biến chất một bộ phận công chức Nhà nước (do một số thủ đoạn TLBH phải có sự phối hợp, móc nối với những người có thẩm quyền trong các cơ quan Nhà nước), và thậm chí có thể dẫn đến thái độ xem thường pháp luật.
Từ những lý do trên, có thể kết luận rằng, trong giai đoạn hiện nay, TLBH đã trở thành một nguy cơ lớn cho xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường và do đó nó cần phải bị ngăn chặn bởi một cơ chế pháp lý vững chắc, hiệu quả.
1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ
Thứ nhất, nguyên tắc công khai minh bạch
Công khai minh bạch có vai trò hết sức quan trọng không chỉ nhằm đảm bảo cho hợp đồng BHNT được giao kết và thực hiện mà còn là một trong những nguyên tắc trong việc điều chỉnh pháp luật về TLBH.
Nguyên tắc công khai minh bạch thể hiện rõ nét nhất ở việc công khai minh bạch thông tin. Về phía DNBH phải đảm bảo cung cấp thông tin trung thực khi giao kết và thực hiện hợp đồng BHNT. Đối tượng hướng tới của DNBH khi công bố thông tin bao gồm khách hàng của DNBH; cơ quan giám sát và công chúng. Trước tiên, DNBH có trách nhiệm đảm bảo cho bên mua bảo hiểm hoàn toàn hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Bên cạnh đó, bên mua bảo hiểm có thể lường trước những khó khăn, rủi ro mà mình có thể gặp phải khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Và cuối cùng, DNBH không thể che giấu hoạt động của chính mình trước cơ quan giám sát và công chúng.
Bên cạnh đó khi tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng BHNT với DNBH, người tham gia bảo hiểm cũng phải kê khai trung thực những thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm và được bảo mật những thông tin này.
Cân bằng với những nghĩa vụ công khai minh bạch thông tin của DNBH, người tham gia bảo hiểm cũng phải trung thực trong công bố thông tin khi giao kết, thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho DNBH khi tính toán mức độ rủi ro bảo hiểm và ngăn chặn hành vi lừa dối, cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm để hạn chế TLBH.
Có thể bạn quan tâm!
- Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 2
- Một Số Vấn Đề Về Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ
- Biện Pháp Pháp Lý Hạn Chế Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ
- Kinh Nghiệm Điều Chỉnh Pháp Luật Về Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ Ở Một Số Nước Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam
- Trục Lợi Bảo Hiểm Từ Những Vi Phạm Trong Khâu Tư Vấn Bảo Hiểm – Tức Là Trục Lợi Bảo Hiểm Có Sự Liên Quan Hoặc Sự Thông Đồng Với Người
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Pháp Lý Hạn Chế Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Thứ hai, nguyên tắc mọi người không dám trục lợi BHNT
TLBH nói chung và trục lợi BHNT nói riêng là hành vi vi phạm pháp luật, do đó các chủ thể thực hiện hành vi TLBH phải chịu trách nhiệm pháp lý do chính hành vi TLBH của mình gây ra, đây là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể thực hiện hành vi TLBH thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ. Chính vì lẽ đó, pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT đưa ra các chế tài về dân sự, chế tài về hành chính, chế tài về hình sự đây là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể thực hiện hành vi TLBH thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những sự thiệt hại về tài sản, về nhân thân, về tự do… Như vậy, bên cạnh tính trừng phạt, những chế tài này còn mang tính chất răn đe, qua đó mọi người không dám thực hiện hành vi TLBH.
Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng
Trong giao kết và thực hiện HĐBH quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được bình đẳng với DNBH. Mặc dù nội dung nguyên tắc bình đẳng này được pháp luật ghi nhận, nhưng do đặc thù của quan hệ bảo hiểm, nhất là đối với BHNT khi người tham gia bảo hiểm thường là từng cá nhân riêng lẻ thì DNBH thường có vị thế mạnh hơn khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Do đó, đối với những vụ việc có hành vi trục lợi khi áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp bảo hiểm có dấu hiệu TLBH nguyên tắc bình đẳng phải được đặc
biệt coi trọng, tránh tình trạng vì DNBH có vị thế mạnh hơn khi giao kết và thực hiện hợp đồng mà khi giải quyết tranh chấp cơ quan xét xử lại ưu tiên đứng về phía người mua bảo hiểm.
1.2.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ
1.2.3.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người mua BHNT là một quy định điều chỉnh về trục lợi BHNT là vì các thủ đoạn TLBH thông thường được thực hiện dưới những hình thức đưa ra những thông tin sai lệch, bị bóp méo để thu về những khoảng lợi bất chính từ phía DNBH. Đó có thể là hành vi cố tình che giấu thông tin về sức khoẻ hoặc là hành vi đưa ra những thông tin gian dối về tình trạng bệnh tật, tử vong của người được bảo hiểm…Cho nên, việc đặt ra nghĩa vụ cung cấp thông tin theo pháp luật KDBH đã tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm bắt buộc người mua bảo hiểm phải minh bạch hoá những thông tin về mình và những chủ thể khác như người thụ hưởng, người được bảo hiểm (nếu có). Điều này dẫn đến hệ quả là, bất kỳ sự vi phạm nào đối với nghĩa vụ này đều là cơ sở để DNBH áp dụng các chế tài theo quy định của pháp luật như là một sự chống lại các hành vi gian dối, lừa đảo này.
Cơ sở hình thành nên quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ thương mại nói chung là tất cả các giao dịch kinh doanh cần thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trong thực tế, các bên khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan lừa đảo nào. Điều này không có nghĩa rằng, người bán phải có nghĩa vụ chỉ ra các khiếm khuyết đối với sản phẩm mà họ bán ra, tuy nhiên, khi giới thiệu, thông báo hoặc trả lời câu hỏi, người bán hàng phải đưa ra
những câu trả lời trung thực. Mặt khác, trong hoạt động KDBH nói chung, DNBH không bán sản phẩm hữu hình mà bán sản phẩm vô hình, sản phẩm có thể hình thành hoặc không hình thành trong tương lai. Tại thời điểm bán bảo hiểm, “sản phẩm” bảo hiểm là chưa có. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh của DNBH, pháp luật KDBH phải tuân thủ nguyên tắc trung thực, tuyệt đối và phải có những quy định phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh này. Để tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối, người mua bảo hiểm phải có trách nhiệm khai báo cho DNBH biết về mọi yếu tố liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Nếu trong hợp đồng mua bán thông thường, nguyên tắc thông báo trước (về hàng hóa được đem ra bán) luôn luôn được áp dụng đối với bên bán, và hai bên mua, bán đều biết được (bằng mắt thường) về đối tượng của quan hệ mua bán, thì trong HĐBH cả bên mua và bên bán đều không thấy được bằng mắt thường sản phẩm mà mình mua, bán tại thời điểm giao kết hợp đồng. Đặc biệt, trong quan hệ mua bán này, chỉ có một bên (bên yêu cầu bảo hiểm - bên mua bảo hiểm) biết rõ các đặc điểm có thể liên quan đến rủi ro đối với đối tượng mà mình yêu cầu bảo hiểm, còn bên kia (người bảo hiểm - DNBH) thường không biết được những điều đó. DNBH gần như phụ thuộc hoàn toàn vào những thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và quyết định thái độ của mình trong việc có chấp nhận bảo hiểm hay không. Do hoạt động KDBH có đặc điểm các chủ thể thực hiện hoạt động KDBH phải là những chủ thể có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định trong lĩnh vực bảo hiểm nên sự am hiểu của họ trong lĩnh vực này tốt hơn bên mua bảo hiểm. Vì vậy, họ cũng phải có nghĩa vụ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến dịch vụ bảo hiểm mà họ cung ứng. Để quán triệt đặc trưng này của bảo hiểm, pháp luật bảo hiểm Việt Nam đã cụ thể hóa nguyên tắc này tại Điều 19 Luật KDBH. Ngoài ra, còn phải kể đến một đặc thù: hoạt động KDBH là hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, kỹ thuật
BHNT mang tính trừu tượng và khó hiểu. Các quy tắc, điều khoản bảo hiểm chứa đựng những thuật ngữ chuyên ngành thường khó hiểu, nên dẫn đến việc một số khách hàng khó nắm được nội dung của nó. Như vậy, nếu thiếu sự cung cấp các thông tin liên quan đến HĐBH, bên mua bảo hiểm khó có thể đi đến quyết định giao kết hợp đồng.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 18, Luật KDBH thì: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH”[27]. Và để đảm bảo nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hoạt động KDBH, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin mà họ đưa ra. Tuy nhiên, như đã trình bày, chỉ có DNBH là người biết rõ nhất sản phẩm bảo hiểm mà mình bán ra, bao gồm những thông tin nào là cần thiết cho việc hình thành nên quan hệ HĐBH, do vậy, pháp luật cho phép bên mua bảo hiểm phải cung cấp các thông tin liên quan đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH.
Ngoài ra trách nhiệm cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm còn được quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 18 Luật KDBH: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH”[27].
Việc người tham gia bảo hiểm thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp thông tin là cơ sở cho DNBH đánh giá rủi ro, chấp nhận bảo hiểm hay không và thuận theo thỏa thuận của cụ thể về một số HĐBH hoặc khi xảy ra những thay đổi đến việc thực hiện hợp đồng đặc biệt là những yếu tố liên quan tới thông tin trọng yếu đã cung cấp khi giao kết hợp đồng đến cả những thay đổi làm gia tăng rủi ro thì bên mua bảo hiểm phải thông báo ngay cho DNBH.
Hậu quả pháp lý của việc cung cấp thông tin sai sự thật:
Việc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm nhằm giao kết HĐBH để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường thực chất cũng là một hành vi lừa dối. Bởi một hành vi bị coi là lừa dối khi giao kết hợp đồng thông thường được xác định dựa trên các tiêu chí sau: đưa ra thông tin sai lệch về một sự việc; bản thân người đưa ra thông tin biết rõ rằng thông tin đó sai lệch sự thật; với chủ ý làm cho người nghe tin vào thông tin đó; người nhận thông tin đã tin tưởng vào thông tin đó nên giao kết hợp đồng và có thiệt hại xảy ra. Nói cách khác, lừa dối là việc một bên có những thủ đoạn (che giấu thông tin, cung cấp thông tin sai lệch) nhằm làm cho bên kia nhầm lẫn và vì vậy đã giao kết hợp đồng. Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định hành vi lừa dối bao gồm hai yếu tố cấu thành: yếu tố cố ý (lừa dối là một hành vi cố ý, bên này chủ ý lừa dối bên kia) và yếu tố hiện thực (phải có thủ đoạn gian dối - sự cố ý không cung cấp thông tin quan trọng mà nếu biết được thông tin đó thì người kia đã không ký kết hợp đồng).
Tuy nhiên, HĐBH là một loại hợp đồng chuyên biệt nên hậu quả pháp lý của hành vi này sẽ chịu sự điều chỉnh của luật riêng - Luật KDBH, trừ khi Luật riêng không quy định hoặc dẫn chiếu tới Luật chung - Bộ luật dân sự. Đối với hành vi lừa dối, Luật KDBH có những quy định sau:
Nếu là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm sẽ áp dụng Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH: “DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
+ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường.
+ Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho DNBH theo qui định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này” (Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH)”.
Còn là hành vi lừa dối khác thì áp dụng khoản 1 Điều 22 Luật KDBH: “HĐBH vô hiệu trong các trường hợp… Bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng…”.
Như vậy, về hậu quả pháp lý về việc cung cấp thông tin sai sự thật của bên mua bảo hiểm khi giao kết HĐBH có hai cách xử lý khác nhau cùng được quy định trong Luật KDBH.
1.2.3.2. Quy định về xử lý vi phạm hợp đồng bảo hiểm đối với đại lý bảo hiểm
Khi phát hiện ĐLBH có hành vi vi pham
về HĐBH , có dấu hiệu TLBH
tất cả công ty bảo hiểm đều cần phân tích , đánh giá về tài li ệu, chứ ng cứ co
trong hồ sơ vu ̣việc và căn cứ vào những quy điṇ h trong HĐBH, hơp
đồng đai
lý, quy điṇ h của pháp lu ật để xác điṇ h trách nhi ệm của mình đối với hành vi
vi pham
của ĐLBH.
Theo Điều 84 Luật KDBH, quan hệ giữa DNBH và đaị lý là quan hệ ủy
quyền trên cơ sở hơp đồng đaị lý , trong đó , Bên ủy quyêǹ là DNBH , Bên
đươc
ủy quyền là ĐLBH . Với tính chất quan h ệ ủy quyền này , khi Đaị lý co
hành vi vi phạm, trách nhiệm của DNBH đối với khách hàng sẽ đươc xem xet́
dưa
trên những quy điṇ h pháp lý sau:
Điều 88 Luật KDBH quy điṇ h: “Trong trường hơp
ĐLBH vi pha m
hơp
đồng ĐLBH, gây thiệt haị đến quyền , lơi
ích hơp
pháp của người đươc
bảo
hiểm thì DNBH vân
phải chiu
trách nhi ệm về HĐBH do ĐLBH thu xếp giao
kết; ĐLBH có trách nhiệm bồi hoàn cho DNBH các khoản tiền mà DNBH đa
bồi thường cho người đươc bảo hiêm”̉ [27].
Điểm e, Khoản 2 Điều 29 Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy điṇ h “DNBH có nghĩa vụ chịu trách nhi ệm về những thi ệt haị hay tổn thấ t do hoaṭ đ ộng
ĐLBH của mình gây ra theo thỏa thu ận trong hơp̣
Điều 35 Thông tư 135/2012/TT- BTC Hướng dân
đồng ĐLBH” [6]. Khoản 2
triển khai sản phẩm bảo
hiểm liên kết đơn vi ̣quy điṇ h “DNBH phải chiu trách nhi ệm về những thi ệt
hại hay tổn thất do hoaṭ đ ộng đaị lý của mình gây ra theo thỏa thu ận taị hơp̣ đồng đaị lý”[3].
Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định “Bên ủy quyền chịu trách
nhiệm về cam kết do bên đươc
ủy quyền thưc
hi ện trong pham
vi ủy quyề n"
Khoản 2 Điều 586 và “Bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho người
thứ ba biết về vi ệc bên ủy quyền chấm dứ t thưc
hi ện hơp
đồng ủy quyền , nếu
không thông báo thì hơp
đồng với người thứ ba vân
có hi ệu lưc
, trừ trườn g
hơp
người thứ ba biết ho ặc phải biết về vi ệc hơp
đồng ủy quyền bi ̣chấm
dứ t”[29] - Khoản 1 Điều 588.
Như vậy, khi ĐLBH vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm về HĐBH do ĐLBH thu xếp giao kết; ĐLBH có trách nhiệm bồi hoàn cho DNBH các khoản tiền mà DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp ĐLBH vi phạm.
1.2.3.3. Quy định về chế tài xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm
Xét dưới góc độ pháp lý, TLBH là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra, phương thức và thủ đoạn thực hiện... mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý về dân sự theo