Các giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 11


với 5.965 ph ng, trong đ c 111 khách sạn và resort đã được xếp hạng từ đạt tiêu chu n tối thiểu đến cao cấp.

Vào giai đoạn trước đây, cơ sở hạ tầng kinh tế nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng rất thiếu thốn. Lúc này các sản ph m du lịch nghèo nàn, hầu như chỉ có tắm biển; nguồn nhân lực nhiều hạn chế, doanh thu du lịch đạt thấp…

Sau đ , với việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã khá đồng bộ và hiện đại. Chất lượng nhân lực phục vụ du lịch được nâng lên; sản ph m du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Công tác tổ chức các sự kiện ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn. oanh thu du lịch tăng bình quân hơn 10%/năm, lượng khách nội địa tăng bình quân khoảng 7%/năm, khách quốc tế khoảng 9%/năm.

Về đầu tư cho ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đến hết tháng 6 Năm 2013, toàn tỉnh có 146 dự án đầu tư vào du lịch đã được thỏa thuận địa điểm (dự án trong nước) và được cấp giấy chứng nhận đầu tư (dự án đầu tư c vốn nước ngoài) trên tổng diện tích 5.488 ha, với tổng vốn đăng k đầu tư gần 39.300 tỷ đồng và hơn 11,46 tỷ US . Trước đ , giai đoạn nnăm 2011, địa phương này c 152 dự án đầu tư du lịch với tổng diện tích gần 4000 ha. Số vốn đăng k đầu tư trên 35.300 tỷ đồng và 11,966 tỷ US . Như vậy con số dự án đầu tư cho du lịch liên tục tăng cao qua các năm và hứa hẹn sẽ c n tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Bên cạnh đ , RVT cũng đã làm tốt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án lớn: Vườn thú Safari tại Hồ Linh, khu du lịch Atlantic, trung tâm vui chơi và giải trí liên hợp tại ãi Trước, các khu du lịch Hồ Tràm, Hồ Cốc, Lộc An…

Thời gian tới, việc đưa vào khai thác giai đoạn I dự án khu nghỉ dư ng phức hợp The Grand - Hồ Tràm Strip (tháng 7-2013) và việc khánh thành, đưa vào sử


dụng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành (tháng 1-2014)..chắc chắn sẽ mang lại những cơ hội đầu tư mới cho ngành du lịch RVT n i chung. Đ cũng chính là thời cơ để ngành du lịch BRVT thu hút nhiều lượng khách hơn nữa trong thời gian tới.

Về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch, theo dự báo từ nay đến năm 2020, ngành du lịch tỉnh cần từ 12.000-15.000 lao động đã qua đào tạo để phục vụ hàng trăm dự án du lịch sẽ đi vào hoạt động. Nguy cơ thiếu lao động ngành du lịch đang cận kề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Tính đến cuối năm 2010, số liệu từ Sở văn h a, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) cho thấy toàn tỉnh c 12.200 lao động phục vụ trong ngành du lịch, trong đ số lao động trình độ trên đại học là 31 người, trình độ đại học - cao đ ng là 2.843 người, trình độ trung cấp 3.650 người, trình độ sơ cấp là 1.751 người và lao động đào tạo tại chỗ hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn là 2.310 người. Con số này liên tục tăng cao cho đến năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch vẫn tiếp tục tăng cao, chứng tỏ tiềm năng phát triển du lịch BRVT là rất lớn.


Các giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 11

Tàu.

2.5, Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng


Với những phân tích về thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu giai đoạn 2011-2013 như phần trên, đánh giá chung về thực trạng cụ thể như sau

2.5.1 Những kết quả đạt được:

- Ban lãnh đạo tỉnh và các cơ quan ban ngành luôn quan tâm đúng mức đến hoạt động du lịch, đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

- Luôn gắn liền mục tiêu phát triển du lịch với mục tiêu chung của tỉnh là “phát triển kinh tế biển, xây dựng BR-VT thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015; phát triển kinh tế gắn với yêu cầu phát triển


bền vững; nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội…”

- Doanh thu du lịch và lượt khách du lịch liên tục tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011-2013 và những tháng đầu năm 2014.

- Luôn chú trọng đến vấn đề đầu tư phát triển du lịch, công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được ưu tiên hàng đầu.

- Các dự án đầu tư và ngành du lịch liên tục tăng cao về số lượng dự án và tổng số vốn đầu tư cho thấy sự quan tâm của các đơn vị đầu tư đến ngành du lịch của tỉnh và tiềm năng phát triển du lịch của BRVT rất cao.

- Luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch tại BRVT


- Có mục tiêu, định hướng và chiến lược phát triển du lịch cụ thể và rõ ràng.


- Thực hiện tốt việc thu hút vốn đầu tư từ các đơn vị trong nước và nguồn vốn nước ngoài.

- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện được nhiều loại hình du lịch độc đáo, tạo thêm các tour, tuyến mới, phân công tạo thành tour, tuyến liên hoàn, phối hợp du lịch với hội nghị, hội thảo, mở ra nhiều điểm vui chơi, giải trí phong phú để thu hút khách lưu trú.

- Đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của tỉnh để tháo g những vướng mắc về đầu tư du lịch trên đất lâm nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thành dự án du lịch đã c chủ trương đầu tư và các dự án mới trong các năm tới.

- Thực hiện tốt công tác xúc tiến du lịch; tổ chức các sự kiện để quảng bá, thu hút khách như: Khai hội Văn h a-Du lịch, Festival Diều quốc tế Vũng Tàu, Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu…

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng thực hiện tốt nhiều giải pháp nhằm kích cầu du lịch; thiết kế tour, tuyến, xây dựng các sản ph m du lịch mới… để thu hút và giữ chân du khách ở lại lâu dài.


2.5.2 Những hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc đầu tư phát triển du lịch BRVT vẫn còn những hạn chế như sau:

- Đội ngũ nhân sự làm việc trong ngành du lịch ở nhiều địa phương vẫn chưa được đào tạo sâu về chuyên môn và kỹ năng.

- Lượng khách chủ yếu là khách bình dân, nội địa, số lượng khách quốc tế ít, chỉ khoảng hơn 400.000 lượt/năm;

- Doanh thu du lịch bình quân trên mỗi du khách còn thấp.


- Du lịch mang tính mùa vụ, chỉ đông khách vào cuối tuần


- Tính liên kết trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp du lịch và giữa ngành du lịch tỉnh với các địa phương khác chưa cao

- Môi trường tự nhiên và xã hội còn nhiều phức tạp.


- Nhiều sản ph m du lịch còn nghèo nàn, ít hấp dẫn, cộng với sự thuận lợi về giao thông và gần TP. Hồ Chí Minh cũng tạo ra hạn chế là kích thích du lịch ngắn ngày, khiến cho các cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ khác không c cơ hội tăng doanh thu.

2.5.3 Nguyên nhân hạn chế:

Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế khiến ngành du lịch BRVT vẫn chưa phát triển đúng mức bao gồm:

- Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm c đường xá giao thông đi lại, với đủ các tiêu chu n an toàn và dễ tiếp cận cho khách du lịch để thực hiện việc di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện chưa đạt hiệu quả.

- Khâu đào tạo trong quản lý nguồn nhân lực quản lý và làm du lịch còn yếu

kém.


- Chưa chú trọng đúng mức đến việc đầu tư phát triển du lịch, chưa khai thác

hết tiềm năng từ các điểm du lịch và các loại hình du lịch mới.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết đã được phân tích ở chương 1, chương 2 đã đi vào tổng quát lại những thông tin cơ bản về lịch sử hình thành, vị trí địa l , điều kiện tự nhiên cũng như việc hình thành các khu du lịch tại RVT theo địa hình địa lý tại đây.

Với chương 2, đề tài đã mang đến bức tranh thực trạng tình hình phát triển du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với những phân tích trên các khía cạnh về doanh thu du lịch, việc đầu tư phát triển các dự án du lịch, đồng thời tổng quan lại tình hình phát triển ngành du lịch tại tỉnh , từ đ làm tiền đề để đưa ra những giải pháp cho chương 3.

Qua chương 2, ta thấy để trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dư ng và giải trí lớn của cả nước, tỉnh BR-VT phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác toàn bộ hoặc từng phần các dự án đã c chủ đầu tư, đã được cấp phép tại các khu vực đã được quy hoạch du lịch. Với sự quan tâm từ an lãnh đạo tỉnh cũng như nhìn nhận vào thực tế tình hình phát triển du lịch trong tỉnh, chương 3 sẽ đề xuất những giải pháp phát triển, thu hút đầu tư du lịch và vốn đầu tư đến năm 2020 tại Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng bền vững.


CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020‌


3.1, Giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển du lịch đến năm 2020 tại Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng bền vững

Với mục tiêu tạo môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng, hấp dẫn, tin cậy để vận động thu hút, nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư, tăng cường hiệu quả các đ ng g p tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, những năm qua RVT đã c rất nhiều những cố gắng nhằm phát triển, thu hút đầu tư du lịch và vốn đầu tư nhằm phát triển du lịch BRVT nói riêng và kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.

ưới đây là những giải pháp phát triển, thu hút đầu tư du lịch và vốn đầu tư đến năm 2020 tại Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng bền vững.

- Xây dựng chương trình thực hiện Nghị quyết của Thành uỷ Vũng Tàu về phát triển Kinh tế dịch vụ đến năm 2015, tầm nhìn đề năm 2020 và chương trình thực hiện Nghị quyết của Thành uỷ Vũng Tàu về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các địa bàn du lịch giai đoạn 2010-2015.

- Tháo g kh khăn, vướng mắc từ tác động suy giảm kinh tế toàn cầu, kịp thời đ y mạnh giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư cơ bản... để tăng tốc.

- Tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan xúc tiến nhanh, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp (DN) trong khâu giải phóng mặt bằng, nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sẵn sàng giao mặt bằng cho các nhà đầu tư.

- Đưa bộ phận một cửa vào hoạt động để có thể hỗ trợ các nhà đầu tư bất cứ lúc nào khi có yêu cầu.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện về hạ tầng, đường giao thông, các chính sách thu hút đầu tư... nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà đầu tư.


- Khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung phát triển các loại hình du lịch kết hợp nghỉ dư ng, thể thao - giải trí, du lịch hội thảo - hội nghị, du lịch sinh thái và du lịch lịch sử, văn h a.

- Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cho du khách. Thực hiện tốt công tác đăng k , niêm yết giá và bán hàng hoá, dịch vụ theo giá niêm yết; giá cả hàng hoá, dịch vụ tương xứng với giá trị; thường xuyên kiểm tra, xử lý kiên quyết các hành vi gian lận thương mại.

- Đ y mạnh tiến độ đầu tư các công trình trọng điểm đáp ứng yêu cầu đô thị loại 1 thuộc Tỉnh như trung tâm hành chính – chính trị thành phố, quảng trường, nhà hát, sân vận động, nhà tang lễ, thư viện, cải tạo kênh Bến Đình, bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan ngập mặn Phước Cơ, Đền thờ Vua H ng, các trường học, dự án tái định cư...

- Phấn đấu vì mục tiêu lượng khách tham quan, du lịch đến Vũng Tàu năm 2020 khoảng 10 triệu lượt người, tiếp tục duy trì, nâng cao tỷ lệ khách quốc tế, tốc độ tăng doanh thu dịch vụ du lịch hàng năm.

- Khảo sát thực trạng, nhu cầu và triển khai công tác bồi dư ng kỹ năng, văn hoá ứng xử trong hoạt động du lịch.

- Hình thành nhiều kênh thông tin như trạm thông tin tại bến tàu, cảng biển, trung thông tin điện tử, website du lịch, các bảng chỉ dẫn, panô giới thiệu địa chỉ du lịch tin cậy và đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách.

3.2, Một số kiến nghị nhằm phát triển các khu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020

ưới đây là một số kiến nghị nhằm phát triển các khu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020:

a, Đảng và Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để ngành du lịch nước nhà nói chung và du lịch Bà Rịa Vũng Tàu n i riêng c môi trường tốt để phát triển theo định hướng đã định.


- Huy động hợp lý nguồn thu thuế, phí và lệ phí. Tăng cường quản lý chặt chẽ và tập trung vào các nguồn thu từ thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu từ đất đai, nhà ở, tài nguyên. Đặc biệt là cần thể chế hoá các khoản thu phí và lệ phí được cụ thể rõ ràng. Đổi mới công tác quản lý thu thuế theo phương thức nâng cao trách nhiệm của các cá nhân doanh nghiệp trong việc tự giác chấp hành chính sách thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, thông qua cơ chế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế. Tăng cường chủ động và nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý thu ở các cấp chính quyền địa phương theo nguyên tắc tập trung các nguồn thu lớn về ngân sách tỉnh, đồng thời đổi mới phân cấp nguồn thu phù hợp với thực tiễn quản lý thu của cơ sở.

- Cần thực hiện tốt pháp lệnh thực hành tiết kiệm, phân bổ nguồn vốn ngân sách hợp lý, quản lý chặt chẽ các nguồn chi. Kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cấp bách, kém hiệu quả đồng thời đ y mạnh việc thực hiện xã hội hoá các khoản chi thường xuyên như chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường. Giảm chi thường xuyên sẽ làm tăng nguồn tiết kiệm ngân sách để tăng vốn đầu tư phát triển.

- Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng lạc hậu yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng. Các khoản thu từ cơ sở hạ tầng hay có liên quan đến cơ sở hạ tầng như thu từ khai thác quỹ đất, công sản, phí sử dụng hạ tầng, tài nguyên ... nên được đầu tư trở lại cho phát triển cơ sở hạ tầng.

- Vấn đề cần quan tâm hiện nay là thực hiện cơ chế tài chính sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; chủ trương này đã được thể chế hóa trong Luật Đất đai và nếu tổ chức triển khai được sẽ đem lại nguồn thu khá lớn cho ngân sách, tạo lập nguồn vốn đầu tư để xây dựng các công trình hạ tầng xã hội. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn; tiến hành quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch dự án chuyển mục đích sử dụng đất đối với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024