Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh - 2


- Thời gian nghiên cứu: Số liệu trong bản luận văn là số liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh trong 3 năm 2010 – 2012 được nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong giai đoạn 2013 – 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích,…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.



CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG, TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG


1.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.

Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế, các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.

Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh - 2

Theo luật Mỹ: Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán.

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Hay, Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở các khoản tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi mà dựa vào đó có thể phát hành séc (theo giáo trình kinh tế học vĩ mô của PGS.TS. Nguyễn Ái Đoàn).

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại.

- Chức năng trung gian: Ngân hàng thương mại làm trung gian giữa người

gửi tiền và người vay tiền, giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên thị trường.

- Chức năng trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: Để thực hiện chức năng này ngân hàng đã tạo ra các phương tiện thanh toán (tạo ra tiền), đưa ra các phương thức thanh toán và cung cấp các dịch vụ thanh toán.

- Chuyển hóa các phương tiện tiền tệ (thay đổi thời hạn sử dụng, tính năng

khả dụng, lãi suất của vốn,…).

- Làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác như mua bán chứng khoán, thanh toán lãi của chứng khoán cho các công ty, cung cấp các dịch vụ ngân quỹ, tư vấn, cho thuê két,…

- Tham gia thị trường (kinh doanh trên thị trường tài chính).


1.1.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại.

Hoạt động của ngân hàng thương mại là việc kinh doanh cung ứng thường

xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau:

- Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

- Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

1.2. TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.2.1. Khái niệm.

Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.

Cho vay là một hình thức của cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng với mục đích, với thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (định nghĩa theo Quyết định về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).

Quan hệ tín dụng là sự vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả (cả vốn, lãi) và sự tin tưởng.

Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. Ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa người đi vay và người cho vay (theo kinh tế chính trị Mác – Lênin).


Hay nói một cách khác tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.

1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế thị trường.

1.2.2.1. Tín dụng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và ổn định.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh không thể nào có sự trao đổi ngay trực tiếp giữa hàng và tiền vì thế cần vốn để có thể không làm gián đoạn quá trình sản xuất, tín dụng của ngân hàng làm cho quá trình sản xuất được liên tục ổn định và có thể tồn tại được.

1.2.2.2. Tín dụng là điều kiện tạo ra bước nhảy vọt phát triển KT - XH.

Tiền luôn có mặt ở tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc rút ngắn thời gian nhằm tăng nhanh vòng quay vốn là rất cần thiết do đó mỗi chủ thể kinh doanh phải chủ động tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực,…những việc làm này đòi hỏi một lượng lớn về vốn. Và tín dụng ngân hàng là nơi có thể cạnh tranh nhau và sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhảy vọt.

1.2.2.3. Tín dụng là một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước.

Nhà nước có thể điều chỉnh kinh tế giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực khác nhau thông qua tín dụng ngân hàng của nhà nước để có thể phát huy mọi tiềm năng của cùng ngành đó, đưa kinh tế của vùng đó phát triển mạnh lên và có điều kiện như những vùng khác.

1.2.2.4. Tín dụng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại.

Việc giữa các ngân hàng mở tài khoản ở các quốc gia khác nhau giúp cho việc quan hệ kinh doanh giữa các quốc gia được diễn ra thuận lợi hơn, tin tưởng nhau hơn để các đối tác yên tâm hợp tác làm ăn.

1.2.3. Các phương thức cấp tín dụng.

1.2.3.1. Chiết khấu thương phiếu.

Chiết khấu là việc ngân hàng mua giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Khách hàng có thể đem thương phiếu đến để xin chiết khấu trước hạn.


Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu. Thường là ngân hàng ký với khách hàng hợp đồng chiết khấu, khi cần chiết khấu khách hàng chỉ cần gửi phiếu lên ngân hàng chiết khấu. Do có ít nhất hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao.

1.2.3.2. Cho vay.

1.2.3.2.1. Thấu chi.

Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được bội chi (chi vượt) số dư tiền gửi thanh toán. Thấu chi dựa trên cơ sở thu chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và qui mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ xong không chính xác.

1.2.3.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần (theo món).

Là hình thức cho vay áp dụng đối với những khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Theo từng kì hạn trong hợp đồng cho vay, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi.

1.2.3.2.3. Cho vay theo hạn mức.

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì, đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không xác định trước kì hạn nợ và thời hạn tín dụng, khi khách hàng có thu nhập ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ khách hàng.

1.2.3.3.Cho thuê tài sản (thuê mua).

Cho thuê tài sản của ngân hàng là hình thức tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị tài sản cho thuê cộng lãi. Hết hạn thuê khách hàng có thể mua lại tài sản đó.

1.2.3.4. Bảo lãnh (hoặc tái bảo lãnh).

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực


hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay (định nghĩa theo quyết định về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của NHNN).

1.3. RỦI RO VÀ RỦI RO TÍN DỤNG.

1.3.1. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro ngân hàng thương mại.

1.3.1.1. Khái niệm rủi ro.

Trong cơ chế quản lý kế hoạch tập trung với hệ thống ngân hàng độc quyền, rủi ro tín dụng ít được đề cập tới, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng thường sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn như: Phát hành thêm tiền, không cho doanh nghiệp và cá nhân rút tiền mặt,… Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hiện tượng mất khả năng thanh toán ở doanh nghiệp này, cá nhân kia hay cho vay không thu hồi được nợ, người gửi tiền rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng, các ngân hàng kinh doanh thua lỗ hoặc thậm chí phá sản là hiện tượng có nhiều khả năng xảy ra.

Như vậy, khi cho vay một khoản vốn, người cho vay tự nhủ liệu khoản vốn này có được hoàn trả trong tương lai hay không? Điều này có nghĩa là một khả năng rủi ro đang chờ đón họ. Ở nước ta, trong công cuộc đổi mới kinh tế, vấn đề về vốn trở thành một vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp bách. Thị trường mà ngân hàng kinh doanh là thị trường có nhiều rủi ro nhất. Rủi ro có thể xảy ra trong bất kỳ một nghiệp vụ nào với những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tìm ra một phương pháp thực hiện các nghiệp vụ có thể hoàn toàn loại trừ được rủi ro và có thể đảm bảo được một kết quả tài chính nhất định là một việc không thể thực hiện được. Chúng ta chỉ có thể lường trước và hạ thấp rủi ro đến mức thấp nhất.

Vậy rủi ro là gì? Hiện có rất nhiều khái niệm về rủi ro được các nhà lý luận đưa ra nhưng tựu chung lại chúng ta xem xét một số khái niệm căn bản nhất về rủi ro:

- Hiểu theo nghĩa cơ bản nhất, rủi ro là khả năng lỗ vốn hoặc thất bại, các đầu tư có khả năng lỗ vốn cao hơn được coi là rủi ro cao hơn. Vì vậy, có thể nói rủi


ro là sự bất định của tỷ suất sinh lợi của một đầu tư (theo giáo trình Cơ sở quản lý

tài chính của TS. Nghiêm Sỹ Thương).

- Rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng bất ổn một biến cố có khả năng xảy ra và cũng có khả năng không xảy ra. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất sảy ra mới được xem là rủi ro.

- Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.

- Hay, rủi ro là xuất hiện một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn con người.

1.3.1.2. Phân loại rủi ro ngân hàng thương mại.

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn gắn liền với rủi ro, rủi ro tác động trực tiếp tới kết quả doanh lợi, nguy cơ phá sản của các ngân hàng. Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phương pháp chống đỡ các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một tất yếu mà các nhà quản lý ngân hàng chỉ có thể có chính sách giảm bớt chứ không thể gạt bỏ được chúng. Để có thể có được các biện pháp, chính sách nhằm giảm bớt rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng thì điều trước tiên các nhà quản lý phải phân chia rủi ro ra thành các loại chính và cụ thể:

-Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.

- Rủi ro lãi suất: là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường có sự biến đổi.

- Rủi ro hối đoái: là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.


- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Khi gặp phải trường hợp này các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng với giá rẻ hay vay từ Ngân hàng trung ương.

- Rủi ro tồn đọng vốn: Rủi ro tồn đọng vốn xảy ra khi vốn bị đọng lớn không cho vay và đầu tư được làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút.

- Rủi ro khác: Các loại rủi ro khác là rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia gắn liền với các hoạt động đầu tư cũng như khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán, hoả hoạn,...

1.3.2. Khái niệm rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng.

1.3.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ

½ đến thu nhập ngân hàng (Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại).


Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất ngân hàng. P.Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:

Trong tài liệu Financial Institutions Management A.Modern Perpective,


A.Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí