Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN BÍCH NGỌC


CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ


Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số : 60 38 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Huy Liệu


HÀ NỘI - 2012

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TRỢ GIÚP 7

PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động trợ giúp pháp lý ở 7

Việt Nam

1.1.1. Khái niệm về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 7

1.1.2. Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 10

1.1.2.1. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý 11

1.1.2.2. Người được trợ giúp pháp lý 15

1.1.2.3. Các hình thức trợ giúp pháp lý 17

1.1.2.4. Các lĩnh vực pháp luật được trợ giúp pháp lý 20

1.1.2.5. Tính chất miễn phí của hoạt động trợ giúp pháp lý 21

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 22

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 22

1.2.1.1. Tiêu chí về mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý 25

1.2.1.2. Tiêu chí về chủ thể thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý 25

1.2.1.3. Tiêu chí về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý 26

1.2.1.4. Tiêu chí về kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý 27

1.2.1.5. Tiêu chí về những kết quả thực tế thu được do hoạt động 28 trợ giúp pháp lý mang lại

1.2.1.6. Tiêu chí về chi phí cho công tác trợ giúp pháp lý 28

1.2.2. Các yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 29

1.2.2.1. Về thể chế 29

1.2.2.2. Tổ chức, bộ máy để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý và 29 đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý

1.2.2.3. Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý 31

1.2.2.4. Nhận thức của các cơ quan, ban ngành về trợ giúp pháp lý 32

1.2.2.5. Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý 32

1.2.2.6. Sự phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý 32

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP 34

PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Thực trạng về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người 34

thực hiện trợ giúp pháp lý

2.1.1. Thực trạng về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý 34

2.1.1.1. Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp 35

2.1.1.2. Về Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm 36

2.1.1.3. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý 38

2.1.1.4. Về mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở 39

2.1.2. Thực trạng về đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý 41

2.1.2.1. Về đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý của Trung tâm 41

2.1.2.2. Về đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý 42

2.1.2.3. Về công tác tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực 43 hiện trợ giúp pháp lý

2.1.3. Thực trạng về nguồn tài chính, cơ sở vật chất bảo đảm cho 46 hoạt động trợ giúp pháp lý

2.2. Thực trạng về hoạt động trợ giúp pháp lý 48

2.2.1. Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý 48


2.2.2.

Thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động

53

2.2.3.

Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

54

2.2.4.

Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý

55

2.2.5.

Công tác phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý

56

2.3.

Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

60

2.3.1.

Hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý đã đạt được

60

2.3.2.

Những bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

62


Chương 3: CÁC QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ

70


HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 1

TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Các quan điểm bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp 70 lý ở Việt Nam

3.2. Các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 74 ở Việt Nam trong thời gian tới

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý để tạo cơ sở pháp 74 lý vững chắc cho việc củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng

cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

3.2.2. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển mạng lưới các tổ 77 chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

3.2.3. Xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng 79 cao năng lực thực hiện và chế độ đãi ngộ cho người thực

hiện trợ giúp pháp lý


3.2.3.1. Xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý 79

3.2.3.2. Nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý 81

3.2.3.3. Nâng cao chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp 83 lý để khuyến khích, động viên và thu hút lực lượng xã hội

tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý

3.2.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý 84

3.2.5. Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý có 86 hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, các cấp với tổ chức

thực hiện trợ giúp pháp lý

3.2.6. Tăng cường hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức 87 của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tổ chức và hoạt động

trợ giúp pháp lý

3.2.7. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí 88 hoạt động cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

3.2.8. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt 89 động trợ giúp pháp lý

3.2.9. Từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý, 90 thu hút các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội-

nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp tham gia trợ giúp pháp lý

3.2.10. Tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm tổ chức 90 hoạt động trợ giúp pháp lý và tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ

thuật, tài chính của các nước và các tổ chức quốc tế

3.2.11. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trợ giúp 91 pháp lý

3.2.12. Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý 92

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 101

MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Từ sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, cùng với việc đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nhằm "thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân", "vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [20, tr. 129].

Để góp phần thực hiện các mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo "cần phải mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân... cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật" [39, tr. 1]; "tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí" [12, tr. 1].

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoạt động trợ giúp pháp lý đã được hình thành và phát triển. Công tác trợ giúp pháp lý sau gần 15 năm hình thành và phát triển công tác trợ giúp pháp lý đã đạt được những kết quả quan trọng: mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý ngày càng được củng cố, kiện toàn đến tận cơ sở, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm trợ giúp pháp lý của các Trung tâm đã từng bước được tăng cường về số lượng và năng lực chuyên môn. Trợ giúp pháp lý đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác, làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đã góp phần hỗ trợ hoạt động tranh tụng để vụ việc được xét xử chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; trong nhiều trường hợp đã

giúp các cơ quan Nhà nước xem xét lại những bất cập trong giải quyết vụ việc của dân, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống pháp luật của xã hội, góp phần làm cho vai trò của pháp luật được phát huy, thực sự là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền, giữ ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, từ thực tiễn tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, hoạt động này còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế, yếu kém làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện như: ở một số địa phương, mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn chậm được kiện toàn, đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho hoạt động còn thiếu thốn và hạn chế chưa tương xứng với nhiệm vụ, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng còn ít, chất lượng một số vụ việc trợ giúp pháp lý chưa cao..., từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đáp nhu cầu trợ giúp pháp lý rất phong phú đa dạng và ngày một tăng của nhân dân. Xuất phát từ những yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, thực hiện cải cách tư pháp, cải cách hành chính, việc nghiên cứu đề tài: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý" là yêu cầu khách quan, cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến 2030 và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trợ giúp pháp lý là một hoạt động còn tương đối mới mẻ, tuy nhiên đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các

bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này.

Về đề tài nghiên cứu cấp Bộ:

Đề tài "Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay" (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ), do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm Đề tài: TS. Tạ Thị Minh Lý. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, mục đích, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý; thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, từ đó đề xuất các phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động này trong thời gian tới.

"Luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý" (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ), do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm Đề tài: TS. Tạ Thị Minh Lý. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý thông qua việc phân tích, đánh giá, so sánh các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong thời gian qua. Tuy nhiên, Quốc hội đã cho ý kiến nâng Dự án Pháp lệnh trợ giúp pháp lý lên thành Luật trợ giúp pháp lý và đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2006.

Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ:

Luận án tiến sĩ "Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới" của Tạ Thị Minh Lý. Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý của điều chỉnh pháp luật và điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý; thực trạng điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý và phương hướng hoàn thiện việc điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện đổi mới.

Luận văn thạc sĩ "Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của Đỗ Xuân Lân. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng các hình thức tiếp cận pháp

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí