Tổng Quan Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại


được kế hoạch chiến lược kinh doanh ngân hàng trong tương lai. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các tổ chức tín dụng (TCTD) làm cơ sở xác định mức độ tối ưu của các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng.

1.8. Kết cấu đề tài


Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu


Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM

Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

Chương 4: Kết quả và thảo luận nghiên cứu thực nghiệm Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


Từ cái nhìn tổng quan về thực trạng nền kinh tế Việt Nam và các công trình nghiên cứu khoa học mang tính chất định tính của các nghiên cứu sinh Việt Nam trước đây, tác giả nhận thấy rằng việc tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết.

Tác giả quyết định chọn con đường thực nghiệm, bằng cách sử dụng phần mềm thống kê tiên tiến để phân tích định lượng, kết quả mô hình sẽ được so sánh với các mô hình trước đây, nhằm phát hiện các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và loại bỏ các nhân tố nào không có sức ảnh hưởng đến ngành ngân hàng Việt Nam. Từ đó, đề ra hướng giải pháp hợp lý.

Chương 2 sẽ đề cập đến những cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động ngân hàng và cũng là nền tảng cho những phương pháp luận tiếp theo.


CHƯƠNG 2


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

2.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng


Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, có vai trò, chức năng đặc biệt trong nền kinh tế. Kết quả hoạt động của ngân hàng có thể được đo lường, đánh giá trên những góc độ khác nhau. Dưới góc độ kinh doanh của ngân hàng, đó chính là hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động ngân hàng có thể được xem là kết quả về lợi nhuận do hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Phân tích hiệu quả hoạt động của NHTM chính là phân tích năng lực tài chính, năng lực điều hành, xem xét, đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh và phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng lúc nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của NHTM để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa. Ngoài ra, việc phân tích hiệu quả hoạt động là căn cứ xác thực, quan trọng cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, nhà quản trị sẽ hoạch định và đưa ra các quyết định chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn.


2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Các nhà nghiên cứu thường thông qua các hệ số chỉ tiêu tài chính để phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM. Đây là phương pháp phân tích đơn giản, các số liệu tính toán sẵn có dựa trên các báo cáo tài chính của các NHTM đã được kiểm toán và công bố công khai. Thông qua các chỉ số tài chính, nhà quản trị có cái nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có thể phân tích và so sánh tình hình tài chính giữa các NHTM.

Yêu cầu đặt ra là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp, phản ánh đúng bản chất về năng lực tài chính của các NHTM. Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (ROA và ROE) làm tiền đề cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM.

Lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) và Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) là hai chỉ tiêu tài chính được dùng trong đánh giá hiệu suất sinh lời phổ biến nhất của hoạt động ngân hàng (Judijanto và Khmaladze, 2003).

2.1.2.1. Khả năng sinh lời của tài sản


Khả năng sinh lời của tài sản (ROA – Returns On Assets) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại. Ngoài ra, ROA còn là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính nhằm ra quyết định huy động vốn.

Công thức tính: ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản


2.1.2.2. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu


Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE - Returns On Equity) là chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư và cổ đông quan tâm. Khi xem xét ROE, các nhà quản trị biết được một đơn vị vốn sở hữu đầu tư vào kinh doanh mang lại mấy đơn vị lợi


nhuận. ROE vừa liên quan đến chi phí lãi vay, vừa liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó nó được xem là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính. Trị số của ROE càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng trong đầu tư, cho vay càng hiệu quả và ngược lại.

Công thức tính: ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu


ROA, ROE càng cao càng tốt, tuy nhiên lãi quá cao không phải là tín hiệu tốt đối với các ngân hàng vì trong tình huống đó, ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro cao do lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro có mối quan hệ thuận chiều.

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

2.1.3.1. Các nhân tố bên ngoài Môi trường kinh tế

Đối với ngành ngân hàng, hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi môi trường kinh tế. Đây là nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh mà các ngân hàng không chủ động kiểm soát được.

Thông qua các nhân tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế; lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP, ... cho thấy được nền kinh tế đang tăng trưởng, phát triển hay suy thoái. Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng và đe dọa khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, hoạt động ngân hàng luôn lệ thuộc nhiều vào các hoạt động kinh tế chung của nền kinh tế xã hội.

2.1.3.2. Các nhân tố bên trong


Đề cập đến nhóm nhân tố vi mô tức là bàn về các nhân tố bên trong nội tại của NHTM. Bao gồm các nhóm nhân tố:



sản.

Nhóm nhân tố phản ánh quy mô ngân hàng


Quy mô của NHTM thường được biểu hiện qua vốn chủ sở hữu và tổng tài


Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp

ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Vốn chủ sở hữu là nguồn lực cơ bản chứng minh sức mạnh tài chính của NHTM, đóng vai trò quan trọng vừa đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, vừa quyết định quy mô hoạt động và chiến lược đầu tư. Nhiều chỉ tiêu hoạt động của NHTM bị ràng buộc với vốn chủ sở hữu như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản để đo lường mức độ an toàn vốn; Tỷ lệ tiền gửi/Tổng tài sản phản ánh nguồn vốn từ việc huy động tiền gửi của khách hàng, ... Do vậy, việc duy trì mức vốn chủ sở hữu tối thiểu luôn được các cơ quan chức năng kiểm soát ngân hàng quan tâm.

Tổng tài sản là những tài sản vật chất cụ thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau như tiền mặt tại két ngân hàng, tiền đang thu, chứng khoán các loại, cho vay các loại và các trang thiết bị cơ sở vật chất của ngân hàng. Đánh giá quy mô chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, tính đa dạng hoá trong tài sản, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng của dư nợ, tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn, … Để đảm bảo an toàn hoạt động, một NHTM phải cân đối giữa giá trị của tài sản có với giá trị tài sản nợ để tránh mất khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ phá sản.

Như vậy, quy mô và hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Một mặt quy mô quyết định đến tầm vóc và thể loại hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, các hoạt động của ngân hàng cũng tác động đến quy mô của ngân hàng.

Nhóm nhân tố phản ánh thu nhập và chi phí


NHTM là tổ chức tài chính hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận các ngân hàng thường có xu hướng cắt giảm chi phí (tiêu biểu là chi phí hoạt động) và tăng thu nhập.


Trong hoạt động truyền thống, thu nhập lãi từ hoạt động cho vay và huy động từ tiền gửi của khách hàng luôn là nguồn thu nhập chính mà các NHTM đặc biệt quan tâm, được đo lường thông qua chỉ tiêu: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản. Bên cạnh đó, nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi do thu từ dịch vụ, các kênh đầu tư sinh lời khác cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng, và đây cũng là nhân tố đa dạng hóa thu nhập được tính bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập hoặc tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản. Các tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận.

Ngoài ra còn có các chỉ tiêu phản ánh chi phí của ngân hàng: Hiệu quả chi phí lãi được thể hiện qua tỷ lệ chi phí lãi/Vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ chi phí lãi/Tổng tài sản; còn nhân tố hiệu quả chất lượng quản lý thông qua chi phí hoạt động đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoặc Chi phí hoạt động/Tổng tài sản. Đây là những thước đo thể hiện khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động ngân hàng, các tỷ lệ này càng thấp, chứng tỏ ngân hàng quản lý hoạt động tốt, tiết kiệm được nhiều chi phí để tăng lợi nhuận.

Do vậy, thông qua các chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí cũng phần nào đánh giá được khả năng sinh lời của ngân hàng, từ đó nêu lên được sự tác động của các nhân tố này lên hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Nhóm nhân tố phản ánh rủi ro tài chính


Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận là vấn đề mà các quản trị ngân hàng luôn cân nhắc kỹ lưỡng trong khi ra quyết định kinh doanh. Điều cần thiết các ngân hàng nên thực thi là việc đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng. Các chỉ tiêu đó bao gồm: Rủi ro tín dụng đo bằng tỷ lệ dự phỏng rủi ro/Dư nợ cho vay; Đòn bẩy tài chính bằng tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu, ...

Tóm lại, các yếu tố tác động cả bên trong lẫn bên ngoài thường rất phức tạp, đa dạng, ảnh hưởng đa chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.


2.2. Các công trình nghiên cứu trước đây


2.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước đã được công bố


(1) Nghiên cứu của Xiaoqing (Maggie) Fu và Shelagh Heffernan (2008), nghiên cứu về các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Trung Quốc, sử dụng mô hình hệ thống GMM gồm 4 biến phụ thuộc (EVA-Giá trị kinh tế tăng thêm; ROA-Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản; ROE-Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu; NIM-Thu nhập lãi cận biên) và 13 biến phụ thuộc trong đó có 3 biến định tính (INF-Tỷ lệ lạm phát hàng năm; GDP-Tăng trưởng kinh tế; U-Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm). Tác giả sử dụng mẫu tương đối lớn bao gồm 76 ngân hàng từ năm 1999 đến năm 2006, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến phụ thuộc ROA và ROE chịu tác động bởi EVA và NIM. Hai chỉ số chính của cải cách (DL-Ngân hàng niêm yết và FEI-Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài) không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động. Các số liệu thu thập được mang tính chất dự báo, những phát hiện này không phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, những thay đổi này có ảnh hưởng rất nhỏ đến quản trị công ty.

(2) Nghiên cứu của Mabwe Kumbirai and Robert Webb (2010), “Phân tích các chỉ số tài chính về hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Nam Phi”, tác giả sử dụng phương pháp mô tả, đo lường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Nam Phi trong thời gian 2005-2009, tuy nhiên ở Nam Phi chỉ có 05 ngân hàng lớn (FirstRand Bank, Absa, Nedbank, Standard và Imperial) là cung cấp đầy đủ các số liệu liên quan đến dịch vụ tài chính ngân hàng, còn lại tất cả các ngân hàng khác đều bị hạn chế về quy mô và giới hạn địa lý. Thêm vào đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp FRA - Financial Ratio Analysis để nghiên cứu, tuy nhiên ưu điểm chính của phương pháp phân tích các chỉ số tài chính là đo lường hiệu quả hoạt động của các chi nhánh trong một ngân hàng duy nhất. Việc sử dụng phương pháp FRA trong phạm vi cả nước là không phù hợp.

(3) Nghiên cứu của Syafri (2012) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM ở Indonesia. Đối tượng là các NHTM niêm yết trên sàn chứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022