Kinh Nghiệm Điều Chỉnh Pháp Luật Về Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ Ở Một Số Nước Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam

quy định của Luật KDBH và Bộ luật Dân sự 2005 với chế tài đình chỉ HĐBH; từ chối chi trả tiền bảo hiểm, bồi thường hoặc chế tài hợp đồng vô hiệu như đã phân tích ở phần trên. Đối với những trường hợp người thực hiện hành vi TLBH đã được chi trả bảo hiểm, hay nhận tiền bồi thường, người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất đến 100 triệu đồng đối vớ cá nhân theo Nghị định 98/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy về các tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô, tội nhận hối lộ... bởi mặc dù Bộ luật Hình sự sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 1015 có quy định về Tội gian lận trong KDBH nhưng đến ngày 01/07/2016 mới có hiệu lực thi hành, do vậy tại thời điểm này theo thì hành vi TLBH chưa được điều chỉnh bởi một Điều luâṭ cụ thể nào.

1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Có một thực tế là thị trường bảo hiểm càng phát triển thì mức độ trục lợi càng nghiêm trọng, thủ đoạn càng tinh vi khiến cho việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử càng trở nên khó khăn. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới rất khó để xác định chính xác những tổn thất, thiệt hại từ TLBH. Không giống như các tội phạm có thể nhìn thấy như cướp hoặc giết người, TLBH được thực hiện bởi những đối tượng khác nhau khó có thể phát hiện. Như vậy, số lượng các trường hợp TLBH được phát hiện là thấp hơn nhiều so với số lượng các trường hợp TLBH được thực hiện.

Nhìn chung, pháp luật các nước, đặc biệt là trong nửa cuối của thế kỷ XX, đã công nhận TLBH như một tội phạm nghiêm trọng, và đã có những nỗ lực để trừng phạt và ngăn chặn hành vi này.

Tại Hoa Kỳ, TLBH được phân loại như là một tội phạm trong mọi bang. Năm 1995 Đạo luật TLBH mô hình (Model Insurance Fraud Act) ra đời. Đạo

luật đưa ra mô hình toàn diện cho tiểu bang, bao gồm các quy định về: xác định trục lợi, hình phạt, bồi thường, biện pháp dân sự, miễn thực hiện nghĩa vụ dân sự về tội gian lận báo cáo và yêu cầu pháp lý cho công ty bảo hiểm… Mười lăm bang đã áp dụng nó hoàn toàn hoặc một phần. Mô hình này cung cấp hành lang pháp lý cho công ty bảo hiểm, người tiêu dùng quản lý và thực thi pháp luật[36].

Bên cạnh đó, các Liên minh chống TLBH (Coalition Against Insurance Fraud) được thành lập vào năm 1993 để hỗ trợ chống TLBH. Liên minh chống TLBH bao gồm các tổ chức bảo hiểm, người tiêu dùng, các cơ quan chính phủ và các cơ quan lập pháp làm việc để ban hành luật chống TLBH, giáo dục công chúng, và cung cấp tư vấn chống TLBH. Tổ chức này thu thập thông tin về TLBH, là nơi người tiêu dùng có thể tìm thấy những cảnh báo lừa đảo về bảo hiểm và làm thế nào để tự bảo vệ mình. Liên minh trao quyền cho người tiêu dùng để chiến đấu chống TLBH nhằm phát hiện tốt hơn tội phạm này và ngăn cản nhiều người thực hiện hành vi TLBH. Liên minh thực hiện nhiệm vụ của mình với một kho dữ liệu lớn và liên tục mở rộng các công cụ thực hành: Thông tin, nghiên cứu, dữ liệu, dịch vụ và cái nhìn sâu sắc như một tiếng nói hàng đầu của cộng đồng chống gian lận, TLBH[41].

Tại đây 19 tiểu bang yêu cầu bắt buộc phải có kế hoạch chống TLBH. Điều này đòi hỏi các công ty để hình thành chương trình chống TLBH và trong một số trường hợp thành lập các đơn vị điều tra để phát hiện TLBH. 41 tiểu bang có văn phòng trục lợi. Đây là những cơ quan thực thi pháp luật thực hiện chức năng điều tra xem xét các báo cáo gian lận trục lợi và bắt đầu quá trình truy tố.

Cụ thể, để phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống trục lợi, người ta đã thành lập Phòng Giải quyết trục lợi (Fraud Bureau) trực thuộc cơ quan

quản lý của mỗi tiểu bang, bao gồm các nhân viên là những sĩ quan cảnh sát, điều tra viên chuyên ngành hay những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều tra, đánh giá tổn thất, giải quyết bồi thường tại các DNBH. Cơ quan này phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử những hành vi TLBH[42].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã đưa ra một danh sách cần được thực hiện cho quản lý công ty phù hợp hơn để chống lại khả năng bị lừa. Danh sách đó bao gồm: Hiểu được rằng có một khả năng cao cho TLBH xảy ra; Nhận thức được sự nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của TLBH; Hiểu được tầm quan trọng của quá trình tuyển dụng và tầm quan trọng của việc thuê các cá nhân trung thực; Đưa ra các thủ tục và chính sách để nắm bắt và đối phó với các cá nhân cố gắng để TLBH.

Tại Canada, Cục phòng chống tội phạm bảo hiểm (The Insurance Crime Prevention Bureau) [43] được thành lập vào năm 1973 để giúp chống TLBH. Tổ chức này thu thập thông tin về TLBH, và cũng thực hiện điều tra. Khoảng một phần ba các cuộc điều tra dẫn đến kết án hình sự, một phần ba từ chối yêu cầu bồi thường, và một phần ba còn lại là kết quả trong thanh toán yêu cầu bồi thường.

Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 6

Tại Vương quốc Anh, một phần lớn của Đạo Luật Dịch vụ tài chính năm 1986 đã được ban hành để giúp ngăn trục lợi. Văn phòng trục lợi nghiêm trọng (The Serious Fraud Office), được thành lập năm 1987 theo Đạo luật hình sự tư pháp, được thành lập để "cải thiện việc điều tra và truy tố gian lận trục lợi nghiêm trọng và phức tạp."[44]

Đạo luật trục lợi năm 2006 (Fraud Act 2006) cụ thể được ban hành xác định trục lợi như một tội phạm. luật đưa ra một định nghĩa của tội phạm trục lợi, định nghĩa nó trong ba phần: gian lận trục lợi của đại diện giả, trục lợi

bằng cách không tiết lộ thông tin, và sự trục lợi của lạm dụng vị trí. Đạo luật này xác định các hình phạt về tội trục lợi như phạt tiền, phạt tù lên đến mười năm, hoặc cả hai. Đạo luật này chủ yếu là thay thế các luật liên quan đến lấy tài sản bằng cách lừa dối, đạt được lợi thế bằng tiền và các tội khác đã được tạo ra theo Đạo Luật Theft 1978[37].

Đạo luật quy định một hành vi được coi là phạm tội trục lợi xảy ra, thì người đó phải có hành động không trung thực, và họ phải có hành động với mục đích đem lại lợi ích riêng cho bản thân hay bất cứ ai khác, hoặc gây lỗ (hay nguy cơ lỗ) cho người khác.

Tại Trung Quốc Điều 131 Luật bảo hiểm Trung Quốc quy định: "Người giao kết HĐBH, người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm có hành vi TLBH sẽ bị coi là tội phạm và chịu sự điều tra của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật"[45].

Tóm lại, từ những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật nhằm hạn chế TLBH ở một số nước như Hoa Kỳ, Anh, Canada… có thể đưa ra một số nhận xét và rút ra được một số kinh nghiệm về TLBH đối với Việt Nam hiện nay như sau: Cần quy định TLBH là một tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự; Thành lập đơn vị điều tra về TLBH, ví dụ như: ở Hoa kỳ thành lập Phòng Giải quyết trục lợi, Canada có Cục phòng chống tội phạm bảo hiểm, ở Vương quốc Anh là Văn phòng gian lận nghiêm trọngđể phát hiện và giải quyết TLBH; Nên đưa ra cơ chế để các DNBH thực hiện nhằm mục đích chống TLBH và tăng cường sự phối hợp giữa nhiều bên như DNBH, các cơ quan chức năng có liên quan, khách hàng… để cùng tham gia vào công cuộc chống TLBH.

Kết luận chương 1


Việc tìm hiểu lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT và khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT cho phép đưa ra những kết luận sau:

1. Trục lợi BHNT là hành vi gian dối được tiến hành bởi các chủ thể tham gia vào quan hệ BHNT : những cá nhân bên mua bảo hiểm , những cá

nhân thuộc DNBH hoăc

đại diên

DNBH trong quá trình giao kết , thực hiên

hợp đồng BHNT có mục đích thu được những khoản lợi bất chính . Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT là các biện pháp hạn chế trục lợi trong lĩnh vực BHNT trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT (vận dụng, áp dụng khoa học các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT).

2. Trục lợi BHNT là một hành vi rất nguy hiểm cho xã hội và chứa đựng nhiều nguy cơ đe doạ đến sự phát triển của hoạt động KDBH nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, xuất phát từ sự nhận thức này mà trục lợi BHNT phải được điều chỉnh bằng pháp luật nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT. Pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT được quy định dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là công khai minh bạch, mọi người không dám trục lợi BHNT và bình đẳng; thể hiện qua một số nội dung cơ bản như: Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm cho DNBH trước khi giao kết HĐBH, quy định về xử lý vi phạm HĐBH đối với ĐLBH và quy định về chế tài xử lý hành vi TLBH.

3. Trên thế giới, để hạn chế tình trạng TLBH thì phần lớn các quốc gia đều coi TLBH là một tội phạm; thành lập đơn vị điều tra về TLBH và tăng cường sự phối hợp giữa nhiều bên tham gia vào công cuộc chống TLBH, điển hình là Hoa Kỳ, Canada, Vương Quốc Anh…

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay


2.1.1. Trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm


2.1.1.1. Người tham gia bảo hiểm có hành vi che dấu, làm sai lệch thông tin khi yêu cầu tham gia bảo hiểm

Đối với nhóm hành vi này, phần lớn thể hiện ở việc:

- Người bệnh đã bi ̣chuẩn đoán và /hoặc điều tri ̣các b ệnh như ung thư, bệnh tim, viêm gan, tiểu đường, bị tâm thần /động kinh, HIV, AIDS... hay bi

nghiện ma túy ho ặc mươn thẻ bảo hiêm̉ y tế /chứ ng minh nhân dân của người

khác để khám , chữa bệnh hiểm nghèo (ung thư, viêm gan, tim...) sau đó ́i yêu cầu mua bảo hiểm;

Điển hình là việc: Bà M mua một hợp đồng BHNT của công ty D với STBH 40 triệu đồng. Dựa trên hồ sơ sức khỏe tự khai, bà M hoàn toàn đủ tiêu chuẩn và công ty bảo hiểm đồng ý BHNT cho bà M. Sau khi phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm cho bà được 23 ngày, công ty BHNT nhận được yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm vì bà M đã “đột tử”. Gia đình bà M gửi cho công ty bảo hiểm một giấy chứng tử của bà M với nguyên nhân là “đột tử”, một bản tường trình về tình huống tử vong, chứng minh bà M trước khi qua đời hoàn toàn “khỏe mạnh”, không có bệnh tật gì (có xác nhận của công an thị trấn nơi bà M cư trú). Sau tám tháng liên tục điều tra, công ty bảo hiểm phát hiện bà M nhập viện điều trị bệnh u não 3 lần với một tên khác (là tên người chị bà M mà người này vẫn sống khỏe mạnh tại một địa phương khác)[32].

- Người bệnh không kê khai các thông tin quan trong liên quan đêń thói

quen (như uống rươu

, hút thuốc), sứ c khoẻ , tài chính... trong hồ sơ yêu cầu

bảo hiểm. Chẳng hạn, người mua bảo hiểm tham gia HĐBH với số tiền lớn so với khả năng tài chính, hoàn cảnh kinh tế của mình.

Tiểu biểu cho trường hợp này là ông Lê Đình Thảo mua BHNT có giá trị bảo hiểm cao nhất tỉnh Long An gây xôn xao dư luận. Ông Thảo đứng tên hai hợp đồng BHNT dài hạn (21 năm) ở loại hình “An gia tài lộc” tổng giá trị bảo hiểm lên đến trên 2,05 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm phải đóng trên 270 triệu đồng/năm. Nhưng thực tế ông Thảo không phải là người giàu có chỉ buôn bán bánh kẹo kiếm cơm từng bữa đang sống trong một căn nhà cấp 4 và đi vay mượn tiền để mua bảo hiểm với giá trị lớn đó. Hiện nay ông Thảo đang phải đối mặt với nguy cơ mất hàng trăm triệu đồng khi không đủ tiền để tiếp tục đóng phí. Và ông Thảo nói rằng mình bị bà Vũ Phương Doanh lừa mua bảo hiểm (Bà Doanh là ĐLBH của công ty BHNT Long An). Ngược lại, bà Doanh khẳng định ông Thảo tự nguyện mua bảo hiểm[22]…

- Hoặc một thủ đoạn khác là người đã qua đời nhưng chưa khai tử, thân nhân liền lập hồ sơ mua bảo hiểm cho người quá cố. Sau khi HĐBH có hiệu lực, gia đình mới tiến hành khai tử cho người quá cố, thay đổi ngày qua đời sao cho khớp đúng vào thời gian hợp đồng có hiệu lực, nộp các giấy tờ liên quan, làm thủ tục yêu cầu công ty bảo hiểm giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Thậm chí có xảy ra những trường hợp cố tình hủy hoại cơ thể sau khi mua bảo hiểm với số tiền lớn.

Điển hình cho thủ đoạn này là trường hợp tai nạn giao thông của ông Vũ Quang Uông (sinh năm 1945) trú tại xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương bị tai nạn ở phố Giẽ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, làm ông Uông bị gãy chân trái cho chiếc xe máy đè lên. Sau đó ông Uông được đưa về

bệnh viện Việt Đức cứu chữa. Ông liên tục đề nghị được “cắt chân” nhưng bị bệnh viện từ chối. Cuối cùng thông qua người thân là Vũ Quang Huy ông Uông được chuyển vào Bệnh viện Quân y 7 và đã được cắt 1/3 cẳng chân trái do bị nhiễm trùng hoại tử. Trước khi bị nạn ông Uông đã mua HĐBH của Prudential nếu bị tai nạn phải cắt 1 chân hoặc tay thì được bồi thường lên tới 750 triệu. Việc mua các HĐBH được chính con trai của ông Uông là Vũ Trung Thành thực hiện. Sau gần 7 tháng từ khi tai nạn Thành mới báo cho Prudential làm thủ tục bồi thường cho bố. Khi công an Hải Dương xác định “Chưa đủ cơ sở để kết luận ông Vũ Quang Uông bị tai nạn giao thông đường bộ” Prudential đã từ chối thanh toán bảo hiểm. Vụ việc được ông Uông khởi kiện ra tòa và tòa án nhân dân Hải Dương đã xử buộc Prudential phải bồi thường cho ông Uông 750 triệu đồng. Không đồng ý với phán quyết định trên của Tòa sơ thẩm, Prudential đã đề nghị vụ việc được đưa ra xét xử tại Tòa phúc thẩm. Phiên phúc thẩm được mở, hội đồng xét xử giữ nguyên án sơ thẩm, đồng thời chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc Prudential phải trả thêm trên 120 triệu đồng là khoản lãi phát sinh từ số tiền mà bị đơn phải bồi thường theo phán quyết của TAND tỉnh Hải Dương[8].

2.1.1.2. Người thụ hưởng bảo hiểm gian lận để được giải quyết quyền lơi bảo hiêm̉


Nhóm hành vi này , thường biểu hi ện ở vi ệc người yêu c ầu giải quyết

quyền lợi bảo hi ểm hơp lý hóa hồ sơ chứ ng từ yêu cầu giải quyêt́ quyêǹ lơi

bảo hiểm, người được bảo hiểm bi ̣tử vong do b ệnh trong thời gian bảo hiểm

tạm thời hoặc trong vòng 12 tháng (đối với các hơp

đồng có áp dun

g thời gian

chờ 12 tháng) kể từ ngày HĐBH phát sinh hi ệu lưc

nhưng laị l ập hồ sơ chết

do tai nan

sinh hoaṭ , ngã xuống giếng, chết đuối; ...tạo dựng sự kiện bảo hiểm

giả (tạo dựng sự ki ện người đư ợc bảo hiểm tử vong không có thật, xây mộ

giả, tạo hiện trường tai nan giao thông giả...). Cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023