pháp thay thế cho các loại sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu sử dụng lớn hoặc liên quan đến nhiều người.
Như trên đã nói, việc xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu không chỉ gây thiệt hại cho những người nắm quyền sở hữu mà còn làm phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế khác là các sản phẩm sao chép, nhái…lại có khả năng hấp dẫn vì giá rẻ, phù hợp với khả năng hiện tại của đa số người tiêu dùng. Để ngăn chặn tình trạng này cần thiết tìm ra cách khắc phục sự mâu thuẫn đó. Biện pháp khả thi nhất trọng thời điểm hiện tại là tạm giảm bớt sự căng thẳng giữa cung và cầu. Theo hướng đó cần phải mở các cuộc thương lượng giữa những người có nhu cầu khai thác, sử dụng với chủ sở hữu nhằm giảm giá bán hàng hóa, tăng lượng hàng cung cấp cho xã hội. Những người nắm giữ quyền ở hữu cần có sự nhượng bộ nhất định sao cho trên thị trường có đủ lượng hàng hóa với giá mà đa số người tiêu dùng có thể chấp nhận được.
Tóm lại, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam đã tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vẫn còn một số quy định cần tiếp tục phải được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và phù hợp hơn nữa với thông lệ quốc tế. Với những kiến nghị được đề cập đến, tác giả mong muốn đưa ra được những ý kiến đóng góp cho sự hoàn thiện của các quy định pháp luật về biện pháp dân sự áp dụng trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Qua đó hoàn thiện hơn cho hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền này, tạo ra những quy định chặt chẽ giúp cho cơ chế bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đạt hiệu quả tối ưu.
KẾT LUẬN
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự không chỉ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu, quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo của con người, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Đồng thời với việc quy định biện pháp dân sự để bảo vệ nhãn hiệu càng chặt chẽ sẽ càng thu hút sự quan tâm đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, góp phần nâng cao quá trình phát triển kinh tế quốc gia và hội nhập kinh tế. Điều này cho thấy việc nhà nước xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật trong đó có quy định về biện pháp bảo vệ nhãn hiệu cũng như các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nói chung có ý nghĩa to lớn và thiết thực.
Pháp luật quy định rằng, mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu có thể được áp dụng là biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm soát biên giới. Ở Việt Nam, các vụ vi phạm thường được lựa chọn giải quyết bằng con đường hành chính thông qua các biện pháp hành chính, biện pháp dân sự mặc dù về bản chất là phù hợp để điều chỉnh sự xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu nhưng trên thực tế lại không phát huy tác dụng, hiệu quả.
Trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các văn bản có liên quan đến lĩnh vực này đều đã có những quy định thể hiện sự nhìn nhận đánh, giá cao biện pháp dân sự trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, coi biện pháp dân sự là công cụ hữu hiệu giúp ích cho chủ thể quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, với quyền sở hữu công nghiệp. Trước thực trạng xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đang ngày càng tăng và thủ đoạn tinh vi thì các quy định này tương
đối đầy đủ để điều chỉnh trong giai đoạn hiện nay, đã đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như đáp ứng phần nào đòi hỏi của các tổ chức quốc tế hay điều ước quốc tế khi chúng ta tham gia và gia nhập. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những quy phạm chưa hợp lý và tương đồng với pháp luật quốc tế, diễn biến thực tế, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu để điều chỉnh hành vi xâm phạm hay chưa cụ thể, chi tiết đã gây khó khăn cho cơ quan xử lý pháp luật và cả những cá nhân, tổ chức có lợi ích cần được bảo vệ.
Trước thực tế trên, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp dân sự để bảo vệ nhãn hiệu, các quy định giải thích cụ thể hay hướng dẫn chi tiết cho việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đang là đòi hỏi lớn hiện nay. Để vấn đề này được giải quyết và đạt hiệu quả cao, cần có sự tăng cường phối hợp giữa cơ quan tòa án cùng với các cơ quan nhà nước chuyên môn để có được những giải pháp phù hợp, phấn đấu trong tương lai, Việt Nam sẽ có những quy định về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự hoàn thiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Xử Lý Vi Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Bằng Biện Pháp Dân Sự
- Những Tồn Tại Chủ Yếu Trong Hoạt Động Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Bằng Biện Pháp Dân Sự
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự - 13
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2000), Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/5 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2001), Thông tư số 49/2001/TT- BKHCNMT ngày 14/9 sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03 tháng 5 năm 2000 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
5. Chính phủ (1999), Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
6. Chính phủ (2005), Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12 về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội.
7. Chính phủ (2006), Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
8. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
9. Quốc hội (2001), Luật Hải quan, Hà Nội.
10. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
11. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
12. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
13. Nguyễn Thị Quế Anh (2004), "Nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Quế Anh (2005), "Một số ý kiến về các quy định liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật tố tụng dân sự và dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ". Kỷ yếu Hội thảo: Cơ chế thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Đại học quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ.03-KLĐHQGHN.
15. Vũ Ngọc Anh (2005), "Hải quan Việt Nam và vấn đề thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới", Hội thảo khoa học: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu Trí tuệ, Hà Nội.
16. Nguyễn Đình Chiến (2005), "Một số nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa vi phạm sở hữu trí tuệ và tội phạm hàng giả", Hội thảo khoa học: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu Trí tuệ, Hà Nội.
17. Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (2002), Nxb Bản đồ, Hà Nội.
18. Cục Sáng chế Nhật Bản, Trung tâm sở hữu công nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương, Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa - Cẩm nang dành cho doanh nhân, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam phát hành.
19. Cục Sáng chế Nhật Bản, Trung tâm sở hữu công nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương, Tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa và xử lý, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam phát hành.
20. Cục Sở hữu trí tuệ (2003), Hội thảo khoa học: Bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa tại Hoa Kỳ và Việt Nam, Hà Nội.
21. Cục Sở hữu trí tuệ (2005), "Báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ về tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam", Hội nghị toàn quốc: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Hà Nội.
22. Cục Sở hữu Trí tuệ (2006), Tăng cường sức mạnh cho danh nghiệp vừa và nhỏ, Hội thảo khoa học, ngày 13-14/03, Hà Nội.
23. Cục Sở hữu Trí tuệ (2007), Cục Sở hữu trí tuệ - 25 năm xây dựng và phát triển (1982-2007), Hà Nội.
24. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
25. Giáo trình Luật Dân sự (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
26. Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội.
27. Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hàng hóa 1994 (2002), Nxb Bản đồ, Hà Nội.
28. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2000 (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội.
29. Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 1995 (2002), Nxb Bản đồ, Hà Nội.
30. Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sỹ 1999 (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội.
31. Kamil Idris (2004), Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Nxb Bản đồ, Hà Nội.
32. Hương Lan (2006), "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, một chế định quan trọng trong Luật Sở hữu trí tuệ 2006", Tạp chí Công nghệ, (11).
33. "Lợi ích thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam" (2006), Báo điện tử Vietnamnet, ngày 20/3.
34. Nguyễn Văn Luật (2005), "Vai trò của tòa án nhân dân trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu Trí tuệ, Hà Nội
35. Nguyễn Văn Luật (2006), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học.
36. Phạm Duy Nghĩa (2006), "Từ cam kết TRIPS đến đàm phán gia nhập WTO", Thời báo kinh tế Sài Gòn, (9).
37. Shahid Alikhan (2006), Lợi ích kinh tế xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam phát hành.
38. Lê Mai Thanh (2006), Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học.
39. Thỏa ước Madrid 1891 và Nghị định thư Madrid 1989 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (2002), Nxb Bản đồ, Hà Nội.
40. Thông tấn xã Việt Nam (2001), BTA - Hiệp định thành công của Việt Nam và Hoa Kỳ, Hà Nội.
41. "Tên miền và thương hiệu theo pháp luật Mỹ" (2006), Báo điện tử Vietnamnet, ngày 10/3.
42. Nguyễn Thị Tình (2007), Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
43. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam phát hành.
44. Bản tin sở hữu trí tuệ số 33 (tuần từ 08/5 -14/5.2006), Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
TRANG WEB
45. http://irv.moi.gov.vn
46. http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov
47. http://www.nciec.gov.vn
48. http://www.vietnamnet.vn
49. http://www.vnanet.vn