Tóm Tắt Kết Quả Nghiên Cứu Thực Nghiệm So Với Dấu Dự Đoán


Nam. Thời gian gần đây, NHNN đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng trong đó nâng cao năng lực quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng , hạn chế, ngăn ngừa việc lạm quyền quản trị, điều hành để phục vụ cho các lợi ích liên quan. Theo đó, từ 15/01/2018 thì Chủ tịch HĐQT, TGĐ của tổ chức tín dụng không được đồng thời là chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, chủ tịch HĐ thành viên, chủ tịch công ty, TGĐ, phó TGĐ hoặc các chức danh tương đương của DN khác. Điều này có nghĩa là các lãnh đạo ngân hàng sẽ phải lựa chọn một là làm chủ ngân hàng, hai là làm chủ doanh nghiệp. Đây là một bước tiến mới nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đảm bảo minh bạch, an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống tổ chức tín dụng trong tình hình mới. Như vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả cho rằng việc Chủ tịch HĐQT ngân hàng kiêm nhiệm chức danh TGĐ sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã có đóng góp thực tiễn vào các nghiên cứu tại Việt Nam.

Các đặc tính HĐQT còn lại (thành viên HĐQT độc lập, thành viên HĐQT có kết nối chính trị, thành viên HĐQT bận rộn, thành viên HĐQT là người nước ngoài, thành viên HĐQT là nữ), tác giả vẫn chưa tìm được bằng chứng mang ý nghĩa thống kê từ thực tiễn Việt Nam cho thấy các đặc tính này có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng như kỳ vọng. Kết quả này chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu 2 (H2: Thành viên HĐQT độc lập có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng), giả thuyết nghiên cứu 3 (H3: Thành viên HĐQT có kết nối chính trị có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng), giả thuyết nghiên cứu 4 (H4: Thành viên HĐQT là người nước ngoài có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng), giả thuyết nghiên cứu 6 (H6: Thành viên HĐQT là nữ có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng), giả thuyết nghiên cứu 9 (H9: Thành viên HĐQT bận rộn có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng).


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận


Trong bối cảnh cải cách và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang diễn ra tại Việt Nam, nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu vai trò của các thành viên HĐQT trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 26 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016, là giai đoạn có những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, bao gồm việc tái cơ cấu các ngân hàng hoạt động yếu kém, cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh và việc mở cửa, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào hệ thống ngân hàng để cạnh tranh với nước ngoài. Tác giả nghiên cứu một cách tổng thể các đặc tính của HĐQT (quy mô, thành phần và chức năng của HĐQT) và phân tích mối quan hệ của các đặc tính HĐQT và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa các đặc tính HĐQT là quy mô HĐQT, các cuộc họp HĐQT, việc Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh TGĐ, thành viên HĐQT lớn tuổi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất và có mối quan hệ ngược chiều là các cuộc họp của HĐQT, sau đó, lần lượt là các đặc tính khác có ảnh hưởng yếu hơn như quy mô HĐQT, việc Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh TGĐ, thành viên HĐQT lớn tuổi. Ngoài ra, biến kiểm soát tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn nhất là tư nhân cũng có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều này có nghĩa là các ngân hàng có quy mô HĐQT càng nhỏ, Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức danh TGĐ và ít thành viên HĐQT lớn tuổi, trong năm họp HĐQT không thường xuyên có xu hướng sẽ hỗ trợ và tư vấn hiệu quả hơn từ đó sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Các đặc tính HĐQT còn lại (thành viên HĐQT độc lập, thành viên HĐQT có kết nối chính trị, thành viên HĐQT bận rộn, thành viên HĐQT là người nước ngoài, thành viên HĐQT là nữ), tác giả không tìm được bằng chứng cho thấy có mối liên hệ với hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng tài sản của ngân hàng.


Tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm so với dấu dự đoán và trình bày trong Bảng 5.1 dưới đây.

Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm so với dấu dự đoán



Biến

Dấu dự đoán nêu ở Bảng

3.1

Kết quả thực nghiệm

BoardSize

-

-

Meetings

-

-

Duality

-

-

IndepDirector

-

Không có ý nghĩa thống kê

PoliticalDirector

-

Không có ý nghĩa thống kê

BusyDirector

-

Không có ý nghĩa thống kê

ForeignDirector

+

Không có ý nghĩa thống kê

OldDirector

-

-

FemaleDirector

+

Không có ý nghĩa thống kê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các đặc tính của Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu ở Chương 4)


Với nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới, đặc biệt là trong bối cảnh toàn hệ thống ngân hàng đang thực hiện quá trình tái cấu trúc và hội nhập với thế giới, thị trường sẽ còn tiếp tục chứng kiến làn sóng biến động nhân sự cấp cao mạnh hơn nữa trong thời gian sắp đến. Các kết quả của bài nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa các đặc tính HĐQT với hiệu quả hoạt động ngân hàng càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị, các cổ đông bên trong và bên ngoài của ngân hàng để hiểu rò hơn về mối quan hệ này. Từ đó, gửi gắm niềm tin để bầu chọn cho mình những gương mặt sáng giá có đủ tư cách, phẩm chất và năng lực ngồi vào vị trí lãnh đạo cấp cao của ngân hàng và có thể lèo lái ngân hàng phát triển tốt. Thêm vào đó, kết quả của nghiên cứu này còn có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách để ban hành những quy định phù hợp nhằm giám sát, kiểm soát hệ thống ngân hàng chặt chẽ, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, phát triển bền vững trong thời gian sắp đến.


5.2 Hàm ý chính sách


Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã được trình bày ở Bảng 5.1, có thể thấy rằng các cuộc họp của HĐQT có mối liên hệ ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, để tăng hiệu quả hoạt động, các ngân hàng nên tổ chức các cuộc họp HĐQT sao cho phù hợp, tổ chức một cách hiệu quả công việc của các thành viên HĐQT, tiến đến giảm số lượng các cuộc họp và nâng cao chất lượng cuộc họp để dành thời gian tập trung xử lý các vấn phát sinh trong hoạt động kinh doanh, tránh họp quá nhiều làm lãng phí thời gian của các thành viên HĐQT.

Để đạt được mục tiêu trên, các ngân hàng nên căn cứ trên quy định của pháp luật cũng như nhu cầu cụ thể thành viên HĐQT đảm bảo tổ chức các cuộc họp hiệu quả và có tính chất xây dựng, đưa ra quyết định kịp thời hợp lý. Muốn làm được điều này, các ngân hàng cần xây dựng lịch họp thường kỳ, đề ra chương trình nghị sự, gửi tài liệu trước cũng như tạo điều kiện cho các thành viên HĐQT tham dự và biểu quyết tại cuộc họp bằng các hình thức khác như: tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, biểu quyết bằng văn bản hoặc các hình thức tương tự khác (gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử…). Ngoài ra, có thể ban hành Quy định về chế độ họp định kỳ của các thành viên HĐQT để việc họp được thực hiện bài bản, nghiêm túc, xử lý được các vấn đề phát sinh và đạt được hiệu quả mong muốn cao nhất.

Ở Việt Nam, Quốc hội cũng ban hành quy định 114/2006- QĐ- TTG ngày 25/05/2006 Quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn tổ chức quá nhiều cuộc họp, trong đó có những cuộc họp không thật sự cần thiết mà có thể giải quyết, triển khai thông qua hình thức gửi văn bản, thông tin trên mạng nội bộ, trên website… Tái họp về cùng nội dung, vấn đề do cuộc họp trước đó chưa kết luận hoặc có kết luận nhưng chậm triển khai thực hiện hoặc triển khai thực hiện không hiệu quả nên phải họp nhiều lần. Do đó, vừa qua, Quốc Hội đang dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg


hướng đến nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành. Trong đó, một số giải pháp đã được các bộ, ngành, địa phương thực hiện để hạn chế tổ chức họp cũng như nâng cao chất lượng các cuộc họp như: ban hành kế hoạch về nâng cao chất lượng, giảm số lượng các cuộc họp; kết hợp, lồng ghép nhiều nội dung trong một cuộc họp; sớm gửi giấy mời, tài liệu thông qua mạng điện tử; xây dựng phần mềm và tổ chức họp trực tuyến; cập nhật các thông tin về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ vào phần mềm dữ liệu để chủ động khai thác, chia sẻ thông tin; lấy ý kiến bằng văn bản, trao đổi công việc qua thư điện tử; chỉ tổ chức họp để trao đổi, thống nhất đối với nội dung còn có ý kiến khác nhau…Các ngân hàng có thể theo dòi việc ban hành Quy định sửa đổi bổ sung này để từ đó ban hành các quy định, chính sách của ngân hàng mình cho phù hợp nhằm giảm tải tần suất họp, tập trung thời gian để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn trong thời gian đến.

Quy mô HĐQT có mối liên hệ ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, quy mô HĐQT lớn không phải là lựa chọn tốt cho các NHTM cổ phần ở Việt Nam. Do số lượng thành viên HĐQT càng nhiều gây khó khăn cho việc truyền đạt thông tin và ra quyết định linh hoạt do xảy ra bất đồng quan điểm giữa các thành viên HĐQT. Cho nên, để tránh bất đồng có thể xảy ra, điều lệ, quy chế quản trị ngân hàng cần quy định cụ thể số lượng, cơ cấu, thành phần HĐQT được hiệu quả. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản pháp luật có liên quan quy định về số lượng thành HĐQT tối đa trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, căn cứ trên quy định của pháp luật cũng như nhu cầu cụ thể của công ty và cổ đông (quy mô, mức độ phức tạp của các vấn đề cần ra quyết định), chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT mà các ngân hàng xác định quy mô HĐQT của mình cho phù hợp. Từ đó, các cổ đông cũng như nhà đầu tư bên ngoài cũng có quyết định sáng suốt hơn trong việc bầu chọn các ứng viên sáng giá, đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định của luật vào thành viên HĐQT.

Thành viên HĐQT lớn tuổi có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặc dù thành viên HĐQT lớn tuổi sẽ có ưu thế về kinh


nghiệm nên sẽ làm tốt vai trò tư vấn nhưng bù lại do lớn tuổi nên có khuynh hướng bảo thủ, e ngại rủi ro, ít nhanh nhạy và sáng tạo trong khi sự cạnh tranh của thị trường càng gay gắt nên có thể đưa ra những tư vấn không tốt ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có quy định về độ tuổi của các thành viên HĐQT, tuy nhiên, các ngân hàng cũng như cổ đông, nhà đầu tư cần cân nhắc khi bầu chọn hay bổ nhiệm các thành viên HĐQT lớn tuổi. Bởi lẽ, với đặc thù hoạt động của ngành ngân hàng là hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao và mức ảnh hưởng lớn, đang trong quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi các thành viên HĐQT phải là người năng động, nhạy bén với tình hình thị trường để đưa ra những quyết định linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng. Do đó, vấn đề này tùy thuộc vào quan điểm của từng ngân hàng để đưa ra quyết định về việc bầu chọn thành viên HĐQT lớn tuổi sao cho phù hợp nhất. Từ đó, bổ sung thêm tiêu chuẩn khi bầu chọn các thành viên vào HĐQT trong ngân hàng nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Việc Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh TGĐ có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Việc tập trung quyền lực quá lớn vào một cá nhân có thể gây lạm quyền, phục vụ không vì lợi ích chung của ngân hàng mà đại diện cho nhóm cổ đông thiểu số. Vừa qua, NHNN vừa qua đã ban hành Luật 17/2017/QH 14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng trong đó không cho phép Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác để hạn chế, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền đồng thời là người quản trị, điều hành tại TCTD và doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư, cấp tín dụng không trên cơ sở thị trường, tạo ra rủi ro lớn cho hoạt động của TCTD. Các ngân hàng nên nghiêm túc chấp hành quy định này thì mới mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn. Có như vậy, các NHTM cổ phần nói riêng và


hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam nói chung sẽ hoạt động hiệu quả, lành mạnh và chuyên nghiệp hơn, tiến gần đến các chuẩn mực quản trị quốc tế.

Mặc dù, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang tiếp diễn và các cơ quan quản lý cũng đang trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi những kẽ hở trong việc thực thi các chính sách và văn bản luật nhằm ban hành những quy định mới phù hợp với tình hình thực tế. Và kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách hiểu thêm về cấu trúc của HĐQT và mối liên hệ giữa các đặc tính của HĐQT với hiệu quả hoạt động của ngân hàng để ban hành khung pháp lý đủ mạnh để đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng. Còn các nhà quản trị ngân hàng cũng như các cổ đông của ngân hàng sáng suốt trong việc bầu chọn, hay bổ nhiệm vị trí lãnh đạo chủ chốt hoặc quyết định đầu tư của mình được hiệu quả.

5.3 Hạn chế của đề tài

Nhìn chung, tác giả thấy rằng các thành viên HĐQT đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị công ty của ngân hàng và một số đặc tính của HĐQT có tác động khuyến khích và gia tăng vai trò của HĐQT trong việc giám sát và tư vấn đối với Ban điều hành của ngân hàng và vì vậy tác động đến hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản của ngân hàng.

Các kết quả hồi quy trong bài phụ thuộc rất nhiều vào bộ dữ liệu được công bố trên website của các ngân hàng Việt Nam hay trên các website về chứng khoán. Tuy nhiên, do một số ngân hàng không công bố thông tin đầy đủ qua các năm hoặc có công bố nhưng không lấy được thông tin cần thu thập do báo cáo công bố không đề cập đến (NHTMCP Bảo Việt, NHTMCP Việt Á, NHTMCP Bản Việt, NHTMCP Việt Nam Thương Tín, NHTM CP Đông Nam Á, các CN ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam) do đó dữ liệu thu thập được khá ít, thời gian nghiên cứu không dài (26 ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2016 nhưng chủ yếu dữ liệu thu thập đầy đủ và đồng đều nhất là từ giai đoạn năm 2012- 2016, các giai đoạn còn lại


có nhưng không đồng đều giữa các ngân hàng với nhau). Điều này tác động đến kết quả nghiên cứu.

Các đặc tính như thành viên HĐQT độc lập, thành viên HĐQT là người nước ngoài thường sẽ có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động. Bởi lẽ thành viên HĐQT độc là người không có quan hệ “lợi ích riêng tư”, nên sẽ đưa ra những ý kiến khách quan nhằm bảo vệ lợi ích tổng thể của ngân hàng, chứ không vì lợi ích riêng của một hoặc một nhóm cổ đông. Nhờ vị thế khách quan này mà HĐQT trong ngân hàng tránh được những quyết định mang tính “thiên vị” hoặc “có ý đồ”, có thể gây xung đột lợi ích trong cổ đông, và đôi khi, trong chính nội bộ HĐQT. Còn thành viên HĐQT là người nước ngoài sẽ mang vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào từ đó làm gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của tác giả các đặc tính trên không có ý nghĩa thống kê, nên vẫn chưa thể kết luận về các đặc tính này.

Các hạn chế trên có thể là các vấn đề để các hướng nghiên cứu sau cải thiện và đi sâu vào nghiên cứu để cung cấp thêm nhiều đặc tính có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng hơn. Từ đó, giúp cho các nhà quản trị ngân hàng, các cổ đông sáng suốt trong việc ra quyết định đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành chính sách, quy định nhằm giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí