Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 1


LUẬN VĂN:


Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự



mở đầu


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp. Bộ luật dân sự của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc, nhưng việc hiểu và áp dụng những quy định đó trong việc giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc trên thực tế còn nhiều bất cập. Những khó khăn thường được thể hiện trong việc xác định phải có những điều kiện gì thì di chúc mới được coi là hợp pháp, điều kiện của người lập di chúc, ý chí của người lập di chúc, nội dung của di chúc và hình thức của di chúc. Trong thực tiễn thì các quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc còn có những cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhận định và quyết định không giống nhau của một số bản án giải quyết cùng một vụ án tranh chấp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm làm rò những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 là đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn. Qua nghiên cứu đề tài, tác giả cũng muốn xác định ý nghĩa của chế định về quyền thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng. Với việc nghiên cứu đề tài, tác giả muốn hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc, nhằm mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh của những quy định này trong Bộ luật dân sự.


Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Cũng như thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc nói chung và các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng đã được hầu hết các luật gia, các nhà lập pháp của các nước trên thế giới nghiên cứu. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, Bộ luật dân sự của các nước đều quy định về quyền định đoạt bằng di chúc của chủ sở hữu tài sản nhằm chuyển

dịch tài sản của mình cho người khác. Quyền định đoạt bằng di chúc là quyền dân sự được Nhà nước bảo hộ, được ghi nhận trong Hiến pháp của Nhà nước ta và của các nước khác trên thế giới.

ở nước ta, việc nghiên cứu về thừa kế theo di chúc nói chung và nghiên cứu về các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng đã có từ xa xưa. Chúng ta có thể kể đến nhiều bộ luật như: Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, Dân luật Bắc kỳ, Dân luật Trung Kỳ...

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, các điều kiện có hiệu lực của di chúc cũng đã được các nhà lập pháp nghiên cứu, nhưng những quy định đó còn đơn giản và chưa đầy đủ. Trong số các loại văn bản này, đáng chú ý là Thông tư số 81-TATC ngày 24-7-1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế (đúc kết từ thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân) và Pháp lệnh Thừa kế ngày 10-9-1990. Chỉ khi Bộ luật dân sự năm 1995 được ban hành thì vấn đề các điều kiện có hiệu lực của di chúc mới được quy định rò ràng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Bộ luật này, cũng còn nhiều vấn đề cần phải trao đổi.

Về kết quả nghiên cứu của các luật gia: Tính đến thời điểm hiện nay cũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thừa kế, nhưng chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về thừa kế theo di chúc. Đáng chú ý trong các công trình nghiên cứu này, phải kể đến đề tài: "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay" của tiến sĩ Phùng Trung Tập; đề tài: "Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam" của tiến sĩ Phạm Văn Tuyết; cuốn sách: "Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam" của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện... Tuy nhiên, những công trình trên không nghiên cứu riêng và có tính hệ thống về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

Nhận thức được vấn đề này, tác giả luận văn đã nghiên cứu trong một diện hẹp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc để nhằm làm sáng tỏ việc xác định các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005. Với kết quả nghiên cứu của đề tài: "Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự" sẽ giúp các cơ quan lập pháp ban hành các văn bản

dưới luật để hoàn thiện những quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc, đồng thời giúp các cơ quan áp dụng pháp luật trong việc nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết những tranh chấp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài


Nội dung của luận văn không nghiên cứu toàn diện những quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng, mà chỉ tập trung nghiên cứu về các điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 và có sự đối chiếu với những quy định tương ứng trong Bộ luật dân sự của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2006). Qua đó, tác giả so sánh, đối chiếu với những quy định pháp luật trước khi Bộ luật dân sự được ban hành để làm nổi bật tính hiện đại của những quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005. Mặt khác, đề tài cũng có sự so sánh (ở diện hẹp) về các điều kiện có hiệu lực của di chúc ở các nước như Nhật Bản, Cộng hòa Pháp với Việt Nam để làm nổi bật những nét đặc thù và tính hiện đại của pháp luật Việt Nam quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

Trong quá trình nghiên cứu, một số các quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung của đề tài cũng được tìm hiểu như: Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, giao dịch dân sự... theo pháp luật dân sự Việt Nam để có sự so sánh, đối chiếu, với mục đích làm nổi bật những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật ở Việt Nam.

- Luận văn tập trung nghiên cứu có hệ thống và toàn diện từng điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005, hiệu quả điều chỉnh của những quy định pháp luật về các điều kiện đó. Luận văn tìm ra

những điểm phù hợp với đời sống xã hội và những điểm cần phải bổ sung các quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Qua nghiên cứu, tác giả luận văn có những kiến nghị nhằm hoàn thiện một bước những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc, giúp các nhà lập pháp bổ sung những quy định còn thiếu về các điều kiện có hiệu lực của di chúc để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội trong quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng.

5. Phương pháp nghiên cứu


Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, những phương pháp khoa học khác như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê cũng được sử dụng để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.

Một số vụ án giải quyết tranh chấp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc cũng được sử dụng có chọn lọc để bình luận và các số liệu thống kê của ngành Tòa án nhân dân cũng được tham khảo để việc nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn.

6. Kết quả đạt được và những điểm mới của luận văn


- Luận văn phân tích có hệ thống những quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định phù hợp với quan hệ thừa kế theo di chúc và những điểm còn bất cập về các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật dân sự năm 1995, những điểm cần hướng dẫn thực hiện theo Bộ luật dân sự năm 2005.

- Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã có những điểm mới sau đây:


+ Đây là đề tài khoa học được nghiên cứu lần đầu tiên ở nước ta ở cấp thạc sĩ luật

học.


+ Luận văn hệ thống hóa được những quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực

của di chúc ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, làm cơ sở để nghiên cứu toàn diện và hệ

thống những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005.

+ Luận văn chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của những quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật dân sự năm 1995, phân tích những quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật dân sự năm 2005.

+ Luận văn chỉ ra được những bất cập trong việc hiểu không đúng các quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong việc áp dụng pháp luật, đồng thời có những kiến nghị để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn cần thiết.


7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 10 mục.

Chương 1


Khái quát chung về di chúc


1.1. Vài nét về thừa kế và quyền thừa kế


Ngay từ khi nhà nước và pháp luật chưa ra đời thì quan hệ thừa kế đã tồn tại như một yếu tố khách quan. Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Thừa kế và để lại thừa kế mặc dù chưa được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, nhưng nó vẫn tồn tại một cách khách quan trong xã hội. ở thời kỳ này, quan hệ thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định.

Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Khi có tư hữu, nhà nước ra đời, quyền thừa kế được pháp luật quy định, bảo vệ. Mỗi nhà nước khác nhau có hệ thống những quy phạm pháp luật về thừa kế khác nhau. Pháp luật thừa kế thể hiện rò bản chất giai cấp. Quyền thừa kế với tư cách là một chế định pháp luật, luôn gắn liền với một nhà nước nhất định.

Trong chế độ phong kiến và tư bản, giai cấp bóc lột chiếm hữu hầu hết tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Các quy định của pháp luật thừa kế phong kiến và tư bản đảm bảo sự chuyển dịch tài sản từ người bóc lột này sang người bóc lột khác. Qua việc chuyển dịch tài sản bằng hình thức thừa kế, giai cấp tư sản, giai cấp phong kiến duy trì sự thống trị cả về chính trị và kinh tế. Bằng công cụ pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng, giai cấp bóc lột duy trì sự thống trị xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác qua việc nắm giữ các tư liệu sản xuất, để từ đó nắm giữ thành quả lao động của xã hội. Có thể nhận thấy rằng, bản thân thừa kế không tạo ra quyền thống trị cho giai cấp bóc lột mà nó chỉ duy trì quyền lực đó mà thôi.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tư liệu sản xuất thuộc về nhân dân lao động. Vì vậy, pháp luật thừa kế trước hết đảm bảo cho công dân yên tâm lao động, sản xuất, hưởng

thành quả lao động của mình và có quyền để lại thành quả lao động đó cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật khi người đó chết. Pháp luật về thừa kế trong chế độ xã hội chủ nghĩa đã động viên, khuyến khích được nhân dân trong việc tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.


1.2. Di chúc và đặc điểm của di chúc


1.2.1. Di chúc


Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết". Di chúc chính là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho người khác hưởng sau khi người lập di chúc chết. Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản và những di chúc này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả các di chúc trên đều phát sinh hiệu lực mà di chúc có hiệu lực pháp luật là di chúc thể hiện ý chí sau cùng của người lập di chúc.

Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định. Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2005), di chúc được thể hiện dưới hai hình thức: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Pháp luật chỉ cho phép người lập di chúc miệng trong những trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2005). Về chữ viết trong di chúc cũng được pháp luật quy định: Đối với người dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

Với những quy định trên, pháp luật dân sự nước ta đã có những quy định cụ thể về di chúc. Cùng chung sống trên đất nước ta gồm có nhiều dân tộc, nên pháp luật dân sự cũng đã tính đến yếu tố lịch sử, nhận thức… tạo điều kiện cho mọi cá nhân thực hiện quyền lập di chúc, nếu cá nhân đó có năng lực lập di chúc theo luật định.

Đối với di chúc bằng văn bản, pháp luật quy định có 4 loại di chúc bằng văn bản: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực của công chứng nhà nước hoặc chứng thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022