, hoạt động được

thực hiện bằng các hình thức nào, các lĩnh vực nào và những tính chất, đặc trưng hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

1.1.2.1. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý

Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

Theo Luật trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: (i). Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là Trung tâm trợ giúp pháp

lý nhà nước (là đơn vị thuộc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp), các Chi nhánh của Trung tâm.

(ii). Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:

+ Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật theo quy định của pháp luật về luật sư);

+ Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức tư vấn pháp luật).

Trên thế giới, ở tất cả các nước đều tồn tại một hệ thống trợ giúp pháp lý của nhà nước, do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và chịu trách nhiệm báo cáo trước Nhà nước về hoạt động của mình. Ở Canada, Hàn Quốc, tổ chức trợ giúp pháp lý được gọi là Cục trợ giúp pháp lý, ở Philippine là Văn phòng Luật sư công, ở Hà Lan là Hội đồng trợ giúp pháp lý và Ủy ban trợ giúp pháp lý, ở Úc là Ủy ban trợ giúp pháp lý và ở Trung Quốc là Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp.

Song song với hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý của nhà nước là các tổ chức trợ giúp pháp lý phi Chính phủ và hoạt động của các luật sư tư. Ví dụ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022