Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong các loại nghiệp vụ ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ có độ rủi ro cao nhất. Rủi ro tín dụng là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả những ngân hàng hàng đầu thế giới đều phải đối mặt. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải đối mặt các loại rủi ro khác như rủi ro lạm phát, thị trường, lãi suất, hối đoái, tái đầu tư, thanh khoản, chính sách... nhưng nổi bật trong những năm gần đây vẫn là rủi ro tín dụng.

Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề luôn được các ngân hàng thương mại cổ phần (gọi tắt là TMCP) Việt Nam quan tâm hàng đầu, nhất là hiện nay khi Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới. Do đó, cần xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng là một đòi hỏi cần thiết để bảo đảm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế, tăng tính cạnh tranh trong môi trường hội nhập.

Tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, qua gần 05 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (viết tắt là SCB Đà Nẵng) đã dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng và phát triển, tập trung vào hoạt động tín dụng nhưng chất lượng tín dụng vẫn chưa cao, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng ngày càng gia tăng theo sự tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, việc ra đời trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp trong những năm gần đây cũng đã phần nào ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của SCB Đà Nẵng.

Xuất phát từ những lý do thực tiễn nêu trên và qua thời gian làm việc

tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn(viết tắt là SCB), tác giả nhận thấy yêu cầu đặt ra là cần có các biện pháp pháp lý cụ thể, riêng biệt để kiểm soát tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng trong thời gian tới đối với SCB Đà Nẵng.

Từ những khó khăn, vướng mắc kể trên với tình hình thực tế hiện nay, tác giả chọn đề tài “Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng)” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật học của mình. Đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng, cấp bách, có tính thực tiễn cao, đóng góp vào việc tìm ra các

biện pháp pháp lý hữu hiệu nhất , nhằm hoàn thiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

công tác quản trị rủi ro tín

dụng của hệ thống SCB nói chung và SCB Đà Nẵng nói riêng.

Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng - 2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tính đến nay, tại Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết, công trình, đề tài nghiên cứu khoa học về các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP và ngân hàng thương mại nhà nước (gọi tắt là TMNN). Từ đó, đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc của các quy định pháp luật cũng như đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng như tác giả TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, nhà xuất bản Thống kê; tác giả Lê Đức Thọ (2005), “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng TMNN ở nước ta hiện nay”, luận án Tiến sỹ; tác giả Hoàng Thị Hà (2011), “Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ”, đề tài báo cáo thực tập; tác giả Đỗ Thiên Anh Tuấn (2012), “Lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng Việt Nam”, tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 05…

Tuy nhiên, ở mỗi bài viết, công trình, đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đề cập dưới phương diện lý luận, nhìn nhận ở góc độ khác nhau, giải quyết

những vấn đề riêng biệt, đặc biệt là đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMNN. Các tác giả của các bài viết, công trình, đề tài nghiên cứu khoa học kể trên cũng đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống các ngân hàng TMNN Việt Nam một cách chung chung, chưa đi sâu chi tiết vào từng biện pháp pháp lý cụ thể để áp dụng cho các ngân hàng TMCP Việt Nam. Vì thế, có thể thấy rằng việc nghiên cứu về đề tài các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng) là một vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa trong tình hình thực tế hiện nay khi các hoạt động giao dịch diễn ra hằng ngày và kéo theo đó là hệ lụy của những rủi ro phát sinh khó lường trước.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm nhận thức rõ cơ sơ lý luận

về quản trị rủi ro tín dun

g , phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và chất

lượng công tác quản trị rủi ro tín dun

g tại SCB Đà Nẵng . Trên cơ sở lý luận

và phân tích thực trạng , đề xuất các biện pháp pháp lý nhằm hoàn thiêntác quản trị rủi ro tín dụng tại SCB Đà Nẵng trong thời gian đến.

3.2 Nhiệm vụ

công

Trên cơ sở mục đích đã xác định, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như làm rõ hơn về lý luận rủi ro trong hoạt động tín dụng của hệ thống pháp luật ngân hàng nói chung và tại SCB Đà Nẵng nói riêng; phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của SCB Đà Nẵng hiện nay để chỉ ra những nguyên nhân, tồn tại, bất cập trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại SCB Đà Nẵng; đề xuất một số biện pháp pháp lý, tạo ra khung pháp lý về rủi ro tín dụng để điều chỉnh công tác quản lý rủi ro tín dụng hiện nay tại SCB Đà Nẵng ngày càng tốt hơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu đề tài là một số vấn đề lý luận về quản lý rủi ro, hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn của luận văn Thạc sĩ luật học, việc nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung các vấn đề như nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro, hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP; tìm hiểu thực tiễn các quy định về quản lý rủi ro, hoạt động tín dụng tại SCB Đà Nẵng trong quá trình hoạt động thực tế thời gian qua.

4.2 Phạm vi

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hoạt động tín dụng.

Phạm vi về thời gian: Tác giả lấy số liệu từ năm 2008 đến hết 06 tháng đầu năm 2012.

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng và tìm ra các biện pháp pháp lý nhằm ngăn chặn rủi ro tại SCB Đà Nẵng.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; tư tưởng của C.Mac; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước về quản lý, hoạt động tín dụng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như phân tích; thống kê, tổng hợp; so sánh; điều tra khảo sát… Đồng thời, tác giả cũng dựa vào các cơ sở lý luận, các quan điểm, các vấn đề xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. Cụ thể như thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại SCB Đà Nẵng; ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng thông qua các Phụ lục

Phiếu thăm dò ý kiến về các vấn đề rủi ro tín dụng; các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng; trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng công tác tại SCB Đà Nẵng và các đồng nghiệp, các cán bộ công tác trong ngành tài chính, ngân hàng nói chung.

6. Tính mới, những đóng góp của đề tài và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đề tài

6.1 Tính mới, những đóng góp của đề tài

Các đề tài nghiên cứu trước đây đều đề cập đến các biện pháp chung nhất nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng nhà nước hoặc các ngân hàng liên doanh với nước ngoài, ít khi đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP của Việt Nam, đặc biệt là SCB Đà Nẵng. Bởi vì, tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng thì ngân hàng TMCP chiếm hơn 80% so với ngân hàng TMNN và ngân hàng liên doanh với nước ngoài.

Trên cơ sở phân tích từ thực tế hoạt động tín dụng của SCB Đà Nẵng, đề tài nêu ra những dấu hiệu nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề, tìm ra các nguyên nhân để từ đó có các kiến nghị thích hợp. Đặc biệt là tìm ra các biện pháp pháp lý có hiệu quả và khả thi, kịp theo sự phát triển về tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Ngoài ra, điểm nổi bật của đề tài là rút kinh nghiệm từ các nước trên thế giới thời gian qua mà các đề tài đã có trước đây chưa phân tích, chưa đề cập tới. Vì vậy, đề tài này sẽ nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn về rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam, từ đó góp phần hoàn thiện khung pháp lý về các biện pháp pháp lý để quản lý rủi ro tín dụng của SCB Đà Nẵng trong thời gian đến được tốt hơn.

6.2 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của SCB nói chung và SCB Đà Nẵng nói riêng. Tác giả phân tích thực trạng kết hợp với

các nghiên cứu, lý luận, tư duy cũng như kinh nghiệm bản thân, của các đồng nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, b i ệ n pháp nhằm bảo đảm tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và đề xuất các b i ệ n pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro, tác giả mong muốn những suy nghĩ, ý kiến đề xuất cá nhân và những gì mình học hỏi được sẽ giúp ích, góp phần nâng cao mức độ hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng tại SCB, nơi tác giả đang công tác. Xa hơn nữa, mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ được áp dụng trong hoạt động của SCB Đà Nẵng và các Chi nhánh SCB các khu vực miền Nam, miền Trung và miền Bắc của cả hệ thống SCB trong trong thời gian đến.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn gồm có ba chương chính như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng và các b i ệ n pháp pháp lý.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua.

Chương 3: Các b i ệ n pháp pháp lý sẽ áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Chương 1‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ


1.1 Khái niệm, các dấu hiệu nhận biết và các nguyên nhân rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng là một khái niệm pháp lý bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng là một trong các hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Bởi vì, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về “tín dụng” là gì là gì?

Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh credo có nghĩa là “tin tưởng, tín nhiệm” [5, 422]. Hoặc theo C. Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi về với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.

Theo chức năng hoạt động của ngân hàng Việt Nam hiện nay thì tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức khác); trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Như vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền

kinh tế. Trong quan hệ này ngân hàng là người cho vay đồng thời ngân hàng thông qua các sản phẩm tiền gởi của mình để thu hút vốn từ các chủ thể khác trong nền kinh tế...

Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về “rủi ro”. Tùy theo góc độ nghiên cứu mà chúng ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này hoặc tùy theo điều kiện khác nhau mà có cách nhìn nhận về rủi ro không giống nhau. Cụ thể:

Theo trường phái truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

Theo trường phái trung hòa: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến cho con người những tổn thất mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ.

Trước hết, xét dưới góc độ ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt giải thích “Rủi ro theo cách khái quát là rủi” [31, 1076]; theo Irving Preffer thì “rủi ro là tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” [32, 7] hoặc theo TS. Nguyễn Minh Kiều thì “rủi ro là một sự không chắc chắn” [9, 7]... Như vậy, rủi ro là những biến cố ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất, gây nên những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm cho con người và các hoạt động của con người. Trong khi đó, về phương diện pháp lý, theo Từ điển Luật học thì “rủi ro là sự thiệt hại, trở ngại có thể xảy ra” [20, 422]. Chúng ta có thể hiểu, rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro là một yếu tố khách quan nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những tác hại do chúng gây nên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023