Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

---------------------------------------


NGUYỄN THẮNG LỢI


CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH (BIDV QUẢNG NINH)


LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh - 1

TS. NGUYỄN TIÊN PHONG


Hà Nội – 2014



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Học viên


Nguyễn Thắng Lợi


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ iv

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG, TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 5

1.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 5

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 5

1.1.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại 6

1.2. TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.2.1. Khái niệm 6

1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế thị trường 7

1.2.3. Các phương thức cấp tín dụng 7

1.3. RỦI RO VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 9

1.3.1. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro ngân hàng thương mại 9

1.3.2. Khái niệm rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng 11

1.3.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng 14

1.3.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 15

1.3.5. Tác động của rủi ro tín dụng 18

1.3.6. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 20

1.3.7. Quản lý rủi ro tín dụng 21

1.3.8. Các bước tiến hành phân tích rủi ro tín dụng 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH 35

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH 35

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 35

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Quảng Ninh36

2.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2012... 46

2.2.1. Khái quát chung 46

2.2.2. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng 48

2.2.3. Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng 51

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH 54

2.3.1. Các nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng 54

2.3.2.Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng 55

2.3.3. Đánh giá về tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng 64

2.3.4. Nguyên nhân 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH 2013 - 2015 71

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH 71

3.1.1. Mục tiêu tổng quát của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 71

3.1.2. Mục tiêu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh giai đoạn 2013

– 2015........................................................................................................................................71

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 73

3.2.1. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại một số nước trên thế giới 73

3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh 75

3.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 87

3.2.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 92

3.2.5. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan 94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Danh mục bảng

Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 47

Bảng 02: Tình hình huy động vốn 49

Bảng 03: Tình hình dư nợ qua các năm 52

Bảng 04: Doanh số cho vay thu nợ 56

Bảng 05: Biểu tổng dư nợ, tổng huy động vốn 56

Bảng 06: Tổng dư nợ, Tổng tài sản 57

Bảng 07: Tốc độ tăng trưởng tín dụng 58

Bảng 08: Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn 59

Bảng 09: Nợ xấu, nợ quá hạn 60

Bảng 10: Nợ xấu, quỹ dự phòng rủi ro 61

Bảng 11: Dư nợ 20 khách hàng lớn nhất 61

Bảng 12: Số liệu các nhóm nợ 63

Bảng 13: Bảng đánh giá rủi ro tín dụng 2010 - 2012 64

Bảng 14 Mục tiêu tín dụng trong các năm tới 71


Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 01: Lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 2010-2012 48

Biểu đồ 02: Huy động vốn qua các năm 50

Biểu đồ 03: Dư nợ qua các năm 2010 - 2012 53


Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 01: Phân loại rủi ro tín dụng 13

Sơ đồ 02: Các bước phân tích rủi ro tín dụng 34

Sơ đồ 03: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh 41


LỜI NÓI ĐẦU


Nền kinh tế nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang đứng trước những vận hội và thách thức lớn. Sau hơn 20 năm đổi mới hoạt động theo cơ chế thị trường cũng như sau gần 7 năm tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (11/1/2007), hệ thống ngân hàng đã không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nổi bật là đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, làm nòng cốt trong huy động vốn, phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân,...

Tuy nhiên, do mới chuyển đổi mô hình và cơ chế hoạt động, còn thiếu hiểu biết và vận hành trong cơ chế thị trường nên các ngân hàng thương mại Việt Nam đã không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập cả về xây dựng khuôn khổ pháp lý, kiện toàn tổ chức, đào tạo cán bộ, chất lượng hiệu quả trong quản lý cũng như trong kinh doanh,... chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

Để hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả thì một trong những mối quan tâm hàng đầu là ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Thực tế cho thấy các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro đang áp dụng trong các ngân hàng thương mại hiện nay tuy đã được nhà nước, ngành ngân hàng, từng ngân hàng thương mại và nhiều tập thể, cá nhân quan tâm, dày công nghiên cứu, áp dụng nhưng vẫn chưa thực sự hữu hiệu, cần được nghiên cứu bổ sung thêm. Nghiên cứu về các giải pháp để hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại là nhằm bảo vệ nền tảng của hoạt động ngân hàng, bảo vệ những thành tựu của ngân hàng Việt Nam trong những năm qua, bảo vệ niềm tin với khách hàng, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển ổn định, vững chắc, nâng cao vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế.


Chính vì vậy đề tài về các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã và đang rất được nhiều người quan tâm. Với các kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập ở trường, đặc biệt là trong thời gian làm việc thực tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh, em nhận thấy rằng việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết. Vì vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh.

Đề tài ngoài phần lời nói đầu và kết luận, được chia làm ba chương:

- Chương I: Lý luận chung về ngân hàng thương mại, tín dụng và rủi ro tín dụng.

- Chương II: Thực trạng về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Quảng Ninh.

- Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Quảng Ninh trong thời gian tới.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý, của giáo viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Tiên Phong, và các anh, chị đồng nghiệp đang công tác tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.

Do trình độ lý luận chưa sâu, thực tiễn công tác tại đơn vị chưa nhiều cũng như thời gian làm luận văn ngắn vì vậy bản luận văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được các thầy cô, anh chị đồng nghiệp nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, lời khuyên để luận văn được hoàn thiện hơn.

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Căn cứ khoa học và thực tiễn:

Trong cơ chế thị trường, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng.

Thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam

trong thời gian qua là một minh chứng cho nhận định: Hiệu quả hoạt động tín dụng


chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu còn cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Với vai trò trung gian trên thị trường tài chính, ngân hàng thực hiện chức năng “đi vay để cho vay”. Vì thế, ngân hàng gánh chịu rủi ro từ cả 2 phía: người đi vay và người cho vay. Đứng trên góc độ là người đi vay, rủi ro xảy ra khi người gửi tiền rút trước hạn; còn đứng trên góc độ là người cho vay, rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay hoàn trả tiền vay không đúng với hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

2.1. Mục tiêu chung:

- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập hợp các kiến thức về rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng, phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng và đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.

- Áp dụng vào thực tiễn các ngân hàng thương mại tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng để từ đó tìm ra những biện pháp đề phòng rủi ro, nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tập hợp các kiến thức về rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng

thương mại.

- Phân tích tình hình thực trạng tín dụng và các nguyên nhân rủi ro tín dụng, trên cơ sở thước đo, chuẩn mực về rủi ro của ngân hàng để đưa ra nhận định về tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.

- Một số giải pháp nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh.

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh trong đó trọng tâm là nghiên cứu về hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023